Thursday, July 28, 2016

Tiêm kích tàu sân bay J-15 rơi khi huấn luyện, phi công thiệt mạng

Tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP) đưa tin, tiêm kích J-15 do Trung Quốc sản xuất, chuyên sử dụng trên tàu sân bay đã bị rơi hồi tháng 4 trong khi đang huấn luyện.

Vụ tai nạn có thể đe dọa nghiêm trọng đến tham vọng chế tạo máy bay chiến đấu cho tàu sân bay cũng như phủ bóng đen lên chiến lược hải quân nước xanh của Trung Quốc.

  Tiêm kích tàu sân bay J-15 rơi khi huấn luyện, phi công thiệt mạng - Ảnh 1

Tiêm kích tàu sân bay J-15 của Trung Quốc. Ảnh: AP.

J-15 là chiến đấu cơ chủ lực trên tàu sân bay Liêu Ninh, vốn được tân trang từ một tàu sân bay cũ của Ukraine và các tàu sân bay nội địa khác được Bắc Kinh chế tạo.

Theo Đài phát thanh quốc gia Trung Quốc (CNR) ngày 27/7, máy bay J-15 đã bất ngờ gặp sự cố lúc đang tập hạ cánh tại khu vực mô phỏng đường băng trên tàu sân bay. "Khi phi công Zhang Chao đang thực hiện nhiệm vụ hạ cánh vào ngày 27/4 thì phát hiện hệ thống điện tử điều khiển máy bay gặp trục trặc", CNR cho biết.

CNR nói thêm: "Trong thời khắc nguy hiểm. Phi công Zhang đã cố gắng cứu máy bay nhưng không thành công. Phi công đã thiệt mạng do chấn thương trong quá trình nhảy dù xuống mặt đất".

Chuyên gia quân sự tại Macao Antony Wong Dong cảnh báo, vụ tai nạn chết người trên cho thấy J-15 vẫn chưa thể đạt tiêu chuẩn trang bị cho tàu sân bay. Đây là một sự thất vọng lớn đối với Hải quân Trung Quốc.

“Giống vụ tai nạn xảy ra trong quá trình bay thử nghiệm Su-27 vào những năm 1980, lý do đằng sau vụ tai nạn J-15 có thể là một thất bại trong hệ thống kiểm soát bay hoặc một vấn đề về chất lượng sản xuất”, chuyên gia Wong nói.

  Tiêm kích tàu sân bay J-15 rơi khi huấn luyện, phi công thiệt mạng - Ảnh 2

Tiêm kích J-15 có thể mang theo tên lửa và bom dẫn đường.

Tạp chí quốc phòng Kanwa có trụ sở tại Canada hồi tháng Giêng đưa tin rằng chương trình phát triển tiêm kích J-15 bị tụt hậu quá xa so với yêu cầu của Hải quân Trung Quốc.

Trong giai đoạn năm 2012-2015, Tập đoàn máy bay Thẩm Dương, đơn vị phụ trách việc sản xuất tiêm kích J-15 cũng không thể bàn giao quá 10 máy bay.

Các nhà quan sát quân sự từng gợi ý rằng quân đội Trung Quốc nên cân nhắc lại kế hoạch phát triển J-15, nhưng ông Wong cho rằng điều này sẽ không xảy ra. "Cho đến nay, Trung Quốc chưa có máy bay nào có khả năng thay thế J-15. Do đó, quân đội Trung Quốc không thể từ bỏ kế hoạch mà buộc phải tiếp tục chế tạo tiêm kích này".

Bản tin trên CNR cũng cho biết, phi công Zhang (29 tuổi) là người ở tỉnh Hồ Nam, chỉ mới được thăng hàm thiếu tá hải quân trong tháng này. Zhang được đánh giá là phi công thuộc loại giỏi của quân đội Trung Quốc.

Năm ngoái, Bộ Quốc Phòng Trung Quốc nói Bắc Kinh đang chế tạo tàu sân bay thứ hai. Tàu sân bay có thể được thiết kế để các máy bay cấ cánh theo kiểu nhảy cầu, phù hợp với tiêm kích J-15.

Theo giới phân tích, tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc sẽ sẵn sàng hoạt động vào năm 2020.

Đăng Nguyễn

Let's block ads! (Why?)

No comments:

Post a Comment