Thursday, July 28, 2016

Đột nhập lớp học ‘Dược sỹ trăm triệu’ của Đại học Quốc tế Hồng Bàng

Hc cho có bng

Để có một cái nhìn chân thực nhất về các lớp học liên thông chui của Đại học Quốc tế Hồng Bàng tại Hà Nội, phóng viên báo Người Đưa Tin đã tìm cách để vào lớp học. Nói vậy, nhưng thực chất thì chẳng ai quản lý số lượng người đang học.

Giữa sân của cơ sở trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng thuê tại 131 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, một quán trà đá được mở. Chủ của quán trà đá này nói, quán chủ yếu chỉ đông khách vào ngày cuối tuần, mở ra chủ yếu cũng là phục vụ nhóm sinh viên của trường Đại học này.

  Đột nhập lớp học ‘Dược sỹ trăm triệu’ của Đại học Quốc tế Hồng Bàng - Ảnh 1

Quán trà đá giữa sân cơ sở trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng thuê tại 131 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội

Thời điểm phóng viên ở đó là giờ nghỉ giữa giờ của các lớp. Khoảng 200 sinh viên tụ tập rôm rả, nhưng những câu chuyện không phải là việc học, mà là chuyện về cơm – áo – gạo – tiền. Cũng có những chia sẻ kinh nghiệm khi mở cửa hàng thuốc, khi đi làm tại công ty.

Sau khi tiếp cận và làm quen với một nhóm sinh viên có 6 người, phóng viên bắt chuyện được với anh Nguyễn Văn T. sinh viên năm 3 tại đây. Qua trò chuyện, anh T. cho biết hiện đang là nhân viên bán hàng cho một quầy thuốc tại Hà Nội. Do mong muốn mở một cửa hàng thuốc cho riêng mình nên anh đã đi học. Khi được hỏi về chất lượng đào tạo của trường, anh này nói: “Chất lượng anh quan tâm gì. Anh chỉ quan tâm đến cái bằng, bây giờ họ có bán bằng anh cũng mua”.

Thấy phóng viên có vẻ bất ngờ, anh này nói tiếp: “Này nhé, bây giờ muốn mở hiệu thuốc là phải có trình độ Đại học rồi. Trừ khi làm việc cho công ty nước ngoài, cần trình độ thật sự chẳng nói, đây mình mở hiệu thuốc, tiền của mình nên chỉ cần bằng thôi”.

  Đột nhập lớp học ‘Dược sỹ trăm triệu’ của Đại học Quốc tế Hồng Bàng - Ảnh 2

Hình ảnh một lớp học tại cơ sở 113 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

Không chỉ vị chủ hiệu thuốc tương lai này, mà tất cả 6 người này đều học chỉ để lấy bằng. Khi phóng viên hỏi chuyện về việc “thi vào trường có khó không?”, vị này nói tiếp: “Có gì khó đâu, tất cả bọn anh đây đều thi cùng đợt, nhưng có ai trượt đâu”. “Chú cứ thử thi đi rồi biết”, Nguyễn Văn T. tặc lưỡi.

Dy là vic ca thy, hc hay không là vic ca trò

Nghe phóng viên tỏ ý muốn lên lớp học thử, nhưng không biết giảng viên có cho vào không, nhóm sinh viên cười phá lên và nói: “Chú như kiểu ở rừng xuống ấy nhỉ? Dạy là việc của thầy, học hay không là việc của trò. Ai vào, ai ra, ai quản lý làm gì?”.

“Thôi lên đây ngồi tí cho biết, xem thích thì vào đây học cho vui”, một người trong nhóm sinh viên nói.

Lớp học được bố trí trên tầng 3 của dãy nhà khá cũ. Cơ sở vật chất của lớp cũng khá sơ sài, thầy giáo được bố trí một máy chiếu, không có bàn mà chỉ có một chiếc ghế ngồi đối diện với học sinh.

Trong lớp có khoảng 70 sinh viên, đa phần tuổi cũng khá cao, có người tầm khoảng 40 tuổi. Vào lớp ngồi 15 phút nhưng chúng tôi cũng chẳng biết là lớp đã bắt đầu học hay chưa, khi bên trên thầy vẫn nói thao thao bất tuyệt còn phía dưới sinh viên người thì nghe nhạc, người chơi game, kẻ đọc sách, đám nữ sinh thì túm năm tụm ba buôn chuyện.

  Đột nhập lớp học ‘Dược sỹ trăm triệu’ của Đại học Quốc tế Hồng Bàng - Ảnh 3

Thầy cứ thao thao bất tuyệt còn trò vẫn cứ ... chơi game.

Khi tôi hỏi về việc khi học thì thực hành ở đâu, anh T. ngồi cạnh tôi cười lớn và nói như không có ai bên cạnh: “Chú xem, đây là cơ sở thuê của trường cơ khí, chú định thực hành tiện ốc à?”. Thấy phóng viên tỏ vẻ bất ngờ, anh này nói tiếp: “Gớm đi học chỉ mong được nghỉ sớm về còn làm, chứ ai mà còn ham hố thực hành với thực tập như ngày sinh viên ăn cơm bố mẹ nuôi nữa đâu”.

Thấy T. nói vậy tôi liền hỏi: “Đi học thế thì sau này kiểm tra lại đi tiền sao?”, “Đấy là việc tất nhiên rồi, à mà nếu chú muốn chăm học thì không cần đi đâu”.

Ngồi trong lớp được tầm 30 phút, T. nói: “Thôi xuống dưới này uống nước đi, học làm gì. Chú xác định học ở đây ý thì cũng chỉ lấy cái bằng thôi, còn cơ bản là mối quan hệ ngoài xã hội kìa”.

Chúng tôi bước ra khỏi lớp, bên trên thầy giáo vẫn nói, còn ở dưới sinh viên vẫn việc ai người ấy làm. Dường như đối với tất cả sinh viên ngồi đây vị giảng viên kia không tồn tại trong lớp, mà họ ngồi đây chỉ vì một cái bằng. Cái giá của nó là 4 năm và 100 triệu đồng.

Chẳng hiểu, những “Dược sỹ trăm triệu” tương lai mai sau ra trường sẽ hành nghề ra sao? Nguy cơ nhầm thuốc, đọc sai tên thuốc, bán nhầm thuốc cho bệnh nhân rất có thể xảy ra. Hoặc họ cần có cái bằng, treo tên lên biển hiệu, hay cho hiệu thuốc tư nhân thuê kiếm tiền “ăn chơi”.

Dù như thế nào kiểu đào tạo “Dược sỹ trăm triệu” cũng tiềm ẩn vô số nguy cơ cho người bệnh sau này.

Công Luân

Let's block ads! (Why?)

No comments:

Post a Comment