Showing posts with label xa-hoi. Show all posts
Showing posts with label xa-hoi. Show all posts

Wednesday, February 28, 2018

[unable to retrieve full-text content]

Hủy kết quả chấm phúc khảo vụ “thủ khoa” có nguy cơ trượt viên chức

Chiều 28/2, văn phòng UBND huyện Thới Bình (tỉnh Cà Mau) xác nhận, Chủ tịch UBND huyện này đã ký Quyết định về việc hủy kết quả chấm phúc khảo kỳ thi tuyển viên chức năm 2017 của huyện.

Theo đó, hủy kết quả chấm phúc khảo kỳ thi viên chức năm 2017 theo thông báo số 94/TB-UBND ngày 19/12/2017 và hủy công nhận kết quả trúng tuyển của 17 vị trí có yêu cầu chấm phúc khảo.

Bên cạnh đó, Chủ tịch UBND huyện Thới Bình cũng giao Chủ tịch hội đồng Thi tuyển công chức huyện Thới Bình năm 2017, thành lập lại ban Phúc khảo để tổ chức chấm phúc khảo theo đúng quy định.

Xã hội - Hủy kết quả chấm phúc khảo vụ “thủ khoa” có nguy cơ trượt viên chức

Trường Tiểu học Tân Xuân, nơi bà Tâm thi tuyển.

Trước đó, báo Người Đưa Tin đã thông tin, thí sinh Nguyễn Thái Tâm tham gia thi viên chức cùng nhiều thí sinh khác vào làm giáo viên trường tiểu học Tân Xuân thuộc huyện Thới Bình.

Đến ngày 28/11/2017, bà Tâm nhận được thông báo của UBND huyện Thới Bình kết quả điểm thi đạt 394/400 điểm, cao nhất so với các thí sinh còn lại. So với 3 thí sinh xếp liền sau, số điểm của thí sinh Nguyễn Thái Tâm cao hơn từ 3 đến 6 điểm và thí sinh Tâm được xem như đậu “thủ khoa” vào vị trí dự tuyển.

Thế nhưng, ngày 19/12/2017, bà Tâm nhận được thông báo mới của UBND huyện Thới Bình. Theo đó, sau khi phúc khảo, có 3 thí sinh từ bằng đến cao điểm hơn. Đó là thí sinh Phạm Nhất Linh có số điểm 394,5/400 (chấm phúc khảo tăng 3,5 điểm); thí sinh Cù Hoàng Linh: 394,5/400 (chấm phúc khảo tăng 5,5 điểm); thí sinh Vương Hiệp Nghi: 394/400 (tăng 6 điểm sau khi chấm phúc khảo).

Với kết quả phúc khảo nói trên, thí sinh Nguyễn Thái Tâm từ “thủ khoa” lại rớt xuống thấp hơn nhiều và có nguy cơ không trúng tuyển viên chức do trường tiểu học Tân Xuân chỉ tuyển 1 người.

Let's block ads! (Why?)

Ngư dân phát hiện tàu không người lái có chữ Trung Quốc "lạc trôi" trên biển

Chiều 28/2, tin từ bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thừa Thiên - Huế, đơn vị này vừa tiếp nhận 1 chiếc tàu vỏ sắt có chữ Trung Quốc, không có người điều khiển trôi dạt trên biển.

Xã hội - Ngư dân phát hiện tàu không người lái có chữ Trung Quốc 'lạc trôi' trên biển

Chiếc tàu lạ có chữ Trung Quốc được ngư dân phát hiện trôi dạt trên biển.

Theo thông tin ban đầu, trước đó, vào khoảng 7h30 ngày 26/2, ông Dương Văn Bò (36 tuổi), trú huyện Phú Vang là thuyền trưởng tàu TTH - 11001 TS đang hành nghề giã cào ở khu vực biển Thuận An, bất ngờ phát hiện 1 chiếc tàu vỏ sắt trôi dạt trên biển. Ngay sau đó, người đàn ông này đã báo tin cho đồn Biên phòng cửa khẩu cảng Thuận An đến hiện trường để có biện pháp xử lý.

Nhận được tin báo, bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Thừa Thiên - Huế đã chỉ đạo các đơn vị tuyến biển tiếp tục theo dõi nắm tình hình và thông báo sự việc cho lực lượng Cảnh sát biển vùng 2. Đến khoảng 16h cùng ngày, tàu cảnh sát biển CSB - 4032 đã tiếp cận được chiếc tàu trôi dạt nói trên.

Qua quá trình kiểm tra, chiếc tàu này là tàu vỏ sắt, có chiều dài khoảng 20m, trên thân tàu có chữ Trung Quốc và ký hiệu số 02, chiếc tàu có 3 bộ máy, không có cờ quốc gia, không có người điều khiển.

Được biết, chiều 27/2, tàu CSB - 4032 đã kéo chiếc tàu này vào cảng Chân Mây, huyện Phú Lộc và tiến hành bàn giao cho BĐBP tỉnh Thừa Thiên - Huế tiếp tục điều tra làm rõ và có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.

Let's block ads! (Why?)

Bé gái 7 tuổi hiến giác mạc: "Mẹ sẽ gặp con lần nữa. Mẹ mạnh mẽ lên!"

Chiếc Ipad lưu giữ những hình ảnh của cô bé thiên thần

Mở chiếc Ipad trong đó có lưu giữ rất nhiều hình ảnh của cô con gái nhỏ Nguyễn Hải An (7 tuổi, thôn Tân Mỹ, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội), chị Nguyễn Trần Thùy Dương (33 tuổi) cười bảo: Chị coi đây như cuốn nhật ký của con, vì ở đó không chỉ có hình ảnh của Hải An mà còn có cả những lời nhắn nhủ xuất phát từ trái tim con.

Những lời nhắn ấy, có thể do con tự viết ra, hay đơn thuần là những dòng lấy lại trên internet nhưng tất cả đều vì con thấy, những câu ấy sẽ giúp con truyền tải tới mẹ và người thân yêu điều con muốn nói trong thời gian con đang điều trị bệnh, khi giọng nói đã không còn tròn, tay cũng không còn linh hoạt để viết.

“Mẹ ơi con yêu mẹ, đừng khóc mẹ nhé!”; “Mẹ ơi, con nhớ mẹ. Mẹ nhớ uống nước đấy nhé!”; “Mẹ ơi con yêu mẹ! Mẹ nhớ cho Bun ăn nhé”; “Sự sống này chỉ thay đổi mà không mất đi, lúc con người nằm yên giấc ngủ, mắt nhắm lại rồi là thấy tương lai. Trọn kiếp người nay không còn nước mắt nụ cười, nhưng con tin rằng ngày mai trong Chúa, chẳng có nỗi buồn, đẹp mãi niềm vui”…

Đọc lại những dòng con ghi, chị Dương khẽ cười hạnh phúc: “Con ghi không theo quy luật nào. Có thể là một dòng ghi nhớ, hay câu chen giữa những tài liệu tôi đã lưu trong máy. Chính vì thế, tôi phải đọc, đọc thật kỹ, thật lâu để tìm kiếm những dòng ghi ấy của con. Nhưng tôi muốn tìm thấy thật nhiều những câu viết ấy. Đây là những gì thuộc về riêng tôi, nhớ và thương con rất nhiều”.

Xã hội - Bé gái 7 tuổi hiến giác mạc: 'Mẹ sẽ gặp con lần nữa. Mẹ mạnh mẽ lên!'

Mỗi ngày, chị Dương đều rất, rất nhiều lần nhìn ngắm cô con gái nhỏ 7 tuổi qua những bức ảnh chị nâng niu, gìn giữ.

"Ngày bé, con như một đứa con trai. Con cũng nghịch, nghịch tới nỗi có lúc tôi tưởng con bị tăng động và đưa đi khám, nhưng các bác sĩ cho hay, cháu chỉ là quá nghịch thôi", chị Dương khẽ cười khi nhắc lại kỷ niệm thời thơ ấu của bé Hải An.

Cho tới giờ phút này, chị Dương đã hoàn thành di nguyện của con. Chị cũng đã đăng ký hiến mô tạng. “Ngày 26/2, khi tôi lên trường Tiểu học Tân Mai, nơi con gái Hải An theo học, các cô giáo cũng hỏi về di nguyện của con, tôi giật mình nhớ lại và chạy ngay tới trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người để đăng ký hiến tặng mô tạng”, chị Dương tâm sự.

Với người mẹ trẻ ấy, giờ đây, mỗi kỷ vật con để lại, nếu không được ôm ấp chúng, không được ngắm nhìn hàng ngày, có lẽ chị sẽ không thể chợp mắt. Trong câu chuyện của mình chị cũng chia sẻ, nhiều người nghĩ, chị là “anh hùng” nhưng không, chị không phải “anh hùng” mà đơn giản, chị chỉ làm theo di nguyện của con.

Bố đi công tác xa triền miên, Hải An đã có những ngày trở thành… "cô sinh viên nhỏ tuổi nhất" của các thầy cô khi theo mẹ đến lớp học y, rồi thăm khám bệnh nhân cùng mẹ, cô bé ấy sớm đã hình thành trong suy nghĩ của mình khái niệm, cũng như ý nghĩa của việc hiến ghép mô tạng.

Được biết tới những ca bạn của mẹ bị bệnh và được người khác hiến tủy, hay ca hiến tim… cũng như những tâm niệm của mẹ về việc, sau này về già, khi mẹ chết đi chắc con không phải lo lắng về chuyện làm gì cho mẹ, vì tâm nguyện của mẹ, ngoài việc hiến nội tạng mẹ còn hiến xác cho y học, … Con cũng bảo: “Có khi mẹ con mình còn gặp lại nhau”.

Chị Dương vẫn nhớ như in lần con còn tỉnh táo, con chúi đầu vào tim chị rồi thỏ thẻ: “Mẹ lắng nghe, mẹ nhớ thật kỹ mẹ nhé”, rồi cả lần con nói: “Mẹ ơi mẹ sẽ gặp con lần nữa. Mẹ mạnh mẽ lên!”

Kể lại những kỷ niệm về con, chị Dương mỉm cười dù đôi mắt lúc này đang đỏ hoe. “Cháu sinh ra tại quận Hải An, TP.Hải Phòng nên vợ chồng tôi đặt tên con là Hải An. Năm con lên khoảng 2 tuổi, tôi chuyển về Hà Nội sinh sống. Thời gian đầu thuê nhà ở Thanh Xuân sau đó chuyển về Tân Mai ở. Con bị bệnh, chúng tôi phải bán nhà điều trị cho con.

Khi Hải An 5 tuổi đã phát hiện bị ung thư. Trong thời gian con nằm điều trị tại bệnh viện, nhiều lúc tôi không kìm nén được cảm xúc, tôi khóc nhưng con lau nước mắt cho tôi, thậm chí còn bảo tôi: “Mẹ ơi, mẹ đừng khóc!””, chị Dương nghẹn ngào kể lại.

Xã hội - Bé gái 7 tuổi hiến giác mạc: 'Mẹ sẽ gặp con lần nữa. Mẹ mạnh mẽ lên!' (Hình 2).

Từng kỷ vật của con luôn được chị Dương cất giữ cẩn thận

Trong câu chuyện chị kể, Hải An dù nhỏ tuổi nhưng đã truyền cảm hứng và khao khát sống cho nhiều bệnh nhân khác, khi cô bé 7 tuổi ấy dặn dò một người bệnh lớn tuổi: “Bà ơi, bà phải cố như con!”.

“Khi tôi hỏi con có đau không, con không gật hay lắc hoặc bảo có hay không như bao đứa trẻ khác, con khẽ nhìn mẹ rồi nói: “Con chịu đựng được mẹ ơi!”. Tôi chỉ biết quay đi để không khóc trước mặt con”, chị Dương kể.

Lần giở những bức ảnh, chị Dương  cho biết, bé Hải An rất yêu quý động vật, đặc biệt là chó, mèo. Có những khi, Hải An ôm “em” là chú chó Bun mà như quên cả sự tồn tại của mẹ.

Những câu hỏi nhói lòng của người mẹ

Đến khi Hải An rơi vào trạng thái hôn mê, chị Thùy Dương đã từng hỏi bác sĩ: “18 tháng được không bác sĩ?”, bác sĩ lắc đầu.

Chị lại hỏi: “9 tháng được không?”, bác sĩ vẫn lắc đầu. Lúc này chị chỉ biết hỏi: “Vậy tính bằng tháng hay bằng ngày?”. Lúc nghe bác sĩ nói: “Tính bằng ngày đi em!”,  thậm chí tình trạng bệnh của con, có lúc đã được tiên lượng, có thể ra đi bất cứ lúc nào, kể cả lúc bác sĩ và người nhà đang nói chuyện, lúc đó trái tim chị như muốn ngừng lại nhưng cũng không thể khóc được...Song cuối cùng, điều đau đớn nhất vẫn xảy ra.

Trước khi con mãi ra đi, trên chặng đường đưa con về nhà bằng xe cứu thương, chị đã tự mình bóp bóng trợ thở cho con tới kiệt sức. Lúc con ra đi, chị đã ôm con rất lâu. “Giờ khi xem lại ảnh chụp con lúc ra đi ấy, con ngủ giống như thiên thần”, chị Dương tâm sự

Ngày biết tin giác mạc của con sẽ được hiến lại cho hai người khác, dù biết, các bác sĩ sẽ không tiết lộ danh tính của người nhận nhưng suốt buổi chiều ngày 26/2, chị Dương cứ quanh quẩn mãi ở bệnh viện Mắt Trung ương – nơi diễn ra ca ghép giác mạc, để… nghe ngóng.

Gặp bảo vệ chị lại bỏ đi, rồi một mình vòng đi vòng lại quanh khu phố Bùi Thị Xuân với hy vọng sẽ biết sớm nhất thông tin, giác mạc bé Hải An có được ghép thành công trên đôi mắt người khác hay không.

Tới khi biết được, ca ghép diễn ra tốt đẹp, chị Dương mới thở phào nhẹ nhõm ra về, dù lúc đó chị đã rất mệt.

Một tuần trôi qua, từ sau khi Hải An qua đời và hiến giác mạc lại cho y học, chị Dương cũng phải đối diện với không ít lời đàm tiếu.

Có những người còn nhắn tin bảo chị bán con hay “được nổi tiếng sướng không?”. Những lúc ấy, dù trong lòng rất đau và đầy căm phẫn nhưng chị vẫn đủ bình tĩnh để đối đáp giúp họ hiểu rằng, những gì chị đang làm xuất phát từ trái tim của một người mẹ và đó là di nguyện của cô con gái nhỏ, để chính những người ấy phải nói lời “xin lỗi” với chị.

Nguyễn Huệ

Let's block ads! (Why?)

“Cô ơi, con thay Hải An gọi cô bằng mẹ được không?”

Chia sẻ với PV báoNgười Đưa Tin tại lễ truy điệu bé Nguyễn Hải An (Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội) – bé gái 7 tuổi hiến giác mạc cho y học, hai bé Trúc Linh và Lan Hương (bạn học cùng lớp với Hải An tại trường Tiểu học Tân Mai, Hà Nội - PV) vừa khóc vừa kể:

“Ở lớp chúng cháu chơi thân với nhau như chị em. Hôm nay đến viếng bạn Hải An, chúng cháu buồn lắm. Những lúc cháu bị ngã ở lớp do nô đùa, bạn Hải An đều đến đỡ cháu dậy rồi lại tiếp tục nô đùa. Bạn ấy học giỏi lắm, rất ngoan và nghe lời cô giáo. Chúng cháu đều mong muốn sau này sẽ trở thành bác sĩ để chữa bệnh mà giờ bạn ấy lại mất rồi...”. Nói rồi, hai đứa trẻ ấy liên tục gọi tên Hải An trong những giọt nước mắt trẻ thơ.

Trong câu chuyện kể với chúng tôi về lớp học, bạn bè của con, chị Nguyễn Trần Thùy Dương bảo rằng, đó là hai người bạn thân của Hải An. Bố Lan Hương cũng đi làm xa nên ở hai đứa trẻ ấy luôn tìm được tiếng nói chung trong nhiều câu chuyện.

Ngày 30 Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, Trúc Linh thì nằng nặc đòi mẹ cho vào thăm Hải An ở bệnh viện. Lúc này, Hải An đã cắt trọc tóc để điều trị bệnh và không muốn gặp bạn bè. Chị Dương đành nói lại với mẹ Trúc Linh để đưa Linh đi xem bắn pháo hoa. Thế nhưng cô bé 7 tuổi ấy nhất mực muốn vào thăm bạn.

“Trúc Linh sờ khắp gương mặt Hải An mà không nhận ra bạn vì gương mặt Hải An đã sưng phù. Trúc Linh ngồi bên cạnh thủ thỉ: “Hải An ơi, Hải An ơi!” nhưng lúc này Hải An hôn mê rồi. Con gọi bạn mà bạn không dạy nổi. Tôi nghe mẹ của Trúc Linh kể, tinh thần Linh bị sốc trong suốt 3 ngày”, chị Thùy Dương nói.

Xã hội - “Cô ơi, con thay Hải An gọi cô bằng mẹ được không?”

Trúc Linh và Lan Hương khóc trong ngày đưa tiễn Hải An.

Người mẹ trẻ này còn kể chúng tôi nghe những năm tháng đi học của con. Hải An nghịch nhưng rất thông minh. Cuối năm lớp 1, khả năng tập trung của Hải An không cao nhưng khi thi con vẫn được 2 điểm 10 và nhận được giấy khen. Tuy nhiên, cô giáo chủ nhiệm gặp riêng chị Dương và dặn chị giấu giấy khen đi vì sợ con sẽ vì thấy thành tích học tập của mình cao mà sinh lười biếng. Và phải qua mùa hè, Hải An mới được biết tới giấy khen ấy.

Cách đây 2 ngày, chị Dương thăm lại trường tiểu học Tân Mai, thăm lại lớp học của con. “Thấy tôi, các con chạy ra và ôm chầm. Lúc đó, tôi cố gắng tỏ ra bình tĩnh để không khóc trước mặt các con. Nhưng khi các con bảo: “Cô ơi, con thay Hải An gọi cô bằng mẹ được không?”, tôi bật khóc ngay sau câu nói đó, đôi chân quỵ xuống”, đôi mắt đỏ hoe, chị Dương chắp nối từng câu chuyện, kỉ niệm liên quan tới con gái và kể lại với chúng tôi

Về giác mạc của bé Hải An, thông tin từ bệnh viện Mắt Trung ương cho biết, hiện tại, cả hai người bệnh được nhận giác mạc của Hải An đều có tiến triển tốt về khả năng nhìn.

Trong đó, bệnh nhân nam 42 tuổi thị lực sau ghép đã đạt 1/10 (trước ghép chỉ đếm được ngón tay ở khoảng cách 2m). Cụ bà 73 tuổi gần như mù hẳn, không đi lại được trước ghép do chứng sẹo giác mạc nay đã đếm được ngón tay ở khoảng cách 2m, đã đếm được số người trong phòng và tự đi lại được.

Trong thâm tâm chị Thùy Dương, chị luôn mong muốn, một lúc nào đó có thể được gặp hai người đã nhận giác mạc từ bé Hải An để một lần nữa chị thấy đôi mắt con bừng sáng.

Let's block ads! (Why?)

Nóng: Đình chỉ công tác 7 cán bộ công chức Kho bạc Nam Định đi lễ trong giờ hành chính

Ngay sau khi nhận được chỉ đạo của Bộ trưởng bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng sáng ngày 28/2, yêu cầu làm rõ phản ánh của báo chí về việc một số công chức Kho bạc Nam Định đi lễ chùa trong giờ hành chính, chiều cùng ngày Kho bạc Nhà nước đã có báo cáo phản hồi.

Báo cáo nêu rõ: Ngay sau khi nhận được thông tin, KBNN đã chỉ đạo KBNN Nam Định yêu cầu có văn bản báo cáo ngay với KBNN.

Báo cáo của KBNN Nam Định cũng xác nhận ngày 26/2/2018 vào khoảng 10 giờ có 07 người là lãnh đạo và công chức KBNN thành phố Nam Định đi lễ tại Đền Trần, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định”...

Xã hội - Nóng: Đình chỉ công tác 7 cán bộ công chức Kho bạc Nam Định đi lễ trong giờ hành chính

Chiếc xe được cho là chở một số cán bộ công chức Kho bạc tỉnh Nam Định đi lễ trong giờ hành chính vào ngày 26/2/2018

KBNN cho biết, trước đó, ngày 23/2/2018 đơn vị này đã có công điện và chỉ thị về việc triển khai thực hiện nhiệm vụ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, trong đó có nội dung nghiêm cấm công chức đi lễ trong giờ hành chính.

Do đó, “Việc KBNN Nam Định để xảy ra vụ việc công chức KBNN thành phố Nam Định đi lễ trong giờ hành chính là không thực hiện đúng nội dung Công điện của Thủ tướng Chính phủ, văn bản chỉ đạo của bộ Tài chính và KBNN” – văn bản nêu rõ.

KBNN đã ban hành văn bản chỉ đạo KBNN Nam Định thực hiện việc đình chỉ công tác ngay đối với các trường hợp lãnh đạo và công chức đi lễ trong giờ hành chính; kiểm điểm làm rõ trách nhiệm và có hình thức xử lý về mặt chính quyền, đồng thời phối hợp với cấp ủy đảng ở địa phương xử lý kỷ luật đảng đối với tập thể, cá nhân người đứng đầu đơn vị đã không chấp hành quy định nói trên và yêu cầu báo cáo về KBNN kết quả thực hiện việc đình chỉ công chức, bố trí sắp xếp nhân sự thay thế chậm nhất trong ngày 02/03/2018.

Sáng nay, bộ Tài chính vừa có văn bản gửi Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước thông báo ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, yêu cầu Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước khẩn trương kiểm tra, làm rõ và xử lý nghiêm thông tin một số công chức Kho bạc Nhà nước thành phố Nam Định - tỉnh Nam Định đi lễ chùa trong giờ hành chính và yêu cầu trả lời trước 11h cùng ngày. 

Let's block ads! (Why?)

Đàn vịt trời bơi lội tung tăng ở Hồ Gươm: Chưa có phương án xử lý

Theo ghi nhận của PV báo Người Đưa Tin vào sáng 28/2, đàn vịt trời gôm 5 con với kích cỡ nhỏ hơn rất nhiều so với vịt thường vẫn đang tung tăng bơi lội tại khu vực Hồ Gươm, đoạn gần đền Ngọc Sơn.

Xã hội - Đàn vịt trời bơi lội tung tăng ở Hồ Gươm: Chưa có phương án xử lý

5 con vịt trời xuất hiện bơi lội tung tăng ở Hồ Gươm - (Ảnh: Nhất Nam).

Theo quan sát, 5 con vịt trời này rất nhanh nhẹn, thoắt ẩn, thoắt hiện. Tuy nhiên, chúng cũng thường xuyên bơi vào gần bờ hồ để ăn bánh mỳ hay các thức ăn vặt mà du khách ném xuống.

Anh Thành, một nhân viên nhà hàng ven hồ cho biết, đàn vịt trời đã xuất hiện được vài ngày nay. “Ban đầu nhiều người còn nhầm rằng đó là những con thiên nga bởi chúng bơi cách xa bờ nhưng sau đó thì mọi người mới biết đó là vịt trời”, nhân viên này chia sẻ.

Cũng theo những người dân khu vực, việc đàn vịt trời xuất hiện khiến người dân và du khách qua lại hết sức tò mò. Dù vậy, nhiều người cũng thắc mắc đàn vịt trời từ đâu mà có.

Xã hội - Đàn vịt trời bơi lội tung tăng ở Hồ Gươm: Chưa có phương án xử lý (Hình 2).

Đàn vịt trời không hiểu từ đâu bay đến bơi lội tung tăng tại Hồ Gươm - (Ảnh: Nhất Nam).

Trao đổi với PV, ông Phạm Tùng Lâm – Trưởng ban quản lý Hồ Gươm cho biết: "Cách đây vài ngày tôi có được báo cáo về việc Hồ Gươm xuất hiện khoảng 5 con vịt trời". Về nguồn gốc, ông Lâm cho biết, cũng chưa rõ đàn vịt từ đâu xuất hiện bởi không có đơn vị nào thả xuống hồ.

 

Xã hội - Đàn vịt trời bơi lội tung tăng ở Hồ Gươm: Chưa có phương án xử lý (Hình 3).

5 con vịt trời có màu sắc khá giống vịt nhà.

Lãnh đạo Công ty TNHH MTV thoát nước Hà Nội cho biết, hồ rộng, đêm tối nên rất khó kiểm soát hết việc ai đó thả phóng sinh và trước mắt chưa có phương án xử lý.

Let's block ads! (Why?)

Nhờ bé Hải An, lượng người đăng ký hiến tạng tăng gấp nhiều lần

Cụ thể, trong 2 ngày đầu tuần, có khoảng 20 người đến trực tiếp đăng ký tại Trung tâm (do 2 ngày nghỉ cuối tuần TT chỉ nhận tư vấn qua email và điện thoại), 4 ngày qua đã có gần 100 email gửi tới và rất nhiều cuộc gọi nhờ tư vấn.

"Ngọn lửa Hải An" đã thực sự làm lay động trái tim của hàng vạn người. Chị Nguyễn Trần Thùy Dương - mẹ bé Hải An đã cởi mở và sẵn sàng chia sẻ câu chuyện của con gái mình. 

Trong khi đó, có nhiều tấm gương về hiến tạng khác không được biết tới bởi gia đình không muốn xuất hiện. Việc các gia đình không muốn công bố thông tin cũng là một trong những rào cản lớn đối với công tác truyền thông, vận động hiến mô/ tạng hiện nay.

Nhiều người có người thân hiến tạng sau khi chết/chết não đã rất khổ sở với những điều tiếng, dư luận... Chủ yếu họ bị mang tiếng "bán" tạng của người thân.

Xã hội - Nhờ bé Hải An, lượng người đăng ký hiến tạng tăng gấp nhiều lần

Vợ chồng quân nhân - anh Võ Thanh Hải và chị Trần Thị Thu Hiền. Anh công tác tại Học viện Kỹ thuật quân sự và chị làm tại Học viện quốc phòng. Từ câu chuyện của Hải An, anh chị đã sắp xếp công việc cơ quan cùng đến Trung tâm để đăng ký hiến tạng đúng ngày 27/2.

"Trên thực tế, sau khi tiếp xúc với các gia đình hiến tặng, bên cạnh ý nghĩa cứu người, làm việc thiện thì tôi đều cảm nhận được một mong muốn cháy bỏng của họ là để người thân của mình vẫn còn được hiện diện trên đời, bằng máu thịt; để họ được tiếp tục sống dù là trong cơ thể của một người xa lạ. Đó chính là tình yêu của những người còn lại đối với người ra đi mà tình yêu của mẹ Hải An dành cho cô bé là một hiện hữu rất rõ ràng", một cán bộ Trung tâm chia sẻ.

Thông tin từ bệnh viện Mắt Trung ương cho biết, hiện tại, cả hai người bệnh được nhận giác mạc của Hải An đều có tiến triển tốt.

Bệnh nhân nam 42 tuổi thị lực sau ghép đã đạt 1/10 (trước ghép chỉ đếm được ngón tay ở khoảng cách 2m). Cụ bà 73 tuổi gần như mù hẳn, không đi lại được do chứng sẹo giác mạc nay đã đếm được ngón tay ở khoảng cách 2m, đã đếm được số người trong phòng và tự đi lại được.

Nguyễn Huệ

Let's block ads! (Why?)

Xót xa những phận đời con trẻ bị lạm dụng để kiếm tiền ở thiên đường du lịch Sa Pa

Sa Pa là một trong những điểm du lịch lý thú thu hút nhiều du khách, đặc biệt là những khách du lịch nước ngoài. Trong khi Sa Pa ngày càng phát triển du lịch thì ở đây cũng tồn tại nhiều mặt trái khiến du khách phiền lòng. Một trong số đó là việc lấy trẻ em ra làm công cụ kiếm tiền.

Du lịch ở Sa Pa, hình ảnh những đứa trẻ nhỏ thó cầm trên tay những chiếc vòng bạc, cái túi thổ cẩm, móc khóa nài nỉ khách du lịch mua vô cùng quen thuộc. Ban đầu, nhiều người cảm thấy thú vị, nhưng cảm xúc đó theo thời gian đã thay đổi. Càng ngày, càng nhiều những đứa trẻ như thế. Chúng nài nỉ, bám riết… và du khách thì phiền lòng.

Chưa kể đến, trong cái rét cắt da cắt thịt, chỉ từ 5 đến 10 độ C, thậm chí thấp hơn, hình ảnh những người chị bế em, người mẹ bồng con nhỏ dưới lớp sương mù dày dặc khiến nhiều du khách nhói lòng. Họ cảm thương cho nhiều đứa trẻ đỏ hỏn trong vòng tay mẹ đang khóc thét dưới trời lạnh giá, nên dù không mua hàng cũng vẫn lại gần cho tiền. Và dường như hiểu được tâm lý đó, khắp các điểm du lịch nhỏ của Sa Pa đều xuất hiện hình ảnh quen thuộc này.

Một số hình ảnh PV ghi nhận:

Xã hội - Xót xa những phận đời con trẻ bị lạm dụng để kiếm tiền ở thiên đường du lịch Sa Pa
Xã hội - Xót xa những phận đời con trẻ bị lạm dụng để kiếm tiền ở thiên đường du lịch Sa Pa (Hình 2).

Bé sơ sinh khoảng 5-6 tháng tuổi được người chị khoảng 5 tuổi địu trên lưng đứng bên vệ đường trong đêm lạnh...

Xã hội - Xót xa những phận đời con trẻ bị lạm dụng để kiếm tiền ở thiên đường du lịch Sa Pa (Hình 3).
Xã hội - Xót xa những phận đời con trẻ bị lạm dụng để kiếm tiền ở thiên đường du lịch Sa Pa (Hình 4).

Thi thoảng có một người phụ nữ đến tiếp sữa.

Xã hội - Xót xa những phận đời con trẻ bị lạm dụng để kiếm tiền ở thiên đường du lịch Sa Pa (Hình 5).
Xã hội - Xót xa những phận đời con trẻ bị lạm dụng để kiếm tiền ở thiên đường du lịch Sa Pa (Hình 6).

Tại bản Cát Cát, hình ảnh những người mẹ địu con, người chị địu em không còn lạ lẫm

Xã hội - Xót xa những phận đời con trẻ bị lạm dụng để kiếm tiền ở thiên đường du lịch Sa Pa (Hình 7).
Nhiều đứa trẻ có lẽ mới chỉ vài tháng tuổi cũng theo mẹ đi bán hàng.
Xã hội - Xót xa những phận đời con trẻ bị lạm dụng để kiếm tiền ở thiên đường du lịch Sa Pa (Hình 8).
Nhiều du khách nhìn những đứa trẻ lấm lem, tội nghiệp đã cho đồ ăn.
Xã hội - Xót xa những phận đời con trẻ bị lạm dụng để kiếm tiền ở thiên đường du lịch Sa Pa (Hình 9).
Những gương mặt gây thơ dọc con đường xuống bản Cát Cát xin tiền du khách.

Ngoài  thị trấn Sapa, chúng tôi cũng bắt gặp hình ảnh tương tự ở bản Cát Cát, Tả Van và nhiều điểm du lịch khác ở Sa Pa.

Rõ ràng, cuộc sống của bà con ở Sa Pa còn nhiều khó khăn. Thế nhưng, những đứa trẻ cũng cần được giữ gìn sức khỏe, được đi học và Sa Pa cũng cần là một điểm du lịch phát triển và văn minh hơn nữa. Các cơ quan bảo vệ trẻ em ở huyện Sa Pa cần vào cuộc, không để tiếp tục tái diễn hình ảnh này.

Tin: Tường Vy

Ảnh: Phong Hàn

Let's block ads! (Why?)

Hải Phòng: Nhiều người hiếu kỳ kéo đến xem cây chuối trổ buồng từ giữa thân

Xã hội - Hải Phòng: Nhiều người hiếu kỳ kéo đến xem cây chuối trổ buồng từ giữa thân

Cây chuối trổ buồng từ giữa thân

Những ngày gần đây, nhiều người dân sinh sống tại huyện Tiên Lãng, TP.Hải Phòng đã kéo nhau tới nhà bà Vũ Thị Cứa (SN 1944, trú tại thôn Lộ Vẹt, xã Tiên Thắng, huyện Tiên Lãng) để xem một cây chuối kỳ lạ hiếm gặp trong đời.

Điểm đặc biệt là cây chuối này trổ buồng từ giữa thân. Theo anh Phạm Văn Hiến, người nhà cụ Vũ Thị Cứa, thì cách đây mấy hôm, khi gia đình chuyển gốc đào ra ngoài vườn trồng thì phát hiện buồng chuối to, dài được trổ từ giữa thân cây.

Anh Hiến cho biết thêm, trong vườn gia đình trồng 4 cụm chuối từ năm 2016 đến nay cây sinh trưởng và phát triển bình thường, đã cho quả. Gia đình không có tác động gì vào khu vực thân chuối trước khi cây chuối trổ buồng giữa thân.

Xã hội - Hải Phòng: Nhiều người hiếu kỳ kéo đến xem cây chuối trổ buồng từ giữa thân (Hình 2).

Cận cảnh buồng chuối trổ giữa thân

Quan sát cây cho thấy, cây chuối trổ buồng giữa thân có chiều cao khoảng 3m. Vị trí trổ buồng từ gốc lên đến buồng hơn 1m. Ngoài ra, các cây trong cụm chuối khác đã ra buồng.  

Nhiều người dân tỏ ra thích thú trước lần đầu tiên trong đời nhìn thấy chuối trổ buồng từ giữa thân. Theo nhận định, nhiều khả năng cây chuối này bị đột biến gen.

Let's block ads! (Why?)

Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa bác bỏ đề xuất làm bánh dày "khủng" cung tiến lễ Giổ tổ Hùng Vương

Trước những ý kiến trái chiều về ý tưởng của UBND TP.Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa làm bánh dày nặng hơn 3 tấn để cung tiến lễ Giỗ tổ Hùng Vương dịp 10/3 (Âm lịch), mới đây, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản bác bỏ đề xuất trên. 

Cụ thể, trong văn bản trả lời TP.Sầm Sơn, ông Nguyễn Đình Xứng, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, đã bác bỏ đề xuất làm bánh dày kỷ lục của địa phương này. Qua đó, ông Nguyễn Đình Xứng chỉ đạo, trong Lễ hội đền Độc Cước ở TP.Sầm Sơn tới đây, sẽ tổ chức trên tinh thần truyền thống như hàng năm và không được làm gì đột biến.

Trước đó như đã thông tin, vào ngày 2/2, UBND TP.Sầm Sơn đã có công văn đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa cho phép dâng bánh dày kỷ lục lên đền Hùng nhân dịp giỗ Tổ Hùng Vương năm 2018. Năm 2017, TP. Sầm Sơn cũng đã từng làm bánh dày kỷ lục hơn 2 tấn trong lễ hội bánh dày thần Độc Cước.

Xã hội - Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa bác bỏ đề xuất làm bánh dày 'khủng' cung tiến lễ Giổ tổ Hùng Vương

Năm 2017, TP. Sầm Sơn cũng đã từng làm bánh dày kỷ lục hơn 2 tấn trong lễ hội bánh dày thần Độc Cước.

Ngay sau đó, ông Phạm Đăng Quyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, đã có chỉ đạo sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan nghiên cứu đề nghị của UBND TP. Sầm Sơn.

Ông Quyền cũng đề nghị TP.Sầm Sơn cần phải căn cứ cụ thể dựa trên truyền thống văn hóa, quy định hiện hành để thực hiện, đồng thời báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa trước ngày 8/3.

Ngay sau khi TP.Sầm Sơn đưa ra đề nghị này, đã vấp phải sự phản ứng gay gắt của người dân. Dư luận cho rằng, không nên có thêm những kỷ lục “khủng” mà hãy dành những số tiền đó để giúp những hoàn cảnh khó khăn. Việc làm bánh dày nặng hơn 3 tấn là một cách phô trương, gây lãng phí.

Trước những bức xúc của người dân, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Đình Xứng yêu cầu TP.Sầm Sơn có báo cáo về vụ việc, đồng thời cần thực hiện theo đúng phong tục truyền thống văn hóa của địa phương.

Let's block ads! (Why?)

Tuesday, February 27, 2018

Làm rõ vụ 2 tàu suýt đâm nhau tại Đồng Nai, cách nhau 10m

Xã hội - Làm rõ vụ 2 tàu suýt đâm nhau tại Đồng Nai, cách nhau 10m

Tàu chở hàng dừng tại ga Dầu Giây, Đồng Nai suýt va chạm với tàu khách.

Chiều 27/2, trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, ông Hoàng Quang Vinh, Giám đốc Xí nghiệp Đầu máy Sài Gòn, cho biết: “Vụ việc 2 tàu suýt đâm nhau tại Đồng Nai, chúng tôi đã nắm và hiện đang chờ cơ quan chức năng, cũng như đoàn chuyên môn của cục Đường sắt làm việc để có báo cáo cụ thể hơn và có thông tin với báo chí sau”.

Trước đó, sáng ngày 27/2, đoàn tàu chở khách SE25 chạy hướng Bắc – Nam. Theo kế hoạch chạy tàu đã được phân công, tàu SE25 sẽ tránh tàu hàng ASY2 chạy chiều ngược lại tại ga Dầu Giây (huyện Thống Nhất, Đồng Nai).

Tuy nhiên sáng cùng ngày, tàu SE25 đến ga Dầu Giây thì được thông báo cho thông qua ga. Sau đó, nhân viên điều độ tàu phát hiện thông báo cho 2 tàu dừng lại để tránh nhau. Lúc này, 2 đoàn tàu dừng lại kịp thời cách nhau 10m. Sự việc khiến cho tàu SE25 chậm chuyến so với dự kiến 25 phút.

Theo ông Hoàng Quang Vinh, nguyên nhân vụ việc, quy trình vận hành của nhân viên ga và lái tàu đúng sai như thế nào vẫn đang chờ kết quả làm việc của cơ quan chức năng. 

Let's block ads! (Why?)

Quảng Bình: Tai nạn giữa 3 xe máy khiến 4 người thương vong

Theo đó, vụ tai nạn xảy ra vào khoảng 22h25 ngày 25/2, tại Km0+500 thuộc Tỉnh lộ 561 thuộc tiểu khu 10, thị trấn Hoàn Lão.

Xã hội - Quảng Bình: Tai nạn giữa 3 xe máy khiến 4 người thương vong

Hiện trường vụ tai nạn. 

Báo Lao động đưa tin, vào thời điểm này, anh Nguyễn Thành L. (SN 1986) và anh Nguyễn Minh M. (SN 1991), đều trú xã Trung Trạch, huyện Bố Trạch đang đi trên xe máy mang BKS: 73K4 - 4327 bất ngờ va chạm với 2 xe máy khác mang BKS: 73AE - 005.52 do Phan Nguyễn Lê Phú (SN 2001), điều khiển và xe BKS: 73F1 - 2832 do Dương Thành Anh Đ. (SN 2000) điều khiển. 

Vụ tai nạn đã khiến anh L., anh Đ. và anh M. tử vong tại chỗ, anh Phú bị thương phải đi cấp cứu tại bệnh viện.

Hiện, Công an huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình và cơ quan chức năng đang điều tra, làm rõ vụ tai nạn giao thông trên, báo Dân trí đưa tin.

Hà Giang (tổng hợp)

Let's block ads! (Why?)

Xe tải "nát đầu" sau va chạm kinh hoàng trên quốc lộ

Xã hội - Xe tải 'nát đầu' sau va chạm kinh hoàng trên quốc lộ

Hai chiếc xe nát bét sau cú va chạm kinh hoàng.

Khoảng 7h ngày 27/2, trên QL1A đoạn tránh TP.Vinh, tỉnh Nghệ An, chiếc xe container mang biển kiểm soát 77C - 072.35 do tài xế Hồ Đức Kính, trú tại tỉnh Bình Định điều khiển qua địa điểm nói trên, bất ngờ tông phải xe tải 37C - 128.84 do tài xế Trần Văn Sỹ, trú tại huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An điều khiển.

Cú va chạm kinh hoàng đã khiến phần đầu của cả hai chiếc xe bị hư hỏng nặng. Hai tài xế cùng một người khác ngồi trên ca bin bị thương nặng và được người dân đưa đi cấp cứu ngay sau đó. Sau khi vụ tai nạn xảy ra, lực lượng công an đã nhanh chóng có mặt tại hiện trường để lập biên bản vụ việc và phân luồng giao thông trách ùn tắc kéo dài. 

Xã hội - Xe tải 'nát đầu' sau va chạm kinh hoàng trên quốc lộ (Hình 2).

Lực lượng chức năng nhanh chóng có mặt tại hiện trường.

Những người chứng kiến vụ tai nạn cho rằng, nguyên nhân dẫn đến cú va chạm kinh hoàng có thể là do sáng nay trên địa bàn có mưa, dẫn đến mặt đường trơn trượt, các tài xế không làm chủ tốc độ khi qua đoạn đường nói trên. 

Let's block ads! (Why?)

Cà Mau: Học sinh lớp 3 trả lại 44 triệu đồng nhặt được

Xã hội - Cà Mau: Học sinh lớp 3 trả lại 44 triệu đồng nhặt được

Em Nguyễn Nhật Nam (đứng đọc bài) nhặt được 44 triệu đồng và tìm cách trả lại cho người bị mất.

Theo tìm hiểu của PV báo Người Đưa Tin, trên đường đi học về, em Nguyễn Nhật Nam, học sinh lớp 3A, trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai (xã Khánh Lâm, huyện U Minh, tỉnh Cà Mau) đã nhặt được ví tiền và 1 chiếc điện thoại di động.

Sau đó, em Nam đem tài sản nhặt được đưa cho ông bà nội, nhờ liên hệ để trả lại cho người bị mất. Qua kiểm tra, gia đình thấy trong ví có 44 triệu đồng, cùng nhiều giấy tờ tùy thân. Toàn bộ số tài sản đã được gia đình trao trả lại cho người đánh rơi.

Em Nam chia sẻ: “Lúc nhặt được ví tiền, con cũng hồi hộp lắm. Nhớ lời thầy cô dạy, nhặt được của rơi phải trả lại cho người bị mất nhưng con không biết phải trả bằng cách nào. Do thời điểm đó, thầy cô cũng về hết nên con đem về đưa cho ông bà nội, nhờ ông bà liên hệ để trả lại cho người bị mất. Lúc đầu, ông bà của con cũng không biết liên hệ với người mất tài sản như thế nào. Rất may, người nhà của con đã nghĩ ra cách liên hệ vào các số trong danh bạ của chiếc điện thoại nhặt được. Thế nên, người đánh rơi tài sản mới hay tin và đến nhận lại tiền”.

Được biết, sự việc Nam nhặt được 44 triệu đồng và 1 chiếc điện thoại xảy ra vào ngày 24/2.

Cô Lữ Kiều Phương, giáo viên chủ nhiệm lớp 3A, trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai, cho biết: “Hàng ngày, tôi cũng thường xuyên giáo dục cho học sinh đức tính trung thực, không tham lam, nhặt được của rơi phải trả lại cho người bị mất. Hôm nay, em Nam đã làm được những điều mình dạy nên người làm giáo viên như tôi rất vui mừng và cảm thấy tự hào về học trò. Đây cũng là niềm tự hào lớn của gia đình em Nam và nhà trường”.

Theo cô Phương, trước hành động đẹp của Nam, nhà trường cũng đang hoàn tất các thủ tục, nhằm kịp thời biểu dương, khen thưởng cho em. Nam sẽ là tấm gương sáng để học sinh toàn trường phát huy và noi theo trong thời gian tới.

Cô Phương cũng cho biết thêm, em Nam là học sinh khá giỏi của trường. Về mặt đạo đức, lối sống, Nam là học sinh ngoan, hiền lành, rất hòa đồng với bạn bè.

Let's block ads! (Why?)

“Cái bang” bùng phát ở TP.HCM: Đường dây nóng đã... lạnh?

Thực tế ghi nhận của PV cho thấy, tại TP.HCM, từ khu vực trung tâm ra các quận, huyện ngoại thành, tình trạng người xin tiền diễn ra ở nhiều nơi, nhiều thời điểm khác nhau trong ngày.

Điển hình, trên đường Lý Chính Thắng, đoạn gần nút giao với Nam Kỳ Khởi Nghĩa (quận 3) luôn có từ 1 đến 2 người túc trực ở đây xin tiền. Trong số đó, một bà cụ thường ngồi và ngửa nón xin tiền, chủ yếu vào buổi chiều hàng ngày cho đến khuya.

Xã hội - “Cái bang” bùng phát ở TP.HCM: Đường dây nóng đã... lạnh?

Dù trời nắng khá gắt nhưng bà cụ vẫn ngồi bên vệ đường Lý Chính Thắng.

Tương tự, đoạn đường Nguyễn Thái Sơn, đoạn giao với Nguyễn Văn Nghi (quận Gò Vấp) cũng thường có một ông cụ ngồi đây thổi sáo xin tiền. Cụ ông ngụy trang bằng một số gói tăm bông nhưng thực chất là xin tiền. PV ghi nhận, nhiều người đứng chờ đèn đỏ tại ngã tư đã cho tiền ông cụ. Xin được tiền nên cụ ông ngồi từ sáng tới tối. 

Xã hội - “Cái bang” bùng phát ở TP.HCM: Đường dây nóng đã... lạnh? (Hình 2).

Cụ ông ngụy trang bằng một số gói tăm bông nhưng thực chất là xin tiền.

Bên cạnh một số người có hành vi như trên, số lượng “cái bang” đông đảo có quê ở Campuchia cũng phủ khắp. Tại giao lộ Lý Thường Kiệt – 3/2 (quận 10), một nhóm gồm 5 người đứng xin tiền, trong đó có 4 trẻ nhỏ. Hễ khi đèn đỏ bật lên, tất cả ùa ra ngửa nón, cầm ca nhựa... xin tiền.

Xã hội - “Cái bang” bùng phát ở TP.HCM: Đường dây nóng đã... lạnh? (Hình 3).

Trẻ lang thang khắp nơi để xin tiền.

Tương tự, tại khu vực quận 3, các tuyến đường như: Ngô Thời Nhiệm, Trần Quốc Thảo, Cách Mạng Tháng Tám... cũng có nhiều em nhỏ lang thang xin tiền. Các em không tụ tập chờ đèn đường mà la cà đến các quán ăn, nhà hàng, cà phê... để xin tiền. Là thời điểm đầu năm mới âm lịch nên nhiều người đã cho tiền các em.

Xã hội - “Cái bang” bùng phát ở TP.HCM: Đường dây nóng đã... lạnh? (Hình 4).
Ngay tại khu vực bến xe Tây Ninh, nhiều trẻ em tụ tập thành vài ba nhóm để đứng và bám theo khách xin tiền.

Ngoài TP.HCM, lực lượng “cái bang ngoại” còn kéo về một số tỉnh, thành khác như: Bình Dương, Đồng Nai, Tây Ninh... Điển hình, khu vực bến xe Tây Ninh (TP.Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh) thường có nhiều trẻ em tụ tập thành vài ba nhóm để đứng và bám theo khách xin tiền. Đa số các em đều từ 3 đến 12 tuổi và đều là người từ Campuchia sang. 

Xã hội - “Cái bang” bùng phát ở TP.HCM: Đường dây nóng đã... lạnh? (Hình 5).
Tình trạng người xin tiền đang bùng phát ở TP.HCM, trong khi đường dây nóng của cơ quan chức năng có dấu hiệu nguội lạnh.

Gọi theo 3 đường dây nóng về tiếp nhận thông tin người xin ăn, xin tiền trên địa bàn TP.HCM do sở LĐ-TB&XH công bố vào đầu năm 2016 nhưng không ai nghe máy để tiếp nhận thông tin. Ở số điện thoại 028.38292491 của phòng Bảo trợ xã hội, sở LĐ-TB&XH, điện thoại đổ chuông nhưng không ai nghe máy. Số điện thoại 028.35553258 (trung tâm Hỗ trợ xã hội, trực 24/24h) không thể liên lạc được. Số di động 0903.959.929 của ông Lê Chu Giang, nguyên Trưởng phòng Bảo trợ xã hội đã nghỉ hưu. Do đó, ông Giang cũng không phải là người đại diện của Sở để tiếp nhận các thông tin liên quan.

Let's block ads! (Why?)

Hà Nội: Chưa chốt màu "đồng phục" taxi

Mới đây, trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, lãnh đạo phòng Quản lý Vận tải (sở GTVT Hà Nội) cho hay: Đơn vị này vẫn chưa chốt màu sắc “đồng phục” cho taxi theo quy chế quản lý mới được công bố vào năm trước.

Theo vị này, tới đây, sở GTVT sẽ tiếp tục làm việc với hiệp hội Taxi để thống nhất về màu sơn. Tuy nhiên, vị này cho rằng, màu sơn “đồng phục” taxi tại Hà Nội vẫn sẽ có 2 màu theo 2 vùng hoạt động là nội và ngoại thành.

Xã hội - Hà Nội: Chưa chốt màu 'đồng phục' taxi

Hà Nội chưa thống nhất màu sơn "đồng phục" cho taxi.

Theo quy chế quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe taxi mới, Hà Nội sẽ phân vùng hoạt động, đấu giá quyền khai thác, thống nhất màu sơn, dùng chung phần mềm, xây dựng trung tâm điều hành chung.

Theo lãnh đạo sở GTVT Hà Nội, TP hiện có gần 80 hãng taxi với từng đó màu sơn taxi khác nhau, chưa kể màu sơn của taxi các tỉnh. Do đó, cần quy hoạch thống nhất màu sơn, xây dựng hình ảnh văn minh, hiện đại.

Về lo ngại việc chung một màu sơn sẽ làm mất thương hiệu, hình ảnh của mỗi doanh nghiệp, sở GTVT Hà Nội cho rằng, mỗi hãng taxi đều có logo riêng và hành khách có thể nhận biết qua đó.

Theo kế hoạch, từ năm 2018, TP.Hà Nội sẽ thống nhất thiết kế màu sơn chung cho taxi. Từ năm 2019 đến 2024, xe taxi thay mới sẽ áp dụng màu sơn chung; từ năm 2025 thống nhất áp dụng màu sơn chung đối với taxi hoạt động trên địa bàn TP.

Theo trả lời của sở GTVT, doanh nghiệp sẽ không phải lo chi phí sơn lại màu cho xe taxi của hãng, vì màu sơn được thực hiện theo lộ trình, bước đầu chỉ áp dụng với những xe taxi mới hoạt động, đến 2025 mới thống nhất “đồng phục”.

Bên cạnh đó, sở GTVT cho rằng, việc phân vùng hoạt động là tiền đề để thực hiện đề án quản lý giao thông, theo đó sẽ hạn chế phương tiện tại khu vực nội đô, gồm xe taxi. Đề án nêu trên cũng đưa ra quy định đấu giá quyền khai thác kinh doanh taxi. Nguồn đấu giá là lượng xe phát triển mới hàng năm và xe hết niên hạn (theo quy định hiện nay là 8 năm từ khi đưa vào sử dụng). Dự thảo Đề án quy định, doanh nghiệp trúng thầu khi đấu giá có thể chuyển nhượng lại quyền khai thác cho đối tác; khi đấu giá sẽ ưu tiên cho doanh nghiệp có xe hết niên hạn.

Theo lộ trình đã được phê duyệt, đến năm 2020, Hà Nội sẽ phát triển số lượng taxi lên 25.000 xe. Hiện, trên địa bàn TP có trên 19.000 xe taxi thuộc quản lý của 77 doanh nghiệp.

Let's block ads! (Why?)

Bí ẩn đôi bầu sữa khắc trên cầu thang cái của người Ê Đê

Khẳng định quyền “Thượng tôn mẫu hệ”

Chúng tôi đến buôn Ako Dhong (TP.Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) vào  buổi sáng của một ngày đầu xuân Mậu Tuất. Ako Dhong là một trong những buôn có lịch sử hình thành từ lâu đời trên mảnh đất đỏ ba-zan. Do đó, nơi đây còn lưu giữ lại nhiều kiến trúc, văn hóa mang đậm nét dân tộc của cộng đồng người Ê Đê. Đến với buôn Ako Dhong, du khách được hòa mình vào không gian và kiến trúc độc đáo từ những ngôi nhà sàn dài truyền thống của cộng đồng người Ê Đê. Và điều đặc biệt thu hút sự chú ý của chúng tôi khi bước chân vào ngôi nhà sàn dài là chiếc cầu thang cái với đôi bầu sữa được đặt trước hiên nhà.

Tiếp chúng tôi bằng một tách cà phê nóng trong căn nhà dài truyền thống, bà H’Len Niê (ngụ buôn Ako Dhong) chia sẻ: “Nhà sàn dài với hình ảnh chiếc cầu thang đối với người Việt ta quả thực không xa lạ. Nhưng đối với cộng đồng dân tộc bản địa trên đất Tây Nguyên, cầu thang có khắc họa đôi bầu vú của người phụ nữ chỉ có ở người dân tộc Ê Đê. Đó là bản sắc văn hóa có từ xa xưa tượng trưng cho việc tôn thờ quyền “Thượng tôn mẫu hệ”. Người phụ nữ của dân tộc Ê Đê nắm giữ vai trò quan trọng nhất trong việc giữ gìn hạnh phúc trong gia đình. Con cái sinh ra đều theo họ mẹ”.

Cũng theo bà H’Len, kiến trúc một ngôi nhà sàn dài truyền thống của người Ê Đê, bắt buộc phải có ít nhất từ 4 chiếc cầu thang đặt ở cả trước và sau ngôi nhà. Chiếc cầu thang có khắc hình đôi nhũ hoa còn gọi là cầu thang cái, được đặt ngay ngắn ở hiên trước, nơi đầu tiên khách phải đi qua để vào trong nhà. Điều này có ý nghĩa linh thiêng nhằm khẳng định quyền “Thượng tôn mẫu hệ” của dân tộc này. Ngoài ra, hình tượng hai bầu sữa mẹ được khắc họa tinh tế ở đây còn nhằm nhắc nhở các thế hệ con cháu dù đi đâu, làm gì phải luôn luôn nhớ đến công lao của người phụ nữ trong gia đình.

Xã hội - Bí ẩn đôi bầu sữa khắc trên cầu thang cái của người Ê Đê

Chiếc cầu thang cái với hình đôi bầu sữa khẳng định quyền "Thượng tôn mẫu hệ" của người Ê Đê

Theo bà H’Len, cầu thang cái là linh hồn của ngôi nhà. Để làm được chiếc cầu thang cái, người dân trong làng phải lên rừng tìm cây cổ thụ đẹp nhất rồi làm lễ cúng xin thần rừng mới đưa về nhà. Sau đó, những nghệ nhân điêu khắc giỏi nhất làng sẽ được mời để tạc hình đôi bầu sữa. Cầu thang thường có số bậc lẻ như 5 hoặc 7 bậc. Bởi, theo quan niệm của người Ê Đê, những con số này sẽ đem lại may mắn và thịnh vượng cho gia chủ. Nhìn những họa tiết có vẻ đơn giản nhưng để hoàn thành chiếc cầu thang cái, nghệ nhân phải mất nhiều ngày làm việc cật lực. Trong suốt quá trình thực hiện, nghệ nhân phải kiêng kỵ: Không được đùa giỡn trong lúc làm việc, không được nói điều thô tục, đụng chạm đến người phụ nữ. Và đặc biệt, khi tạo tác nghệ nhân chỉ được phép sử dụng một chiếc rìu.

Sau khi làm xong, để đưa vào sử dụng, gia chủ phải thực hiện 3 lần cúng xin Giàng. Theo quan niệm của người Ê Đê, mọi hiện vật tồn tại xung quanh con người đều có linh hồn và được Giàng che chở. Vì thế muốn được buôn làng no ấm, gia đình hạnh phúc, mọi người phải tôn trọng tất cả các hiện vật linh thiêng. Nghi lễ cúng phải có 1 con gà, 1 con heo, 1 ché rượu cần và chủ nhà mời già làng đến cúng tạ ơn Giàng, tạ ơn thần linh che chở cho gia đình có cuộc sống ấm no hạnh phúc.

Cầu thang đón khách quý

Ngoài chiếc cầu thang cái, trước hiên nhà sàn dài của người Ê Đê, người ta còn đặt thêm một cầu thang khác ở phía bên trái. Đây được gọi là chiếc cầu thang đực. Nó được làm đơn giản như những chiếc cầu thang thông thường và nhỏ hơn cầu thang cái. Bên cạnh đó, phía sau ngôi nhà sàn dài cũng được đặt thêm hai cầu thang phụ khác nhau và mỗi cái đều có mục đích, ý nghĩa riêng. Trong quan niệm của đồng bào dân tộc Ê Đê, cầu thang cái có ý nghĩa trang trọng để đón khách quý, những người có vai vế trong buôn làng. Người khác phải đi hai cầu thang phụ phía sau. Điều này thể hiện sự tôn trọng và quý mến khách của người Ê Đê.

Nói về nếp sinh hoạt độc đáo này, bà H’Len cho biết: “Trong tâm thức của thế hệ con cháu như chúng tôi đã có một thói quen được mẹ cha rèn từ nhỏ. Đó là con cháu chỉ nên đi lại bằng cầu thang phụ, cầu thang cái chỉ khách quý đến nhà mới được mời đi qua. Tương tự như thế, cho đến tận bây giờ, nếu có đi đến nhà người quen, khi không có người trong nhà mời đi lên bằng cầu thang cái, chúng tôi cũng tự đi lên bằng cầu thang đực cho phải phép”.

Người Ê Đê rất thân thiện và mến khách. Mỗi gia đình đều chuẩn bị riêng cho khách những vật dụng như chén, đũa, chăn, gối. Khi khách đến nhà, gia chủ sẽ nhường lại vật dụng tốt nhất trong gia đình cũng như chỗ ngủ ấm áp nhất cho khách. Ngày nay, theo xu hướng phát triển của xã hội, những ngôi nhà sàn dài truyền thống của người Ê Đê đã dần được thay thế bằng những ngôi nhà xây khang trang. Những chiếc cầu thang cái được thay thế bằng những bậc thang bằng bê tông cốt thép. Do đó, nét đẹp văn hóa mang tính nhân văn của cộng đồng người Ê Đê đang dần bị mai một và lùi vào dĩ vãng.

Nói về kiến trúc văn hóa của cộng đồng người Ê Đê đang dần mai một, bà H’Len, giọng buồn bã: “Hiện nay, khi đến các buôn làng người Ê Đê, hình ảnh ngôi nhà sàn dài dần biến mất. Bên cạnh đó, những lớp người đi trước đã quên truyền dạy cho con cháu về văn hóa của dân tộc. Do đó những lớp trẻ sau này hiếm người biết được những ý nghĩa linh thiêng văn hóa của chính cộng đồng dân tộc mình như việc chiếc cầu thang cái sẽ bị lãng quên, lùi vào dĩ vãng”. Cũng theo bà H’Len, hiện trong nhà của bà đều lưu giữ lại nhiều hiện vật mang ý nghĩa linh thiêng của dân tộc mình như nhà sàn dài, ghế Kpan, bộ cồng chiêng... Ngoài ra, mỗi khi đến các buôn làng, bà H’Len cũng tìm mua lại các hiện vật truyền thống nhằm lưu giữ bản sắc văn hóa của dân tộc để sau này con cháu còn biết đến.     

Cần giữ bản sắc văn hóa của dân tộc

Nói về chiếc cầu thang cái của người Ê Đê, bà Linh Nga Niê Kđăm, nguyên Phó Tổng thư ký hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam cho hay: “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên là kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại đã được UNESCO công nhận. Tức là, trong đó không chỉ có tiếng chiêng ngân mà là tất cả không gian văn hóa sinh hoạt của người Ê Đê như: Bến nước, nhà mồ, ngôi nhà sàn dài truyền thống. Một thực tế đáng buồn là hiện nay những nét văn hóa ấy đang dần bị mai một. Theo đó, cái đặc sắc, cái riêng biệt trong không gian ở của người Ê Đê là chiếc cầu thang cũng không còn nữa. Muốn giữ gìn được bản sắc văn hóa của dân tộc nói chung, của người Ê Đê nói riêng, điều đầu tiên là ở ý thức tự giác của mỗi người để những giá trị văn hóa ấy không bị lãng quên”.

Let's block ads! (Why?)

Bóng bay galaxy phát nổ, 3 sinh viên bỏng nặng

Phòng Cấp cứu, bệnh viện E mới tiếp nhận 3 trường hợp bị bỏng nặng do bóng bay galaxy phát nổ. Các bác sĩ đã tiến hành sơ cấp cứu ngay lập tức cho các bệnh nhân này.

BS Trần Duy Hiến – BS trực cấp cứu cho biết, các bệnh nhân được xác định bỏng nặng ở vùng mặt, hai tay và tóc, lông mày cháy xém. Rất may, thời tiết hôm nay lạnh, nên các nạn nhân đều mặc áo khoác dày nên không bị bỏng trên cơ thể. 

Xã hội - Bóng bay galaxy phát nổ, 3 sinh viên bỏng nặng

Một sinh viên bị bỏng nặng vì bóng bay galaxy phát nổ.

Trước đó, 3 sinh viên học đại học trên địa bàn Hà Nội đã mua bóng bay galaxy về bán tại cổng trường tiểu học Trung Hòa (Cầu Giấy, Hà Nội) với giá 80.000 – 100.000 đồng/quả. Trong khi đang bán số bóng trên, bóng bay galaxy đã gặp phải tàn lửa thuốc lá gây phát nổ khiến cả 3 bị bỏng nặng. Ngay lập tức, các nạn nhân được đưa vào cấp cứu tại bệnh viện E. Các bác sĩ đã tiến hành sơ cấp cứu ban đầu để hạn chế mức độ bỏng sâu cho nạn nhân.

Theo một trong số những sinh viên còn lại, những quả bóng bay galaxy đó được họ mua trên chợ đầu mối nên không biết bên trong quả bóng chứa loại khí nguy hiểm nào. Chỉ đến khi gặp tàn lửa thuốc lá thì tất cả số bóng bay trên phát nổ và gây bỏng nghiêm trọng cho họ.

Xã hội - Bóng bay galaxy phát nổ, 3 sinh viên bỏng nặng (Hình 2).

Bóng bay galaxy rất nguy hiểm (Ảnh minh họa).

BS.Trần Duy Hiến cảnh báo về tính chất nguy hiểm chết người từ loại bóng bay galaxy, đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Trái ngược với vẻ ngoài của nó, bóng bay galaxy lại mang một mối nguy hiểm tiềm tàng. Bởi vì, chỉ cần một tàn lửa thuốc lá cũng khiến bóng nổ và gây bỏng cho người chơi. Do đó, các bậc phụ huynh cần cẩn trọng khi mua loại bóng này cho trẻ chơi, tránh hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Theo tìm hiểu của PV Người Đưa Tin, để những quả bóng bay lơ lửng trên không, người bán phải bơm vào bóng khi hydro hoặc khí heli. Heli được cho là an toàn với nhiệt độ, còn hydro khi gặp nhiệt độ sẽ lập tức phát nổ. Vì giá thành chênh lệch, những người bán hàng thường sẽ chọn bơm khí hydro để lợi nhuận cao hơn, đồng nghĩa tính an toàn cho khách hàng không hề được đảm bảo. Không chỉ có những quả bóng galaxy này, những quả bóng bay thông thường cũng có thể phát nổ nếu bên trong được bơm hydro.

N.Giang

Let's block ads! (Why?)

Trải lòng của một ĐBQH nổi tiếng cương trực và thẳng thắn nhưng cũng lắm truân chuyên

Nhiều người thắc mắc rằng, mỗi năm 2 kỳ họp Quốc hội (QH), mỗi kỳ họp kéo dài khoảng 1 tháng, sau đó các Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) sẽ làm gì?

Để hiểu hơn về hoạt động của một ĐBQH mang trên vai niềm tin và sự kỳ vọng của hàng triệu cử tri, PV báo Người Đưa Tin đã có cuộc trò chuyện thân tình với ĐBQH Lê Thanh Vân, Ủy viên Thường trực ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội – người được biết đến bởi sự thẳng thắn, những chất vấn gai góc, nảy lửa. Chính sự thẳng thắn, nảy lửa ấy mà ông còn được cử tri, nhân dân tin yêu ví như một “ngôi sao nghị trường”.

Xã hội - Trải lòng của một ĐBQH nổi tiếng cương trực và thẳng thắn nhưng cũng lắm truân chuyên

ĐBQH Lê Thanh Vân. Ảnh: D.Thu.

PV: Thưa ĐBQH Lê Thanh Vân, trong thời gian QH không họp, ông sử dụng quyền ĐBQH chuyên trách như thế nào? Những kênh ông nắm bắt thông tin từ cử tri ra sao?

ĐBQH Lê Thanh Vân: Là một ĐBQH chuyên trách, ngoài thời gian kỳ họp QH, tôi phải làm việc cùng Thường trực ủy ban Tài chính - Ngân sách, nơi mình là thành viên và công việc của Ủy ban thì rất nhiều, đồng thời còn tham gia các đoàn công tác của QH, UBTVQH. Nhưng, với trách nhiệm là ĐBQH, tôi còn phải thường xuyên tiếp xúc cử tri nơi bầu ra mình, tham gia giám sát, khảo sát, tiếp dân… theo kế hoạch của đoàn ĐBQH. Tôi cũng phải đọc đơn, thư mà cử tri gửi đến, rồi chuyển cho các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền và đôn đốc họ giải quyết để trả lời ý kiến cử tri.

QH làm việc có tính tập thể, mà ở đó mỗi ĐBQH chỉ có tiếng nói và việc làm theo quy định của pháp luật. Tôi đã gắng hết sức để không phụ lòng bao lá phiếu bầu cho mình. Trong muôn vàn đơn, thư mà tôi nhận được, chỉ một vài lá đơn được giải quyết, nhưng cũng chưa thể rốt ráo.

Kênh thông tin chủ yếu của tôi ư? Ngoài những thông tin chính thống được cung cấp, tôi thường đọc sách, báo; xem tivi, nghe đài; nghe dân nói ở các cuộc tiếp xúc cử tri, nghe dân nói ở vỉa hè, quán nước, ở trên những phương tiện giao thông, ở các cuộc gặp gỡ bạn bè… nói chung là đủ tất cả thể loại. Thông tin vô cùng phong phú, nhưng điều quan trọng là phải biết nhận diện đúng, sai từ những thông tin ấy. Thông tin nào có đủ cơ sở tin cậy, thì tôi sử dụng vào công việc của mình.

Tôi chưa bao giờ hài lòng trong hoạt động giám sát của bản thân, vì quyền năng có hạn, mà mong muốn thì nhiều.  

PV:Trong việc phát biểu và chất vấn, ông có gặp trở ngại, sức ép gì không? Làm ĐBQH, nếu hết mình sẽ chẳng dễ dàng, vậy ông đã vượt qua những khó khăn như thế nào?

ĐBQH Lê Thanh Vân: Ai sinh ra trên đời này cũng có cái đầu để nghĩ, cái tai để nghe, cái mắt để nhìn và cái miệng để nói. Chỉ có điều, không phải ai, khi  nhìn thấy, nghe thấy, nghĩ thấy điều sai, nhưng không dám mở miệng mà thôi! Ấy là do bản lĩnh thấp hèn của họ, hoặc là do giữ ghế, sự an toàn cho bản thân và gia đình mà họ phải im lặng. Làm người, mà thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không lên án, thì cuộc sống ấy khác nào tồn tại.

Là một ĐBQH thì lại càng không nên bịt mắt, che tai để im miệng được. Nhưng, thời nay, thì đức tính thẳng thắn có khi lại là một tai họa đối với người trung liêm. Với tôi, nói ra lời ngay để mô tả đúng thực trạng là điều cần thiết. Một ĐBQH mà không dám nói lên tiếng nói của Dân thì hổ thẹn lắm!

Nếu ai đó coi những phát ngôn thẳng thắn, hay chất vấn gai góc của tôi có thể gặp trở ngại, hay sức ép nào đó cũng là chuyện bình thường. Có câu “thẳng thắn, thật thà thì thua thiệt” mà!

Tôi ghét cay, ghét đắng thói xu nịnh, giả dối. Quỳ lạy, van lơn, nịnh bợ hay bỏ tiền ra, để kiếm lấy một chỗ ngồi cho oai không phải là phẩm hạnh của người đường hoàng. Có nhiều kẻ có “chức” mà chẳng có “danh” là vì thế!

Tôi rất thích hai câu của Đức Phật Trần Nhân Tông trong một bài kệ, có tên là “Sơn phòng mạn hứng kỳ nhị”. Trong bài kệ ấy, Phật Hoàng đã viết: “Thị phi niệm trục triêu hoa lạc/ Danh lợi tâm tùy dạ vũ hàn”, có nghĩa là “Thị phi hai tiếng tan theo gió/ Danh lợi lòng đà lạnh với mưa”. Có lẽ, chỉ đạt được cảnh giới của kẻ tu hành, mới ngộ ra điều đó thôi chăng!

PV:Xin hỏi chút riêng tư: Nghe nói dù ông đã đạt số phiếu quá bán khi bầu vào Ban Thường vụ tỉnh ủy Hải Dương trong nhiệm kỳ này, nhưng lại không trúng cử. Ông có phiền muộn về điều ấy không? Cuộc sống riêng của ông hiện nay ra sao?

Đúng là khi bầu vào Ban Thường vụ tỉnh ủy Hải Dương, tôi đã đạt số phiếu quá bán (52,7%), nhưng không được công nhận, vì người ta tính tôi vào cơ cấu của địa phương, mặc dù tôi là cán bộ do Trung ương luân chuyển về. Cũng có nhiều người thắc mắc tại sao lại không công nhận kết quả ấy, vì trong Chỉ thị 36 của Bộ Chính trị không tính những người như tôi vào số lượng cứng của cấp ủy địa phương.

Nhưng, đối với tôi, kết quả đó là vô cùng quan trọng, vì tôi là người từ nơi khác đến và thực trạng của Hải Dương thì cả nước đều biết rồi! Sau khi không trúng Ban Thường vụ, theo phân công của Đoàn Chủ tịch, tôi vẫn điều hành Đại hội một cách bình thường, với một tâm thế nhẹ nhõm, mà không đột quỵ tại chỗ như những trường hợp trước đó. Từ lâu, tôi luôn xác định rất rõ một điều như là nền tảng tinh thần, đó là tổ chức phân công gì thì mình vui vẻ đảm nhiệm thôi, không từ nan. Bản ngã của con người đâu phải vì hư danh, hay những thứ phù du, không có thực.

Tôi nghĩ, hầu hết những người tử tế ở Hải Dương đều biết tôi đã làm gì trong thời gian công tác ở đó. Giữa trời đất và quỷ thần, tôi có quyền nói rằng, mình đã “dĩ công vi thượng”, tuyệt đối không có vi phạm nào, chỉ hết lòng, hết sức bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và không hổ thẹn trước nhân dân Hải Dương về những gì mình đã cống hiến.

Nói về cuộc sống riêng, tôi thấy mình là người thành công ở gia đình, khi giữ được gia phong, trật tự theo đạo đức truyền thống. Khoe chuyện ấy là điều chẳng nên chút nào, nhưng nói về vợ con và gia đình, tôi rất hài lòng và yên tâm. Chỉ có điều, tôi rất lo cho con tôi khi vào đời với những suy nghĩ vô cùng trong sáng của tuổi trẻ trước những cạm bẫy của cuộc đời này.

PV:Trân trọng cảm ơn ông và chúc ông luôn vững vàng, đanh thép như những gì ông đã thể hiện trong nghiệp nghị sĩ của mình!

Let's block ads! (Why?)