Tuesday, June 28, 2016

EU cân nhắc loại bỏ tiếng Anh làm ngôn ngữ chính thức

(ĐSPL) - Tại hội nghị thành viên cấp cao của Liên minh châu Âu EU họp tại Brussels, vấn đề thay đổi ngôn ngữ chính thức là tiếng Anh đang được đưa ra bàn thảo.

Là ngôn ngữ phổ biến thứ hai trên thế giới và hiện đang là ngôn ngữ làm việc chính của EU, tiếng Anh có thể đánh mất vị trí này khi rời khỏi khối, theo lời của một nghị sĩ cấp cao hôm qua (27/6). Việc này nhằm giảm ảnh hưởng của London với khối cộng đồng trên lục địa.

Tiếng Anh có thể đánh mất vị trí thống trị tại EU.

Mỗi nước thành viên đều có quyền đề cử ngôn ngữ chính thức của EU. Mặc dù tiếng Anh đang là ngôn ngữ thông dụng nhất ở châu Âu và là quốc ngữ của 3 nước thành viên nhưng chỉ có tiếng Anh của Đảo Lớn (Britain) là được lựa chọn làm ngôn ngữ chính thức ở Brussels (hai nước còn lại là Ireland và Malta).

Danuta Hubner, chủ tịch Ủy ban các vấn đề hiến pháp của Nghị viện châu Âu đã phát biểu trong một cuộc họp báo về hậu quả pháp lý của việc trưng cầu Anh rời khỏi EU: "Tiếng Anh là ngôn ngữ chính thức của EU bởi sự hiện hữu của Vương quốc Anh. Nếu EU không còn nước Anh, thì cũng không còn tiếng Anh."

Tiếng Anh có thể vẫn là ngôn ngữ làm việc, ngay cả khi nó không còn là ngôn ngữ chính thức. Hubner cũng cho biết thêm rằng việc giữ lại tiếng Anh sẽ cần có sự thỏa thuận của tất cả các quốc gia thành viên. Ông còn đề xuất việc thay đổi quy tắc để các nước có hơn một ngôn ngữ chính thức.

Tiếng Pháp từng được coi là ngôn ngữ chính thức của châu Âu cho đến thập kỉ 90 của thế kỉ trước. Sự gia nhập của Thụy Điển, Phần Lan và Áo làm nghiêng cán cân này, rồi sau đó càng khuếch đại thêm khi các quốc gia Trung và Đông Âu chấp nhận tiếng Anh là ngôn ngữ thứ hai của họ.

Các tài liệu và văn bản chính thức của EU được các nước thành viên dịch sang 24 ngôn ngữ của họ. Khi tiếng Anh đã mất địa vị thống trị, người Anh sẽ phải tự làm việc này.

Tiếng Anh cũng là một trong ba ngôn ngữ được sử dụng để áp dụng khi cấp giấy đăng kí, bằng sáng chế… của EU. Đây là một lợi thế lớn cho những viện nghiên cứu, các công ty nói tiếng Anh trước những đối thủ cạnh tranh nói ngôn ngữ khác.

Người Pháp chưa bao giờ ngừng việc quảng bá ngôn ngữ của mình và mong muốn áp đặt tiếng Pháp trở thành ngôn ngữ làm việc thông dụng. Tuy nhiên số người nói tiếng Pháp chỉ thu hẹp trong nội bộ giới quan chức tại Brussels.

MINH MINH (Theo NST)

Nguồn: Người đưa tin

Xem thêm video tin tức: 

Let's block ads! (Why?)

No comments:

Post a Comment