Thursday, June 28, 2018

Tàu chiến nườm nượp kéo tới tập trận ven Thái Bình Dương RIMPAC

Khoảng 25.000 binh sĩ hải quân và 52 tàu chiến cùng tàu ngầm từ 26 quốc gia, trong đó có Việt Nam, sẽ tham dự cuộc tập trận hải quân Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC).

Cuộc tập trận RIMPAC bắt đầu vào ngày 27/6. Đây là cuộc tập trận hải quân có quy mô lớn nhất thế giới, trong đó các quốc gia tham dự sẽ thực hành với các kịch bản tình huống khác nhau liên quan cứu nạn cứu hộ thiên tai, hoạt động đổ bộ, chống cướp biển, bắn tên lửa, rà soát bom mìn, đảm bảo an ninh hàng hải, chống ngầm và phòng thủ...

Trong thời gian diễn ra tập trận sẽ có một loạt hoạt động bắn đạn thật. Máy bay của Không quân Mỹ sẽ bắn tên lửa chống hạm tầm xa, trong khi Lực lượng phòng vệ trên bộ của Nhật cũng sẽ phóng tên lửa đối hạm từ mặt đất. Ngoài ra, đây là lần đầu tiên lực lượng trên bộ của Washington tham dự RIMPAC với hoạt động phóng tên lửa tấn công của hải quân.

Trong RIMPAC năm nay, Việt Nam được mời tham dự cùng với 25 quốc gia khác bao gồm Australia, Brazil, Brunei, Canada, Chile, Colombia, Pháp, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Israel, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, Hà Lan, New Zealand, Peru, Hàn Quốc, Philippines, Singapore, Sri Lanka, Thái Lan, Tonga, Anh và Mỹ.

Trung Quốc ban đầu được mời tham dự RIMPAC 2018 song sau đó lời mời đã được rút lại vào hồi tháng Năm vì những hành động quân sự hóa trái phép các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp phi pháp ở Biển Đông, theo giới chức Lầu Năm Góc.

Như vậy, tổng cộng năm nay có 26 quốc gia sẽ tham dự RIMPAC, với 25.000 quân nhân, các lực lượng bộ binh từ 18 nước, 47 tàu nổi, 5 tàu ngầm và hơn 200 chiến đấu cơ. Thời gian tập trận từ ngày 27/6 đến 2/8 ở cả quần đảo Hawaii và khu phía Nam California.

Một số hình ảnh tàu chiến các nước tham dự RIMPAC 2018: 

Quân sự - Tàu chiến nườm nượp kéo tới tập trận ven Thái Bình Dương RIMPAC

Tàu HMAS Adelaide (L01) của Australia.

Quân sự - Tàu chiến nườm nượp kéo tới tập trận ven Thái Bình Dương RIMPAC (Hình 2).

HMCS Ottawa (FFH-341) của Canada.

Quân sự - Tàu chiến nườm nượp kéo tới tập trận ven Thái Bình Dương RIMPAC (Hình 3).

Tàu CNS Almirante Lynch (FF-07) của Chile.

Quân sự - Tàu chiến nườm nượp kéo tới tập trận ven Thái Bình Dương RIMPAC (Hình 4).
FS Prairial (F-731) của Pháp.
Quân sự - Tàu chiến nườm nượp kéo tới tập trận ven Thái Bình Dương RIMPAC (Hình 5).
INS Sahyadri (F-49) của Ấn Độ.
Quân sự - Tàu chiến nườm nượp kéo tới tập trận ven Thái Bình Dương RIMPAC (Hình 6).
KRI Martadinata (331) của Indonesia.
Quân sự - Tàu chiến nườm nượp kéo tới tập trận ven Thái Bình Dương RIMPAC (Hình 7).
Tàu JS Ise (DDH-182) và USS William P. Lawrence (DDG-110) của Mỹ và Nhật Bản.
Quân sự - Tàu chiến nườm nượp kéo tới tập trận ven Thái Bình Dương RIMPAC (Hình 8).
Tàu KD Lekiu (FFG-30) của Malaysia.
Quân sự - Tàu chiến nườm nượp kéo tới tập trận ven Thái Bình Dương RIMPAC (Hình 9).
Tàu ARM Usumacinta (A-412) của Hải quân Mexico.
Quân sự - Tàu chiến nườm nượp kéo tới tập trận ven Thái Bình Dương RIMPAC (Hình 10).
Tàu HMNZS Te Mana (F-111) của New Zealand.
Quân sự - Tàu chiến nườm nượp kéo tới tập trận ven Thái Bình Dương RIMPAC (Hình 11).
Tàu BAP Ferré (PM-211) của Peru.
Quân sự - Tàu chiến nườm nượp kéo tới tập trận ven Thái Bình Dương RIMPAC (Hình 12).
Tàu BRP Andrés Bonifacio (FF-17) của Philippines.
Quân sự - Tàu chiến nườm nượp kéo tới tập trận ven Thái Bình Dương RIMPAC (Hình 13).
Tàu ROK Dae Jo Yeong (DDH-977) của Hàn Quốc.
Quân sự - Tàu chiến nườm nượp kéo tới tập trận ven Thái Bình Dương RIMPAC (Hình 14).
Chiến hạm USS Carl Vinson (CVN-70) của Mỹ.

Xem thêm: Bức ảnh về Triều Tiên mang theo nỗi sợ hãi của quân đội Mỹ

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Let's block ads! (Why?)

No comments:

Post a Comment