Saturday, July 30, 2016

Hacker ào ạt tấn công cơ quan công quyền Mỹ

Hàng loạt vụ tấn công mạng nhằm vào các doanh nghiệp, nhà thầu quốc phòng và cơ quan chính phủ Mỹ được xác định do tin tặc Trung Quốc gây ra khiến quan hệ Mỹ - Trung căng thẳng. 

An ninh mạng là một trong những vấn đề khiến quan hệ Mỹ - Trung căng thẳng trong nhiều năm qua

Ngoài những bất đồng về chính sách và thương mại, an ninh mạng là một trong những vấn đề khiến quan hệ Mỹ - Trung căng thẳng trong nhiều năm qua. Từ lâu, các quan chức Mỹ bày tỏ nghi ngờ một chiến dịch tấn công mạng do chính quyền Bắc Kinh bảo trợ đã tấn công ồ ạt các công ty và cơ quan chính phủ Mỹ.

"Đây không chỉ là một sự khiêu khích đơn thuần, đó là vấn đề về an ninh quốc gia và kinh tế của Mỹ", Reuters dẫn lời cố vấn an ninh quốc gia Susan Rice phát biểu hồi tháng 9/2015, trước khi Chủ tịch Tập Cận Bình có chuyến thăm Mỹ.

Những mục tiêu bị tấn công

Hơn 5 năm qua, các cơ quan tình báo Mỹ đã theo dõi một số nhóm tin tặc Trung Quốc, nhận thấy chúng thường tấn công có hệ thống để đánh cắp thông tin từ các nhà thầu quốc phòng, doanh nghiệp và cả cơ quan chính phủ Mỹ. Những mục tiêu thường là các công ty quốc phòng, công ty năng lượng hoặc nhà sản xuất điện tử tại Mỹ. Điều này phù hợp với những ưu tiên chính sách kinh tế của Bắc Kinh giai đoạn hiện nay.

Tuy nhiên, một sự việc nghiêm trọng xảy ra gần nhất là khi Washington nhận thấy hacker dường như thay đổi mục tiêu. Chúng tìm cách “nằm vùng” sâu hơn trong những hệ thống máy tính của chính phủ Mỹ chứa kho dữ liệu khổng lồ của các viên chức liên bang vào mùa hè năm 2015.

Bà Katherine Archuleta, giám đốc Văn phòng quản lý nhân sự (OPM) bất lực trước những truy vấn trong buổi điều trần trước quốc hội hồi tháng 6/2015 về những biện pháp an ninh mạng yếu kém. Ảnh: AP

Tin tặc giấu mình tinh vi đến nỗi chúng không bị phát hiện trong gần 1 năm, và tiến hành những vụ tấn công nhằm đoạt các “đặc quyền quản trị” xâm nhập vào hệ thống máy tính của Văn phòng quản lý nhân sự (OPM), bắt chước nhận dạng của những người được quyền điều hành hệ thống máy tính của OPM.

Mỹ lưu trữ phần lớn dữ liệu của những nhân viên nhà nước trong một hệ thống bảo vệ sơ sài của Bộ Nội vụ, vì giá thành rẻ, và có nhiều không gian để lưu trữ dữ liệu. Trong khi đó, mục tiêu cuối cùng của nhóm tin tặc chính là hàng triệu hồ sơ của những viên chức liên bang hoặc các nhà thầu đã kê khai mẫu đơn SF-86.

“Đây là một vụ gián điệp kinh điển, nhưng nó xảy ra trên phạm vi mà chúng ta chưa từng thấy từ những đối thủ truyền thống. Câu trả lời sẽ không thỏa đáng nếu nói rằng ‘Chúng ta đã phát hiện và ngăn chặn kịp thời’, trong khi lẽ ra chúng ta phải biết được điều đó từ nhiều năm trước”, một quan chức cấp cao nói với báo New York Times.

Bảo mật yếu kém không ngờ

Sau vụ việc, giới chức Mỹ cuống cuồng tìm hiểu, liệu những cơ quan khác có đang lưu trữ các thông tin nhạy cảm nhưng bảo mật yếu kém hay không. Washington không công bố những cơ quan nào trong nhóm nguy cơ cao, nhưng một báo cáo kiểm toán công bố đầu năm 2015 cho thấy các đơn vị bị đánh giá an ninh lỏng lẻo là Cơ quan quản lý hạt nhân (NRC), Sở Thuế vụ (IRS), Bộ Năng lượng, Ủy ban chứng khoán và sàn giao dịch (SEC), và cả Bộ Nội an vốn là cơ quan chịu trách nhiệm trong việc quản lý các hệ thống hạ tầng “sống còn” của đất nước.

Tại NRC, đơn vị quản lý những cơ sở hạt nhân trên khắp nước Mỹ, thông tin về những thành tố quan trọng lại được trữ trong những hệ thống không an toàn, và cơ quan này thậm chí từng mất dấu vết với những laptop chứa dữ liệu quan trọng.

Trong khi đó, máy tính tại IRS thậm chí cho phép nhân viên sử dụng những mật khẩu rất yếu như “password”. Một báo cáo thanh tra cho biết, khoảng 7.329 “điểm yếu tiềm tàng” trong hệ thống ở cơ quan này vì họ chưa cài các bản vá phần mềm.

Trong khi đó, nhóm kiểm toán tại Bộ Giáo dục (cơ quan lưu trữ hàng triệu thông tin nộp đơn vay nợ của sinh viên) lại có thể kết nối với những hệ thống và máy tính lạ mà không hiện cảnh báo. Còn tại SEC, một phần hệ thống không có tường lửa hay biện pháp chống xâm nhập trong nhiều tháng liền.

“Chúng ta không thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo vệ cần thiết trong vấn đề an ninh mạng tầm liên bang”, Lisa Monaco, cố vấn an ninh nội địa của Tổng thống Obama, nói.

Bà Monaco chỉ trích những hệ thống vận hành qua bao thế hệ đã lỗi thời, nhưng vẫn không chịu nâng cấp cho một hệ thống hiện đại và kết nối. Những hệ thống cũ không thể theo dõi những ai đang trực tuyến, và họ đang tuồn ra ngoài loại dữ liệu nào.

Khi điều trần trước quốc hội, nhóm điều tra viên về vụ rò rỉ thông tin viên chức đã rất vất vả để lý giải vì sao hệ thống bảo vệ có thể yếu kém như vậy trong thời gian dài.

Khoảng 22 triệu người bị ảnh hưởng trong đợt tin tặc Trung Quốc tấn công hệ thống lưu trữ dữ liệu của OPM. Ảnh: AP

Giữa tháng 6/2015, giám đốc của OPM là bà Katherine Archuleta đã trải qua 2 giờ điều trần vất vả trước các nghị sĩ. Archuleta không thể lý giải, vì sao cơ quan của bà không tuân thủ những báo cáo của tổng thanh tra đã khuyến nghị từ năm 2010. Khi đó, nhóm thanh tra đã phát hiện những lỗ hổng an ninh và đề nghị tắt (shut down) các hệ thống lưu trữ dữ liệu về lý lịch an ninh (security clearance).

Bà Archuleta cũng không thể giải thích vì sao phần lớn thông tin trong hệ thống không được mã hóa, điều vốn đã thành tiêu chuẩn hiện nay trên các thiết bị như iPhone. Hạ nghị sĩ Stephen F. Lynch (đảng Dân chủ, bang Massachusetts) chỉ trích giám đốc OPM rằng: “Tôi ước gì bà hăm hở và tích cực trong việc bảo vệ thông tin trước các tin tặc, như cách bà giữ khư khư thông tin trước quốc hội và nhân viên liên bang”.

Một số quan chức Nhà Trắng nói việc các cấp quản lý thiếu quan tâm dẫn đến các rắc rối an ninh xảy ra. Tuy nhiên, mãi cho đến khi những vụ tấn công máy tính nhằm vào Cơ quan điều tra Mỹ từ đầu năm 2015, đơn vị chuyên thực hiện những cuộc phỏng vấn để xác nhận lý lịch an ninh cho OPM, thì Washington mới bắt đầu cuống cuồng phát triển kế hoạch sửa chữa các lỗ hổng dễ bị tấn công.

Một quan chức quân sự Mỹ nhận định, các vụ tấn công khi đó lẽ ra phải trở thành cảnh báo quan trọng, nhưng những cơ quan này không đánh giá đúng bản chất sự việc.

Ai đứng sau các nhóm tin tặc?

Những thông tin mà các nhóm tin tặc đã đánh cắp từ OPM được xem là dữ liệu cá nhân rất quan trọng, bao gồm số an sinh xã hội có thể bán được với giá rất cao. James A. Lewis, chuyên gia an ninh mạng tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và An ninh (CSIS) nói các vụ tấn công cho thấy dấu hiệu bảo trợ của nhà nước.

Tuy nhiên, nhóm điều tra liên bang nói họ chưa thể khẳng định sự liên quan giữa những tin tặc với chính quyền Bắc Kinh. Trong khi đó, những nhà nghiên cứu nhận định công cụ và kỹ thuật của các hacker này không khó để xác định, và chúng dường như là tập hợp của nhiều nhóm khác nhau.

Dù có nhiều thông tin chỉ ra sự liên quan giữa các nhóm tin tặc với quân đội và chính quyền Bắc Kinh, Nhà Trắng vẫn chưa công khai chất vấn mối liên kết này, so với việc Tổng thống Obama từng nêu đích danh Triều Tiên đã tấn công hãng phim Sony. Giới chức Nhà Trắng viện dẫn lý do sự việc nhạy cảm có thể ảnh hưởng đến quan hệ với quốc gia lớn thứ 2 thế giới.

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc nhanh chóng lên tiếng phủ nhận các cáo buộc. Người phát ngôn Hồng Lỗi chỉ trích rằng những lời buộc tội là "vô căn cứ, vô trách nhiệm và không chuyên nghiệp".

"Trung Quốc kiên quyết phản đối những hành động tấn công mạng. Chúng tôi cũng xây dựng những điều luật liên quan, và đã ban hành những biện pháp cứng rắn để chống lại hoạt động tin tặc", ông Hồng Lỗi nói.

Khi Chủ tịch Tập Cận Bình công du Mỹ hồi tháng 9/2015, Tổng thống Obama đã gây sức ép với nhà lãnh đạo Trung Quốc về vấn đề tấn công mạng, qua đó đánh cắp những dữ liệu kinh doanh quan trọng. "An ninh mạng là một trong những bất đồng trong quan hệ giữa 2 nước chúng ta", ông Obama nói.

Về phần mình, Chủ tịch Tập khẳng định Trung Quốc không thực hiện, hoặc không hỗ trợ những vụ tấn công mạng nhằm vào Mỹ. Ông Obama hoan nghênh lời cam kết, nhưng nêu rõ Mỹ sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ vấn đề này.

Minh Anh

Nguồn: Zing

Xem thêm video tin tức: 

Let's block ads! (Why?)

Điểm mặt mẫu phụ nữ thích làm người thứ ba

Song Tử (21/5 – 21/6)

Song Tử là điển hình cho mẫu phụ nữ ham thích cái mới lạ, tò mò và có số đào hoa. Vì được nhiều đàn ông theo đuổi và chinh phục, nên nếu không tỉnh táo, cá tính ngang bướng của Song Tử rất dễ biến họ trở thành người thứ ba trong một mối quan hệ rắc rối.

Thêm vào đó, Song Tử có thói quen có mới nới cũ, vì thế dù đang có người yêu nhưng khi gặp đối tượng mới, cảm thấy ưng ý, họ sẵn sàng vứt bỏ người cũ để tiến tới mối quan hệ này. Bản thân Song Tử là người quyến rũ, có khả năng giao tiếp và giỏi chinh phục người đối diện. Nét tính cách này của họ thu hút hầu hết đàn ông, kể cả người có vợ. Đôi khi không phải là vô tình, thậm chí Song Tử còn muốn cố gắng tán tỉnh và “đánh gục” những người đàn ông có vợ để chứng tỏ độ hấp dẫn của mình. Họ coi đó như một chiến tích hơn người và hãnh diện.

Vì được nhiều đàn ông theo đuổi và chinh phục, nên nếu không tỉnh táo, cá tính ngang bướng của Song Tử rất dễ biến họ trở thành người thứ ba trong một mối quan hệ rắc rối. (Ảnh minh họa)

Bài liên quan: 

Cự Giải (22/6 – 22/7)

Cự Giải là mẫu phụ nữ lãng mạn và đa cảm. Họ dễ dàng nảy sinh tình cảm với người đàn ông nào biết cách quan tâm, chăm sóc cho mình. Thông thường, những chàng trai độc thân không làm tốt điều này, thay vào đó, những người đàn ông có vợ thường biết cách lấy lòng chị em phụ nữ hơn. Chính vì vậy, Cự Giải dễ đổ gục trước một người đàn ông đã có gia đình.

Khi đã yêu, Cự Giải hoàn toàn tin tưởng, tin một cách tuyệt đối vào người đàn ông của đời mình. Họ có xu hướng nghĩ rằng anh ấy nói gì cũng là chính xác hết. Bởi vậy, lí trí của họ bị lu mờ bởi tình cảm và vướng vào mối quan hệ mà ở đó mình trở thành kẻ thứ ba. Cho đến khi phát hiện ra mình là người đến sau thì mọi chuyện cũng đã rồi. Thậm chí trong tình huống này, nhiều phụ nữ thuộc cung Cự Giải còn không thể thoát ra được bởi vì họ đã quá yêu, và sống bi lụy, dựa dẫm vào đối phương nên dẫu biết mình sai họ vẫn không dừng lại được.

Khi đã yêu, Cự Giải hoàn toàn tin tưởng, tin một cách tuyệt đối vào người đàn ông của đời mình. Họ có xu hướng nghĩ rằng anh ấy nói gì cũng là chính xác hết. (Ảnh minh họa)

Bạch Dương (21/3 – 19/4)

Bạch Dương vô cùng hiếu thắng và luôn muốn chinh phục được mọi mục tiêu mà mình đặt ra, kể cả mục tiêu đó đã có vợ đi chăng nữa. Bạch Dương sống và làm việc theo cảm tính, lại thêm tính bất cần nên họ không tính toán nhiều trong tình cảm. Một khi đã thích, họ sẽ giành bằng được. Vướng vào mối quan hệ tay ba nhưng họ lại luôn nghĩ “Không còn tình yêu, vợ chồng họ nên chia tay để anh ấy đến với mình”. Họ có quan điểm, người kia mới là kẻ phá đám tình yêu chân chính của mình chứ không phải mình là kẻ thứ ba.

Bạch Dương sống cố chấp. Khi đã cảm thấy yêu, họ không màng tới tâm trạng của người khác mà chỉ nghĩ được cho tình yêu của mình. Vì thế. Bạch Dương sẽ dùng mọi khả năng quyến rũ của mình để giành đối phương về tay.

Tình yêu - Giới tính - Tôi hay chị là kẻ thứ ba?Tôi hay chị là kẻ thứ ba?Tôi muốn được nhìn thấy chị, gật đầu chào đầy trân trọng vì đó là tình cũ của chồng thay việc phải khoác vai anh ấy ngoảnh mặt...

Let's block ads! (Why?)

Giá vàng hôm nay (30/7): Đồng loạt tăng

  Giá vàng hôm nay (30/7): Đồng loạt tăng - Ảnh 1

Giá vàng được trợ lực tăng cao.

Theo tin tức cập nhật mới nhất, giá vàng hôm nay (30/7) trên thị trường thế giới tiếp tục tăng cao.

Cụ thể, lúc 14h59 giờ New York (1h59 sáng ngày 30/7 theo giờ Việt Nam) giá vàng giao ngay tăng 1,4% lên 1.353,44 USD/ounce. Trong phiên có lúc giá chạm 1.353,9 USD/ounce sau khi số liệu GDP của Mỹ được công bố.

Kết thúc cuộc họp trong hai ngày 28-29/7, Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) đã quyết định nới lỏng thêm nữa chính sách tiền tệ để đẩy lui giảm phát và hỗ trợ đà phục hồi của nền kinh tế, đề phòng bất kỳ tác động tiêu cực nào từ việc nước Anh rời khỏi Liên minh châu Âu.

Ông Dominic Schnider thuộc công ty quản lý tài sản UBS có trụ sở tại Hong Kong cho biết có lẽ tại thời điểm này, giá vàng được hưởng lợi phần nào từ quyết sách của BOJ.

Trong kinh doanh các kim loại quý khác, giá bạc giao ngay tăng 0,9% lên 20,33 USD/ounce, giá bạch kim tăng 2,7% lên 1.157,6 USD/ounce và giá palladium tăng 2,7% lên 713,9 USD/ounce.

Tại thị trường trong nước, giá vàng hôm nay (30/7) cũng tăng nhẹ.

Cụ thể, giá vàng SJC tại thị trường Hà Nội giao dịch quanh mức 36,55 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào và 36,85 triệu đồng/lượng chiều bán ra. Như vậy giá vàng SJC tăng thêm khoảng 100-130.000 đồng/lượng so với mức 36,45 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào và 36,72 triệu đồng/lượng chiều bán ra cùng thời điểm ngày hôm qua.

Giá vàng SJC giao dịch tại thị trường TP.HCM niêm yết tại mức 36,55 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào và 36,83 triệu đồng/lượng chiều bán ra, cũng tăng nhẹ cả hai chiều giao dịch so với mức 36,45 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào và 36,70 triệu đồng/lượng chiều bán ra trước đó.

Tin nhanh, giá vàng SJC tại tập đoàn Doji tại Hà Nội và TP.HCM lần lượt giao dịch ở mức 36,65 triệu đồng/lượng chiều mua vào và bán ra ở mức 36,80 triệu đồng/lượng; 36,70 triệu đồng/lượng chiều mua vào và bán ra ở mức 36,80 triệu đồng/lượng.

Trong khi đó, giá vàng SJC giao dịch tại một số ngân hàng như VietinBank Gold là 36,31 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,57 triệu đồng/lượng (bán ra); TPBank Gold là 36,70 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,80 triệu đồng/lượng (bán ra).

Kiều Hương (T.H)

Let's block ads! (Why?)

Quân đội Syria giao tranh ác liệt với phiến quân tại đông Ghouta

Đoạn video do al-Masdar News đăng tải, ghi lại cảnh chiến đấu ác liệt của Quân đội Syria tại thành trì của phiến quân Jaish al-Islam ở đông Ghouta.

Trong một tuần gần đây, nhiều trận đánh lớn giữa quân đội chính phủ và các nhóm phiến quân đã diễn ra trong thị trấn Hawsh al-Fara nằm ở phía bắc vùng đông Ghouta.

Nếu giải phóng được thị trấn này, lợi thế lớn sẽ nghiêng về phía các lực lượng chính phủ đồng thời gây ra sự sụp đổ các tuyến phòng thủ của lực lượng Hồi giáo cực đoan trên nhiều mặt trận ở phía bắc vùng đông Ghouta.

  Quân đội Syria giao tranh ác liệt với phiến quân tại đông Ghouta - Ảnh 1

Quân đội Syria giao tranh ác liệt với phiến quân tại đông Ghouta.

Phan Hoàng

Let's block ads! (Why?)

Lại xảy ra xả súng nhằm vào cảnh sát ở Mỹ

Một sĩ quan cảnh sát đã thiệt mạng và một người khác bị thương trong vụ xả súng xảy ra ngày 29/7 tại một trạm kiểm soát giao thông ở thành phố San Diego (Mỹ).

Lại xảy ra xả súng nhằm vào cảnh sát ở Mỹ - Ảnh 1Phóng to

Cảnh sát phong tỏa hiện trường.

Cảnh sát trưởng thành phố San Diego, Shelley Zimmerman cho biết sau khi nhận được điện của các cảnh sát yêu cầu tiếp viện khẩn cấp, lực lượng an ninh đã lập tức có mặt tại hiện trường.

Cảnh sát đã bắt giữ một đối tượng nam giới thuộc cộng đồng nói tiếng Tây Ban Nha và đang truy lùng nghi can thứ hai. Hai cảnh sát đã bị bắn, trong đó một người đã tử vong khi được đưa tới bệnh viện. Hiện vụ việc đang được điều tra làm rõ.

Vụ việc xảy ra trong bối cảnh nước Mỹ vẫn chưa hết bàng hoàng sau các vụ xả súng nhằm vào lực lượng thực thi pháp luật Mỹ ở 2 thành phố Dallas và Baton Rouge thuộc bang miền Nam Louisiana. Kiểm soát súng đạn hiện là một trong những nội dung nóng nhất của xã hội Mỹ. Thống kê cho thấy mỗi ngày tại Mỹ có tới 90 nguời chết do súng đạn.

Nguồn: baotintuc.vn

Let's block ads! (Why?)

Máy bay NATO tham gia việc bắn hạ Su-24 Nga ở Syria

(ĐSPL) - Cựu nghị sĩ Quốc hội Đức Willy Wimmer cho rằng có một máy bay Mỹ và một máy bay AWACS tham gia vụ bắn hạ chiến đấu cơ Su-24 của Nga tại Syria.

Theo TTXVN, cựu Phó Chủ tịch Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE), cựu nghị sĩ Quốc hội Đức Willy Wimmer tuyên bố với Sputnik rằng máy bay tiêm kích đa năng Su-24 của Nga đã bị máy bay chiến đấu Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ trên bầu trời Syria ngày 24/11/2015 dưới sự bảo trợ của NATO.

Ông Wimmer nói: "Theo thông tin của tôi, trong vụ việc này có một máy bay Mỹ và một máy bay AWACS (máy bay có hệ thống kiểm soát và cảnh báo sớm) của một nước Arập cùng tham gia. Một máy bay như máy bay ném bom của Nga, không thể dễ dàng bắn hạ như vậy".

Su-24 bị bắn cháy khi đang bay sát không phận Syria.

Tờ Lao Động đưa tin, ông Wimmer giải thích rằng NATO có bản hướng dẫn hành động như thế nào trong trường hợp vi phạm không phận: các cơ quan điều khiển chuyến bay dân dụng thiết lập liên lạc với máy bay vi phạm đồng thời cảnh báo phi công về hành vi vi phạm.

Nếu điều này là không đủ, các cơ quan quân sự sẽ vào cuộc. Trong thời bình, biện pháp cực đoan mà họ có thể lựa chọn — là buộc các phi công hạ cánh.

Theo ông Wimmer, "những điều đã xảy ra ở đó không tương ứng với quy định thông lệ quốc tế. Họ đã bắn hạ máy bay Nga, bởi vì họ đã rất muốn bắn hạ nó xuống". Ông cho rằng nguyên nhân của vụ việc là lợi ích chính trị, cụ thể là mong muốn tiêu diệt các mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Nga.

Theo Dân Việt, tháng 11/2015, máy bay Su-24 của quân đội Nga đã bị máy bay Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ. Giới chức Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng máy bay Nga đã xâm phạm không phận nước này. Nga bác bỏ mọi cáo buộc trên và sau đó liên tiếp áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế lên chính quyền Ankara.

Phi công chiếc Su-24 nhảy dù thành công nhưng bị phiến quân nổi dậy ở Syria bắn chết. Ngày 28.6, Nga thông báo rằng tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã xin lỗi Tổng thống Putin vì vụ việc. Tuy nhiên Thủ tướng Binali Yildrim tuyên bố ngày 29.6 rằng Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không bồi thường về thiệt hại gây ra.

Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ cho biết điều tra đang được thực hiện và sẽ kết tội cá nhân liên quan tới vụ giết hại phi công Nga. Sau khi gửi lời xin lỗi tới Putin, tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tin rằng Ankara sẽ “nhanh chóng bình thường hóa quan hệ với Moscow”. Tuy nhiên, điện Kremlin vẫn tỏ ra thận trọng.

GIA BẢO (Tổng hợp)

Nguồn: Người Đưa Tin

Video tin tức được xem nhiều:

Let's block ads! (Why?)

5 lý do ông Trump có thể thành tổng thống Mỹ

Tạp chí "Forbes" vừa đăng bài phân tích về cuộc bầu cử tổng thống Mỹ của nhà làm phim tài liệu nổi tiếng Michael Moore, người mà hè năm 2015 đã dự đoán rằng tỷ phú Donald Trump sẽ trở thành ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa. Theo bài phân tích này, chiến thắng cuối cùng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ diễn ra vào ngày 8/11 tới sẽ thuộc về ông Donald Trump với 5 lý do sau.

Thứ nhất, sự ủng hộ của công nhân vùng Trung Tây nước Mỹ. Theo ông Moore, ứng cử viên Donald Trump sẽ tập trung vận động tại 4 bang là Michigan, Ohio, Pensilvania và Wisconsin (vốn hay bỏ phiếu cho đảng Dân chủ). Tại cuộc bầu cử sơ bộ vào tháng 3 vừa qua, bang Michigan có số cử tri bỏ phiếu cho đảng Cộng hòa đông hơn là cho đảng Dân chủ.

Theo kết quả thăm dò dư luận gần đây, ông Donald Trump đang dẫn trước bà Hillary Clinton tại bang Pensilvania và có tỷ lệ ủng hộ ngang nhau tại bang Ohio. Nguyên nhân của sự đảo chiều này có thể do ông trùm bất động sản đã đánh trúng tâm lý cử tri ở 4 bang trên khi lên tiếng chỉ trích vợ chồng bà Clinton ủng hộ các hiệp định thương mại tự do (FTA), gây khó khăn cho sản xuất tại 4 bang công nghiệp ở phía Bắc vùng Trung Tây. Ứng cử viên Donald Trump sẽ tiếp tục sử dụng về vấn đề này cũng như Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) để công kích đối thủ. Theo ông Moore, điều mà ông Donald Trump cần để giành chiến thắng vào tháng 11 tới không phải là thắng lợi ở bang Florida, Colorado hay Virginia, mà chính là 4 bang Michigan, Ohio, Pensilvania và Wisconsin.

Nhiều người cho rằng ông Trump có thể trở thành tổng thống Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN


Thứ hai, sự ủng hộ của cử tri nam da trắng. Mỹ đã có truyền thống 240 năm được lãnh đạo bởi các tổng thống thuộc phái mạnh. Do vậy, việc ứng cử viên Hillary Clinton lên nắm quyền lãnh đạo đất nước sẽ làm đàn ông da trắng Mỹ cảm thấy quyền lực bị tuột mất khỏi tầm tay của họ. Hơn nữa, sau 8 năm cầm quyền của một tổng thống da màu, việc một tổng thống nữ lên thay sẽ mở đường cho các khả năng như một người đồng tính hoặc chuyển giới... trở thành tổng thống Mỹ tương lai, điều mà cử tri nam da trắng sẽ không cho phép. Do vậy, cử tri nam gốc Âu sẽ bỏ phiếu cho ứng cử viên đảng Cộng hòa.

Thứ ba, sự hạn chế của bà Hillary Clinton. Ông Moore nhấn mạnh rằng trở ngại chính của cựu đệ nhất phu nhân chính là danh tiếng hết sức hạn chế của bà, thậm chí ngay cả trong nội bộ đảng Dân chủ, gây bất lợi cho việc thu hút lá phiếu của các cử tri độc lập. Ông cho biết: "Gần 70% người đi bỏ phiếu nghĩ rằng bà Hillary Clinton không đáng tin cậy hoặc là người không trung thực. Bà đại diện cho nền chính trị cũ, lỗi thời. Cử tri dân chủ và tất nhiên là các cử tri độc lập sẽ không hứng thú bỏ phiếu cho bà Hillary Clinton như họ từng làm với ông Barack Obama hoặc với ứng cử viên Bernie Sanders tại vòng bầu cử sơ bộ".

Thứ tư, sự chán nản của các cử tri trước đây ủng hộ ông Sanders. Những cử tri ủng hộ thượng nghị sĩ Bernie Sanders không vui vẻ gì khi bà Hillary Clinton được đề cử mặc dù họ sẽ tiếp tục ủng hộ đảng Dân chủ song với tâm lý chán nản. Các cử tri này sẽ không giúp vận động thêm người bỏ phiếu ủng hộ bà Hillary Clinton. Các cử tri trẻ tuổi cũng sẽ không bỏ phiếu cho ông Donald Trump nhưng nhiều người sẽ ở nhà và không đi bỏ phiếu. Việc chọn thượng nghị sĩ Tim Kaine làm ứng cử viên phó tổng thống chỉ là một ví dụ nữa về việc bà Hillary Clinton đang tự làm mất lá phiếu ủng hộ của các cử tri trẻ tuổi.

Thứ năm, hiệu ứng Jesse Ventura. Nhà làm phim Michael Moore cũng chỉ ra rằng không được xem nhẹ “khả năng cử tri trở thành kẻ ác”, thậm chí là “vô chính phủ”. Ông cảnh báo sẽ có hàng triệu người bỏ phiếu ủng hộ ứng cử viên Donald Trump không phải vì đồng ý với chính sách tranh cử của ông này, mà đơn giản là vì họ muốn khẳng định mình có thể tự ý làm như vậy. Theo hướng này, ông Moore đã gợi nhớ lại câu chuyện diễn ra vào những năm 1990 ở bang Minnesota, khi người dân đã bầu chọn đô vật chuyên nghiệp Jesse Ventura làm thống đốc bang, thể hiện tâm lý chống lại hệ thống chính trị yếu kém của cử tri.

Nguồn: TTXVN

Video tin tức được xem nhiều:

Let's block ads! (Why?)