Thursday, June 30, 2016

Đáp trả vụ đánh bom Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ tiêu diệt 250 phiến quân IS

Fox News dẫn nguồn tin từ một quan chức quốc phòng Mỹ cho biết, đợt không kích diễn ra khi đoàn xe của phiến quân Hồi giáo IS đang cố rời khỏi một khu dân cư ở ngoại ô phía nam thành phố Fallujah.

Ít nhất 40 phương tiện di chuyển đã bị phá hủy trong đợt không kích này, quan chức Mỹ nói trên Reuters. Đây được coi là một trong những cuộc không kích gây thương vong nặng nề nhất cho IS.

  Đáp trả vụ đánh bom Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ tiêu diệt 250 phiến quân IS - Ảnh 1
Tính riêng trong ngày 29/6, Mỹ đã tiến hành 15 đợt không kích ở Syria và 17 lần không kích ở Iraq, nhằm vào các mục tiêu Nhà nước Hồi giáo (IS).

Đợt tấn công của Mỹ diễn ra chưa đầy 24 giờ sau khi ba vụ đánh bom tự sát liên tiếp xảy ra tại sân bay Ataturk, Istanbul khiến ít nhất 42 người thiệt mạng. Phiến quân IS bị tình nghi đứng đằng sau vụ việc, theo giới chức Mỹ.

Cùng ngày, Giám đốc CIA John Brennan nói vụ tấn công "mang những đặc trưng nổi bật của IS". Ông Brennancảnh báo IS có âm mưu thực hiện các cuộc tấn công tương tự như ở sân bay Istanbul trên đất Mỹ.

Hồi đầu tháng này, ông Brennan nói với Quốc hội Mỹ rằng cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo (IS) vẫn chưa cắt đứt hoàn toàn chân rết của IS trên toàn cầu. Không loại trừ khả năng, IS muốn tổ chức thêm nhiều vụ tấn công ở phương Tây và gây kích động bạo lực bằng "những con sói đơn độc".

Theo CIA, IS đã chiêu mộ được số lượng lớn các tay súng trung thành đến từ phương Tây, những người sẵn sàng tiến hành tấn công khủng bố ở quê nhà.

Tối muộn ngày 29/6, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tuyên bố, Ankara sẽ vượt qua các nhóm khủng bố, bao gồm cả phiến quân ly khai người Kurd và IS, tổ chức vốn đang tăng cường tấn công nhằm vào Thổ Nhĩ Kỳ.

Phát biểu tại bữa ăn tối nhanh trong tháng Ramadan, ông Erdogan cáo buộc các tổ chức khủng bố đang cố gắng ngăn cản tham vọng của Thổ Nhĩ Kỳ, bao gồm việc trở thành một trong số 10 quốc gia có nền kinh tế mạnh mẽ nhất và xây dựng những sân bay lớn nhất trên thế giới.

"Dù là Đảng Công nhân người Kurd ở Thổ Nhĩ Kỳ (PKK), DHKP-C hay IS... đều sẽ không thể làm Thổ Nhĩ Kỳ thay đổi mục tiêu", ông Erdogan nói, ám chỉ các tay súng ly khai người Kurd và phiến quân IS.

Theo nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ, những kẻ gây ra vụ tấn công sân bay nước này hôm 28/6 không phải là "người Hồi giáo" và "đã chuẩn bị cho kết cục ở địa ngục".

Ông Erdogan cũng cảm ơn các nhà lãnh đạo thế giới, bao gồm Tổng thống Mỹ Barack Obama và Tổng thống Nga Vladimir Putin vì đã gửi lời chia buồn đến người dân Thổ Nhĩ Kỳ trong thời khắc khó khăn nhất.

Đăng Nguyễn

Let's block ads! (Why?)

Những vụ đánh bom sân bay gây chấn động

(ĐSPL) – Vụ tấn công vào sân bay Ataturk Istanbul vào rạng sáng 29/6 là vụ đánh bom sân bay mới nhất trong một loạt các vụ tấn công tương tự tại các sân bay trên thế giới.

• 26/06/2016 - Ba nghi phạm đánh bom tự sát thuộc nhóm Nhà nước Hồi giáo IS đã tấn công vào nhà ga quốc tế của sân bay Ataturk ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, giết chết ít nhất 36 người và làm bị thương nhiều người khác.

Các nhân viên y tế đưa người bị thương tới bệnh viện sau vụ đánh bom tự sát tại sân bay Ataturk ở Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ.

• 12/06/2016 - Vụ nổ tại khu vực check-in thuộc sân bay quốc tế Phố Đông (Pudong), Thượng Hải, một trong hai sân bay đông đúc nhất Trung Quốc,  đã làm bị thương 4 người. Vụ nổ được thực bằng cách sử dụng pháo hoa nhồi vào bên trong chai bia rỗng.

• 22/03/2016 - 16 người đã bị thiệt mạng trong hai vụ đánh bom tự sát liên tiếp tại các quầy check-in tại sân bay Brussels. Nhóm Nhà nước Hồi giáo nhận trách nhiệm về vụ tấn công này. Một vụ nổ tiếp theo tại một ga tàu điện ngầm ở Brussels sau đó đã giết chết hơn 16 người.

• 07/03/2016 - Một quả bom đã phát nổ trong túi hành lý tại sân bay trong một thị trấn vùng trung Somali, làm bị thương ba người. Phiến quân thuộc tổ chức Hồi giáo cực đoan của Somalia, al-Shabab, đã nhận trách nhiệm vụ nổ.

• 28/12/2015 - Một vụ đánh bom xe tự sát đã giết chết ít nhất một thường dân, làm bị thương 13 người khác ở gần lối vào phía đông của sân bay quốc tế Kabul. Tổ chức khủng bố Taliban nhận trách nhiệm về vụ tấn công.

• 17/08/2015 - Vụ nổ gần sân bay quốc tế Kabul xảy ra bởi một xe đánh bom tự sát. Cảnh sát cho biết xe của kẻ đánh bom tự sát đã đâm vào cửa trước của sân bay. Không có thương vong được báo cáo.

• 03/02/2015 - Hai vụ nổ đã được ghi nhận tại sân bay quốc tế Cairo. Các quan chức nói rằng một quả bom đã được đặt tại sảnh đến của hãng EgyptAir. Một quả khác đặt gần đồn cảnh sát tuần tra ở bãi đậu xe của sân bay. Rất may không có ai bị thương.

• 11/12/2013 – Một xe bom phát nổ bom gần nơi cổng vào do quân đội NATO sử dụng ở khu vực phía bắc của sân bay Kabul. Taliban nhận trách nhiệm về vụ nổ không gây thương vong này.

MINH MINH (Theo NST)

Nguồn: Người đưa tin

Let's block ads! (Why?)

Điều gì sẽ xảy ra sau phán quyết của PCA về Biển Đông?

Liệu Trung Quốc có làm điều gì tồi tệ không? Mỹ, cùng với các nước bạn bè và đồng minh, cho rằng một phán quyết chính thức của một tòa án được quốc tế công nhận sẽ gia tăng áp lực lương tâm và ngoại giao đối với Bắc Kinh.

Tàu Trung Quốc tiến sát tàu cá Philippines gần Scarborough. - Ảnh: AP.

Trang mạng “Straistimes” ngày 28/6 có đăng bài phân tích về tình hình Biển Đông với tiêu đề “Biển Đông: Sau phán quyết The Hague sẽ là gì?” của tác giả Hugh White, Giáo sư nghiên cứu chiến lược thuộc Đại học Quốc gia Australia tại Canberra.

Theo bài viết, có 2 viễn cảnh có thể xảy ra: một là Trung Quốc lờ đi phán quyết và vẫn tiếp tục hành xử như trước; và hai là Trung Quốc tức tối leo thang căng thẳng ở khu vực, thách thức sức mạnh Mỹ.

Sắp tới đây, Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) tại The Hague sẽ ra phán quyết đối với vụ kiện mà Philippines đưa ra về tính pháp lý của một số tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông. Sự chú ý hiện đang tập trung phần lớn vào phán quyết của tòa đối với những tuyên bố của Trung Quốc về quyền sở hữu không rõ ràng toàn bộ vùng lãnh hải nằm trong “đường 9 đoạn” mà nước này tự vạch ra. Các nước trong và cả ngoài khu vực, nhất là Mỹ- nước hy vọng và trông đợi tòa sẽ bác bỏ những tuyên bố của Trung Quốc - đang hết sức chờ đợi phán quyết. Song phán quyết sẽ đem lại điều gì khác biệt, dù giả sử- theo như đa số các chuyên gia- rằng nó sẽ chống lại Trung Quốc trong các vấn đề quan trọng này? Bắc Kinh đã từ chối công nhận sự phân xử của tòa, không tham gia các phiên tòa, và liên tiếp tuyên bố rằng họ sẽ không quan tâm tới phán quyết.

Liệu Trung Quốc có làm điều gì tồi tệ không? Mỹ, cùng với các nước bạn bè và đồng minh, cho rằng một phán quyết chính thức của một tòa án được quốc tế công nhận sẽ gia tăng áp lực lương tâm và ngoại giao đối với Trung Quốc để Bắc Kinh ngừng đưa ra những tuyên bố chủ quyền và lãnh hải phi lý một cách mạnh mẽ như thế. Washington dường như tin rằng đối mặt với một phán quyết không có lợi, Bắc Kinh rốt cuộc sẽ phải thấy rằng tổn thất về mặt ngoại giao đối với vị thế của mình ở Đông Nam Á đã trở nên quá lớn.

Song những bằng chứng mới đây nhất lại cho thấy điều khác. Tuần vừa qua, Trung Quốc để căng thẳng leo thang với cường quốc quan trọng nhất của Đông Nam Á- Indonesia. Bắc Kinh đã phản đối mạnh mẽ việc Indonesia có phản ứng mạnh đối với các tàu đánh cá hoạt động ở khu vực mà Jakarta tuyên bố là Vùng đặc quyền kinh tế của mình xung quanh Đảo Natuna. Khu vực này cũng nằm trong “đường 9 đoạn” phi lý của Trung Quốc.

Phản ứng của Trung Quốc ngay lập tức đã khiến Indonesia có những hành động cứng rắn đáng ngạc nhiên. Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã ra lệnh cho Lực lượng Vũ trang Quốc gia Indonesia (TNI) triển khai thêm lực lượng tới khu vực này và đích thân cùng các bộ trưởng thực hiện một chuyến đi đáng chú ý tới thực địa nhằm nhấn mạnh tính nghiêm túc của Jakarta. Vậy mà Trung Quốc xem ra không quá lo lắng. Không thấy có dấu hiệu rằng các lãnh đạo Trung Quốc đang bắt đầu cảm thấy áp lực ngoại giao.

Và điều đó đặt ra một câu hỏi: Điều gì sẽ xảy ra tiếp nếu Trung Quốc cứ lờ đi phán quyết của tòa? Cụ thể thì Washington sẽ làm gì?

Ngày 23/6, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tuyên bố số lượng các quốc gia "ủng hộ" Trung Quốc đang tăng lên từng ngày. Những phát ngôn như vậy bị cộng đồng quốc tế nghi ngờ.

Rõ ràng Washington sẵn sàng cho những rắc rối. Trong một vài tháng qua, Mỹ đã phản ứng trước cái mà nước này coi là sự leo thang gây bất ổn của Bắc Kinh bằng cách cử thêm lực lượng của mình tới khu vực. Đỉnh điểm là việc triển khai hai đội tàu sân bay tới Philippines trong những ngày vừa qua. Đây là sự phô trương công khai lớn nhất sức mạnh quân sự Mỹ ở Tây Thái Bình Dương kể từ khi nước này đưa hai tàu sân bay để đối đầu với Trung Quốc trong cuộc khủng hoảng ở Đài Loan (Trung Quốc) năm 1996. Động thái này đơn thuần là gửi một thông điệp rõ ràng về quyết tâm của Washington.

Song, chính xác là quyết tâm làm cái gì?

Hãy xem xét hai viễn cảnh. Trong viễn cảnh thứ nhất, Trung Quốc không làm gì ngoài việc đưa ra bác bỏ có lời lẽ mạnh mẽ để phản ứng lại phán quyết của tòa. Nước này không dừng lại ở những gì đang làm mà tiếp tục những bước đi chậm, không công khai nhằm mở rộng sự hiện diện và tăng cường vị thế của mình tại các khu vực tranh chấp. Trong trường hợp này, khi Trung Quốc không có hành động phản ứng nào quá khiêu khích, sẽ khó mà thấy Mỹ có thể làm gì với toàn bộ lực lượng quân sự mà họ đã triển khai.

Trong viễn cảnh thứ hai, Trung Quốc quyết định phải có phản ứng mạnh hơn nữa trước phán quyết bất lợi của PCA. Ví dụ, Trung Quốc có thể tuyên bố áp đặt Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) ở Biển Đông, như đã làm ở Biển Hoa Đông năm 2013. Hoặc có thể Trung Quốc tiếp tục xây đảo nhân tạo và tạo thêm một căn cứ mới trên bãi Scarborough, như đã làm ở các bãi đá khác trong những năm qua. Trung Quốc đã chiếm bãi Scarborough- nằm khá gần Phillipines - từ tay Philippines năm 2012.

Mỹ đã cảnh cáo Trung Quốc không được thực hiện các bước tiến này, và việc triển khai quân đội của Mỹ rõ ràng là nhằm hậu thuẫn cho những cảnh báo trên. Dường như Mỹ gửi thông điệp rằng Washington sẽ sẵn sàng dùng lực lượng quân sự để đáp trả bất cứ động thái nào của Trung Quốc nhằm tiếp tục mở rộng ảnh hưởng của mình ở Đông Nam Á.

Cách đe dọa thẳng thừng kiểu này đã có tác dụng 20 năm trước về vấn đề Đài Loan. Song khi đó, Trung Quốc không có cách nào khả dĩ có thể đánh đắm tàu sân bay Mỹ, và thiệt hại kinh tế nếu đoạn tuyệt với Bắc Kinh xem ra có thể chấp nhận được. Còn giờ mọi chuyện đã khác: Bất cứ một vụ đụng độ quân sự nào với Trung Quốc sẽ đem lại những nguy cơ chiến lược và tổn hại kinh tế không lường hết được. Sẽ khó mà hình dung Tổng thống Barack Obama điềm tĩnh và đầy tính toán lại chấp nhận những chi phí và nguy cơ như thế. Việc một tổng thống mới sẽ được bầu vào tháng 11 tới và nhậm chức tại Nhà Trắng vào tháng 1/2017 đơn thuần chỉ càng làm tăng thêm tình trạng không rõ ràng của Nhà Trắng.

Điều đó đặt ra câu hỏi: Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Bắc Kinh cố thách thức Mỹ, và xúc tiến tiếp các động thái khiêu khích như đã nói ở trên?

Washington lúc đó sẽ phải đối mặt với những lựa chọn tai hại. Hoặc là rút lui, thừa nhận uy thế khu vực đang lên của Trung Quốc và đồng thời từ bỏ vai trò lãnh đạo của Mỹ; hoặc là dấn thân vào một cuộc đụng độ vũ trang mà có thể leo thang thành một cuộc xung đột lớn. Liệu Bắc Kinh có mạo hiểm thách thức Mỹ? Hi vọng rằng không, nhưng mọi sự vẫn có thể xảy ra, và khiến tình hình có khả năng trở nên rất nguy hiểm.

Theo TTXVN

Video tin tức được xem nhiều:

Let's block ads! (Why?)

Kim Jong-un có thêm chức mới

(ĐSPL) – Hôm 30/6, Triều Tiên đã thiết lập Ủy ban điều hành tối cao mới và bổ nhiệm ông Kim Jong-un làm chủ tịch.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. - Ảnh: Reuters.

Theo Vnexpress, Quốc hội Triều Tiên (SPA) đã nhất trí bầu ông Kim Jong-un làm Chủ tịch Ủy ban Các vấn đề Quốc gia. Cơ quan này sẽ thay thế Ủy ban Quốc phòng Quốc gia Triều Tiên và bao gồm các cán bộ dân sự.

Phát biểu về việc bổ nhiệm, Chủ tịch SPA Kim Yong-nam nói đây là "niềm tin không thể lay chuyển và ý chí kiên định của toàn bộ quân nhân tại ngũ và người dân Triều Tiên trong việc tán thành ông Kim Jong-un... ở vị trí tối cao DPRK (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên )".

Theo VOV, hiện ông Kim Jong-un đang nắm nhiều chức danh quan trọng hàng đầu của Triều Tiên như Chủ tịch Đảng Lao động Triều Tiên (WPK) và Chủ tịch thứ nhất Ủy ban Quốc phòng (NDC). Với việc nắm giữ chức vụ cao nhất của nhà nước và chức vụ cao nhất của đảng, ông Kim Jong-un trở thành nhà lãnh đạo cao nhất của Triều Tiên.

Ủy ban Quốc vụ thực chất là Ủy ban Nhân dân Trung ương của Triều Tiên được cố Chủ tịch Kim Nhật Thành sáng lập vào năm 1972 để giám sát quân đội cũng như các bộ phận khác của chính quyền dân sự.

Tuy nhiên, cố lãnh đạo kế nhiệm là Kim Jong-il đã dẹp bỏ ủy ban này trong thời gian lãnh đạo đất nước và củng cố thêm vai trò của Ủy ban Quốc phòng với chính sách ưu tiên cho quân đội.

Việc ông Kim Jong-un phục hồi cơ cấu quyền lực của cố Chủ tịch Kim Nhật Thành, theo giới phân tích, có thể làm giảm bớt ảnh hưởng của quân đội và làm cho những người cố vấn chính trị của Đảng Lao động có tiếng nói mạnh hơn.

Tháng 5/2016, nhà lãnh đạo Kim Jong-un cũng đã ngả về phong cách lãnh đạo của ông nội ông qua việc triệu tập Đại hội Đảng Lao động sau 36 năm, và đó được coi là một bước tiến để củng cố thêm quyền lực và thúc đẩy cho chương trình nghị sự của mình.

GIA BẢO (Tổng hợp)

Nguồn: Người Đưa Tin

Video tin tức được xem nhiều:

Let's block ads! (Why?)

Glimmer - Ứng dụng báo thức giao diện tuyệt đẹp dành cho smartphone

Glimmer là ứng dụng báo thức với giao diện tuyệt đẹp nhằm gây sự chú ý để người dùng mở mắt và thoát khoải giấc ngủ của mình.

Glimmer là một ứng dụng đồng hồ báo thức khá hay bởi khi bạn khởi động và đặt chế độ hẹn giờ , thì ứng dụng này sẽ hiển thị một màn hình live theo thời gian thực ngay trên màn hình điện thoại của bạn . Lúc này ngay trên màn hình nếu bạn theo dõi sẽ thấy 1 khung cảnh bản đêm và dần dần chuyển thành ban ngay khi mỗi múi giờ trôi qua.

Hình ảnh Glimmer - Ứng dụng báo thức giao diện tuyệt đẹp dành cho smartphone số 1

Nếu bạn muốn tìm kiếm một ứng dụng báo thức đa năng hơn thì Glimmer sẽ là một sự lựa chọn.

Glimmer sẽ tự động mở màn hình 30 phút trước khi đến giờ báo thức và sẽ tăng dần mức sáng của màn hình từ thấp nhất lên đến mức cao nhất, đồng thời trong quá trình đó, ứng dụng sẽ phát ra âm thanh tiếng chim hót một cách êm dịu để thông báo đến người dùng.

Giao diện của Glimmer cũng tương tự như các ứng dụng báo thức khác, cho phép người dùng thiết lập giờ để báo thức. Từ giao diện chính của ứng dụng, nhấn nút “Modify” để bắt đầu thiết lập thời gian báo thức, tại giao diện sau đó, nhấn vào nút “+” để thêm báo thức.

Hình ảnh Glimmer - Ứng dụng báo thức giao diện tuyệt đẹp dành cho smartphone số 2
 

Sau một phút nếu người dùng không thức dậy để tắt báo thức, lúc đó Glimmer mới bắt đầu phát nhạc chuông với mức âm lượng cao nhất, kèm theo đèn flash và màn hình smartphone sẽ chớp tắt liên tục để gây sự chú ý và đánh thức người dùng.

Kèm theo đó, Glimmer sẽ xuất hiện hình ảnh hiệu ứng chuyển động rất đẹp mắt ngay trên màn hình smartphone. Đây chính là điều giúp cho Glimmer trở thành ứng dụng báo thức đẹp mắt nhất trên nền tảng Android.

Hình ảnh Glimmer - Ứng dụng báo thức giao diện tuyệt đẹp dành cho smartphone số 4
 

Khi thức dậy, người dùng có thể lướt tay trên màn hình, chọn “Snooze” để tiếp tục “ngủ nướng” và ứng dụng sẽ tự động báo thức sau một khoảng thời gian, hoặc chọn “Exit” để thức dậy tắt ứng dụng báo thúc Glimmer.

Phiên bản miễn phí của ứng dụng bị hạn chế mặt tính năng, trong khi đó phiên bản chuyên nghiệp của ứng dụng (có giá thành 1 Euro) trang bị thêm nhiều tính năng hữu ích hơn, như chế độ ban đêm (tắt đi các cảnh báo làm phiền người dùng khi đêm xuống và trong thời gian ngủ), chế độ ban ngày (kích hoạt lại các ứng dụng) hay chức năng báo thức nhẹ nhàng (không làm phiền những người ngủ xung quanh...)

Trang Vũ

Nguồn : Người đưa tin

Let's block ads! (Why?)

Ảnh cưới lãng mạn của cặp đôi yêu 5 tháng là cưới

Tuổi thơ của chị Vũ Thụy Thanh Hương (25 tuổi) và anh Trần Trọng Thế (31 tuổi) gắn liền với xóm nhỏ tại Bảo Lộc- Lâm Đồng. Vậy mà, họ chưa từng 1 lần giáp mặt, chỉ biết qua gia cảnh của nhau.

Chị Thanh Hương cho hay: “Mình và anh cùng xóm nhưng chưa bao giừ gặp mặt hay nói chuyện. Khi trưởng thành, chúng mình cùng đi học và lập nghiệp ở Sài Gòn. Đầu năm 2016, cả 2 cùng bỏ tất cả về quê chăm lo cho mẹ già và tình cờ quen nhau”.

Khi nghe anh Trọng Thế tâm sự về chuyện gia đình chỉ có 1 mẹ già, chị Thanh Hương đã đem lòng đồng cảm. Từ đó, họ đã trở thành anh em thân thiết, chia sẻ những khó khăn trong cuộc sống.

Tuổi thơ của chị Vũ Thụy Thanh Hương và anh Trần Trọng Thế gắn liền với xóm nhỏ tại Bảo Lộc- Lâm Đồng

Hoàn cảnh của mình và anh thế khá tương đồng nên rất hợp nhau trong suy nghĩ và hành động. Vì vậy, sau 5 tháng quen và tìm hiểu, chúng mình quyết định dọn về chung 1 nhà. Mình nghĩ, cả 2 chỉ còn mẹ nên ai cũng sẽ thấu hiểu hoàn cảnh của nhau và dành hết tình cảm cho mẹ”, chị Hương tâm sự.

Hỏi về nét độc đáo trong bộ ảnh cưới, chị Hương cho biết, trước khi cưới,vợ chồng chị không hề lên ý tưởng. Đặc biệt, ê kíp chụp hình gồm rất nhiều nhiếp ảnh gia nghiệp dư. Trong quá trình thực hiện, họ đã nảy ra ý tưởng tạo khung cảnh “bụi đời chợ lớn” giữa sự phối hợp của thợ ảnh và cô dâu chú rể.

Họ quyết định cưới nhau vì có chung hoàn cảnh, chỉ còn mẹ già ở bên

Hãy ngắm nhìn trọn bộ ảnh cưới độc đáo của cặp đôi này:

Trước khi chụp ảnh cưới, anh chị không hề lên ý tưởng trước

Trong quá trình tác nghiệp, các nhiếp ảnh gia không chuyên đã nảy ra ý tưởng...

...tạo dựng khung cảnh "bụi đời chợ lớn" với sự giúp đỡ của nhiều người 

Họ bị những thanh niên cầm ghế, gậy đuổi theo tại con đường tình yêu

Chấp nhận chịu thua đám thanh niên, nhưng họ vẫn cố ôm chặt nhau

Lợi dụng sự sơ hở, cặp đôi đã quay lại đánh đuổi họ

Cô dâu Vũ Thụy Thanh Hương rạng ngời, xinh đẹp trong bộ váy cưới

Khung cảnh lãng mạn, đậm chất ngôn tình của cặp đôi yêu nhau là cưới

Let's block ads! (Why?)

Đáp án đề thi môn Toán kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2016

Đáp án đề thi môn Toán kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2016 đang được cập nhật. Mời Quý độc giả theo dõi đón xem

Đề thi THPT Quốc gia năm 2016 theo "bật mí" của Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga là nội dung thi không thay đổi so với năm ngoái, vẫn chủ yếu tập trung ở chương trình lớp 12. Đề thi không đánh đố, không yêu cầu học thuộc.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đưa ra lời khuyên ôn tập tốt cho các thí sinh là nên cố gắng tập trung hệ thống lại kiến thức, ôn tập theo các chủ đề. Các em tham khảo đề năm ngoái để khi vào phòng thi không ngỡ ngàng khi nhận đề vì cấu trúc đề không khác năm ngoái.

  Đáp án đề thi môn Toán kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2016 - Ảnh 1

Đề thi môn Toán THPT Quốc gia năm 2016 có cấu trúc không khác đề thi môn Toán năm 2015. Ảnh minh họa

Đề thi môn Toán THPT Quốc gia năm 2016 theo đề thi năm 2015 được phân hóa rõ ràng từ dễ-trung bình-khó và đề thi ra theo hướng đánh giá năng lực.

Kiến thức môn Toán trong thi THPT quốc gia được phân bổ từ lớp 10 đến lớp 12, trong đó chủ yếu là kiến thức lớp 12, cụ thể:

Kiến thức lớp 10: Hình học giải tích phẳng Phương trình/ hệ phương trình/ bất phương trình

Lớp 11 phần lượng giác và xác xuất thống kê, kiến thức lớp 10 và 11 mỗi lớp khoảng 15%.

Kiến thức lớp 12 gồm Khảo sát hàm số, Số phức, Mũ và logarit, Tích phân, Hình học không gian, Tọa độ trong không gian. Phần kiến thức lớp 12 chiếm khoảng 70% đề thi môn Toán THPT Quốc gia.

Đề thi môn Toán THPT Quốc gia năm 2016 có thể phân loại thành 2 nhóm câu hỏi:

Nhóm câu hỏi dễ dùng để xét tốt nghiệp, thường rơi vào các phần kiến thức như: Khảo sát hàm số; Số phức; Mũ và logarit; Tích phân; Hình học tọa độ Oxyz; Lượng giác; Thể tích trong không gian. Nhóm câu hỏi này chiếm 5,5-6 điểm.

Nhóm câu hỏi trung bình-khó, rất khó để xét tuyển ĐH, CĐ, thường rơi vào các phần kiến thức: Hình học trong không gian; Xác suất; Phương trình/ hệ phương trinh/ bất phương trình; GTLN/GTNN. Nhóm câu hỏi này chiếm 3-4,5 điểm.

Kỳ thi Quốc gia 2016 sẽ tổ chức thi 8 môn, gồm có: Toán, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Ngoại ngữ. Lịch thi cụ thể của các môn như sau:

Báo Người Đưa Tin cập nhật thông tin mới nhất về đáp án đề thi môn toán tốt nghiệp THPT quốc gia năm 2016 nhanh, đầy đủ chi tiết nhất...

Lê Hân

Let's block ads! (Why?)