Monday, July 30, 2018

Lái siêu xe vận chuyển 14 bánh heroin trị giá 1,8 tỉ đồng

Đang trên đường vận chuyển 14 bánh heroin đi tiêu thụ thì Bình bị lực lượng chức năng phát hiện, bắt giữ.

Chiếc xe ô tô dùng để vận chuyển heroin bị tạm giữ - Ảnh: Công an TP HCM

Ngày 29/7, Phòng Cảnh sát hình sự (CSHS) Công an tỉnh Hải Dương đã ra quyết định tạm giữ hình sự đối tượng Nguyễn Trọng Bình (55 tuổi, quê Hải Phòng) về hành vi mua bán trái phép chất ma tuý.

Theo thông tin ban đầu, khoảng 10h30 ngày 28/7, tại thôn Hải Lộ, xã Hồng Lạc, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương Phòng CSHS phối hợp với một số đơn vị nghiệp vụ bắt quả tang Bình đang vận chuyển 14 bánh heroin trên xe ô tô PORSCHE CAYENNE BS: 30E-736.05.

Tại cơ quan điều tra, bước đầu Bình khai nhận số ma túy được mua của một đối tượng ở xã Tân Việt, huyện Thanh Hà với số tiền 1,8 tỉ đồng, khi đang đem số ma túy trên đia tiêu thụ thì bị bắt giữ.

Được biết, đây là vụ vận chuyển ma túy với số lượng lớn nhất từ trước đến nay mà Công an tỉnh Hải Dương triệt phá.

Hiện cơ quan công an đang tiếp tục điều tra mở rộng vụ án.

Cự Giải (T/h)

Nhầm lẫn tai hại bệnh nhân dạ dày thường mắc phải khi dùng Nano Curcumin

Let's block ads! (Why?)

Ngược dòng thời gian: Những chiếc điện thoại giúp tên tuổi Motorola luôn sống mãi trong lòng người dùng

Motorola ngày nay không còn là một trong những thương hiệu mạnh nhất nữa, khiến ta không khỏi nhớ lại những chuỗi ngày huy hoàng trong quá khứ của hãng.

Motorola từng là một hãng điện thoại lừng lẫy, nhưng đã không theo kịp thời đại smartphone và giờ đây phải bán mình cho Google rồi đến tay Lenovo. Nói đến Motorola, người ta sẽ nhớ đến công ty từng tạo ra chiếc điện thoại di động thương mại đầu tiên trên thế giới là DynaTAC, hay chiếc nắp gập mỏng như dao cạo làm điên đảo thị trường một thời RAZR V3.

Không chỉ thế, Motorola từng có rất nhiều mẫu điện thoại siêu độc đáo và hấp dẫn trên thị trường trong thời kỳ hoàng kim của hãng. Chúng ta hãy cùng điểm lại các siêu phẩm đã làm nên tên tuổi Motorola trong quá khứ, cũng như các dòng smartphone nổi trội của hãng sau khi về tay các “ông lớn".

Có lẽ bạn chưa biết, ngoài là hãng mang đến chiếc điện thoại di động đầu tiên trên thế giới, Motorola cũng là hãng tung ra chiếc nắp gập đầu tiên: StarTAC (1997). Những cái “nhất” của Motorola vẫn chưa dừng lại ở đó, Timeport P7389 (2000) của hãng cũng chiếm luôn danh hiện điện thoại hỗ trợ GPRS đầu tiên.

Ngược dòng thời gian: Những chiếc điện thoại giúp tên tuổi Motorola luôn sống mãi trong lòng người dùng - Ảnh 1.
Ngược dòng thời gian: Những chiếc điện thoại giúp tên tuổi Motorola luôn sống mãi trong lòng người dùng - Ảnh 2.

Timeport P7389

Đến năm 2002, Motorola tiếp tục nối dài danh sách “đầu tiên" của mình với hàng loại sản phẩm thú vị.

Motorola E360 là chiếc điện thoại đầu tiên của Motorola có màn hình màu, có thể hiện thị 4096 màu sắc.

Tiếp theo, Motorola V70 là mẫu điện thoại có màn hình tròn cực kỳ độc đáo, nhưng đó chỉ là một dạng “giả" tròn vì màn hình chính nằm ở giữa, phần trên dưới là viền giúp tạo thành hình tròn, đến năm 2008, hãng mới ra mắt chiếc điện thoại màn hình tròn thật sự là Motorola Aura với mức giá đến 2000 USD.

Ngược dòng thời gian: Những chiếc điện thoại giúp tên tuổi Motorola luôn sống mãi trong lòng người dùng - Ảnh 3.

Motorola E360

Ngược dòng thời gian: Những chiếc điện thoại giúp tên tuổi Motorola luôn sống mãi trong lòng người dùng - Ảnh 4.

Motorola V70

Ngược dòng thời gian: Những chiếc điện thoại giúp tên tuổi Motorola luôn sống mãi trong lòng người dùng - Ảnh 5.

Motorola Aura

Năm 2004 là thời kỳ huy hoàng nhất của Motorola trên thị trường di động khi hãng ra mắt siêu phẩm RAZR V3, chiếc nắp gập cực mỏng làm “điên đảo" thị trường lúc bấy giờ và là một trong những mẫu điện thoại bán chạy nhất lịch sử với khoảng 130 triệu máy bán ra.

Không ngoa khi nói RAZR V3 là chiếc điện thoại giúp đưa thiết kế nắp gập lên ngôi trong thời điểm đó. Những dòng RAZR sau này không có doanh số tốt bằng nhưng vẫn rất ổn định.

Ngược dòng thời gian: Những chiếc điện thoại giúp tên tuổi Motorola luôn sống mãi trong lòng người dùng - Ảnh 6.

Motorola RAZR V3

Cũng trong năm 2004, chiếc Motorola E398 được ra mắt, đây là mẫu điện thoại đầu tiên của Motorola có khả năng chơi nhạc MP3 qua loa 22KHz (tất nhiên là cũng có thể dùng headphone). Năm 2005, công nghệ này được tích hợp vào chiếc ROKR E1, thú vị thay, bạn cũng có thể xem chiếc Motorola này là điện thoại đầu tiên được… Apple chính thức giới thiệu.

Ngược dòng thời gian: Những chiếc điện thoại giúp tên tuổi Motorola luôn sống mãi trong lòng người dùng - Ảnh 7.

Motorola E398

ROKR E1 chính là sự hợp tác của Motorola và Apple, được chính Steve Jobs giới thiệu vào tháng 9/2005 như là chiếc điện thoại đầu tiên có iTunes.

Người dùng có thể kết nối nó với thư viện nhạc iTunes và tải vào nhiều nhất là 100 bài hát dù cho máy hỗ trợ thẻ nhớ lên đến 1GB (thẻ 512MB được tặng kèm), một con số quá ít khi so với iPod nano cũng được giới thiệu cùng trong sự kiện năm ấy. Chỉ một năm sau, Apple dừng hỗ trợ ROKR E1.

Ngược dòng thời gian: Những chiếc điện thoại giúp tên tuổi Motorola luôn sống mãi trong lòng người dùng - Ảnh 8.

MOTOFONE F3 (2006) là một sản phẩm khá… dị của Motorola khi nó được trang bị màn hình e-paper. Tuy không thể hiển thị hình ảnh nhưng chất lượng màn hình khi dùng dưới ánh sáng gắt của MOTOFONE F3 là cực tốt, thời lương pin cũng rất “khủng".

Đây là chiế điện thoại dành cho ai thường nghe gọi nhiều, về mặt nhắn tin, MOTOFONE F3 không tốt cho lắm khi chỉ hiển thị được 2 dòng tin nhắn và bạn phải cuộn khá nhiều để đọc hết tin.

Ngược dòng thời gian: Những chiếc điện thoại giúp tên tuổi Motorola luôn sống mãi trong lòng người dùng - Ảnh 9.

MOTOFONE F3

Năm 2007, Motorola cùng nhà leo núi Rod Baber đã xác lập kỷ lục thế giới với RIZR Z8 khi đây là chiếc điện thoại đầu tiên thực hiện cuộc gọi trên đỉnh Everest.

Ngược dòng thời gian: Những chiếc điện thoại giúp tên tuổi Motorola luôn sống mãi trong lòng người dùng - Ảnh 10.

Sau năm 2007, Apple ra mắt iPhone và cũng là thời điểm Motorola có nhiều sự thay đổi khi hãng chuyển sang sản xuất smartphone.

Một số sản phẩm nổi bật của Motorola khi mới chuyển sang Android có thể kể đến chiếc Milestone với thiết kế màn hình trượt có bàn phím QWERTY đẹp mắt, hay ATRIX, chiếc smartphone đầu tiên có cảm biến vân tay.

Ngược dòng thời gian: Những chiếc điện thoại giúp tên tuổi Motorola luôn sống mãi trong lòng người dùng - Ảnh 11.

Motorola ATRIX

Không lâu sau khi ra mắt ATRIX, Google đã mua lại Motorola, Google không muốn Motorola phải cạnh tranh trực tiếp với flagship của các hãng đang rất mạnh trên thị trường, thay vào đó là tập trung và điện thoại tầm trung.

Hai dòng Moto G và Moto E của Motorola thời kỳ Google được khá nhiều người dùng yêu thích vì có phần mềm “sạch", màn hình Active độc đáo, giá rẻ cùng cấu hình ổn.

Ngược dòng thời gian: Những chiếc điện thoại giúp tên tuổi Motorola luôn sống mãi trong lòng người dùng - Ảnh 12.

Motorola cũng là hãng sản xuất chiếc Nexus 6 nhắm vào phân khúc cao cấp hơn các Nexus đời trước làm bởi LG. Máy có màn hình lớn lên đến 5.96 inch, kháng nước, sạc không dây...

Ngược dòng thời gian: Những chiếc điện thoại giúp tên tuổi Motorola luôn sống mãi trong lòng người dùng - Ảnh 13.

Motorola cũng tham gia và thị trường smartwacth với chiếc Moto 360 nhưng không thành công.

Ngược dòng thời gian: Những chiếc điện thoại giúp tên tuổi Motorola luôn sống mãi trong lòng người dùng - Ảnh 14.

Một sản phẩm đáng nhớ nữa của Motorola trong thời kỳ smartphone là Moto Z với khả năng gắn thêm các phụ kiện vào mặt sau.

Ngược dòng thời gian: Những chiếc điện thoại giúp tên tuổi Motorola luôn sống mãi trong lòng người dùng - Ảnh 15.

Motorola giờ đây đang thuộc sở hữu của Lenovo và không thật sự có sản phẩm nào nổi trội. Bạn nhớ nhất là điện thoại nào của Motorola?

Nguồn : Soha/Trí thức trẻ

Let's block ads! (Why?)

Quan tham Trung Quốc từ Mỹ trở về nước đầu thú, hoàn trả tiền phi pháp

Cựu sĩ quan cảnh sát Trung Quốc từng nhận hối lộ phải trốn sang Mỹ, sau một thời gian, đã trở về nước nhận tội và hoàn trả số tiền phi pháp.

Cảnh sát Trung Quốc dẫn độ một quan chức từ nước ngoài trở về. - Ảnh: AP

Zhang Yongguang là cựu sĩ quan cảnh sát của TP Thâm Quyến, bỏ trốn tới Mỹ vào năm 2010 và bị truy nã với cáo buộc nhận hối lộ 920.000 nhân dân tệ (tương đương 135.000 USD). Cơ quan này cho biết thêm Zhang “quay về nước và hoàn trả số tiền phi pháp đã nhận”.

Reuters dẫn lời một quan chức thuộc Ủy ban Giám sát kỷ luật Trung ương nói: “Chúng tôi sẽ không ngừng nỗ lực trong cuộc chiến chống tham nhũng và biển thủ tài sản tham nhũng, không để những kẻ tham ô đã lẩn trốn ra nước ngoài được yên, đồng thời không để những người có ý định bỏ trốn đạt được một chút hy vọng nào”.

Từ khi lên nắm quyền vào năm 2012, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã khởi động một cuộc chiến chống tham nhũng trên phạm vi toàn quốc. Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương sau đó đã tiến hành truy quét tội phạm ở nước ngoài vào năm 2015 bằng cách phát hành danh sách 100 kẻ đào tẩu thông qua các hoạt động gọi là "Săn cáo" và "Lưới trời".

Ngay năm đầu triển khai, chiến dịch "Lưới trời" đã thu được thành công ấn tượng, dẫn đến việc 1.023 quan tham phải hồi hương quy án và chính phủ Trung Quốc thu hồi được 3 tỷ nhân dân tệ (hơn 462 triệu USD). Zhang là người thứ 54 trong danh sách đã trở về Trung Quốc.

Hồi tháng 8/2017, một vị quan tham của Trung Quốc cũng đã về nước đầu thú sau thời gian trốn sang Mỹ. Bà Huang Hong, 50 tuổi, từng là kế toán tại văn phòng tại Bắc Kinh của một doanh nghiệp nhà nước ở tỉnh Hà Bắc. Họ Huang bị cáo buộc biển thủ công quỹ và bỏ trốn sang Mỹ năm 1998.

NGUYỄN QUỲNH (T/h)

Nhầm lẫn tai hại bệnh nhân dạ dày thường mắc phải khi dùng Nano Curcumin

Let's block ads! (Why?)

Nga quyết bổ sung thêm 26 tàu chiến mới, tăng cường sức mạnh hải quân

Hôm qua (29/7), Liên bang Nga đã đánh dấu Ngày Hải quân với một cuộc diễu hành trên sông Neva ở thành phố St. Petersburg với hơn 40 tàu chiến, 38 máy bay và 4.000 binh sĩ.

Hải quân Nga sẽ được trang bị thêm 26 tàu chiến mới trong năm 2018. Ảnh: Getty

Trong lễ kỷ niệm, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố rằng Nga có kế hoạch bổ sung thêm 26 tàu mới vào cuối năm 2018. Tính từ đầu năm đến nay, Nga đã đưa 8 tàu ​​mới đi vào hoạt động, bao gồm 4 tàu hải quân, 1 tàu chống khủng bố và 3 tàu hậu cần.

“Tốc độ tiến triển tốt trong việc tái trang bị và nâng cấp là công lao của những người làm việc trong lĩnh vực đóng tàu của chúng ta, là kết quả của tính chuyên nghiệp và trách nhiệm của họ”, ông Putin khẳng định.

“Sự sẵn sàng và hiệu quả chiến đấu cao của hải quân là một thành phần chủ lực để đảm bảo năng lực chiến đấu của đất nước, an ninh của đất nước và sự an toàn của các công dân đất nước chúng ta”, Tổng thống Nga nói thêm.

Các tàu chiến từ những đội tàu Baltic, Northern và Biển Đen cũng như Caspian Flotilla đã cùng tham gia tổ chức hoạt động diễu hành nhân kỷ niệm Ngày Hải quân. Tàu ​​khu trục Admiral Makarov (Hạm đội Biển Đen), tàu hộ tống Soobrazitelny (Hạm đội Baltic), tàu ngầm diesel-điện Dmitrov và con tàu đổ bộ Minsk đều xuất hiện trong sự kiện.

Ngoài ra, tàu khu trục tàng hình mới của Nga là Admiral Gorshkov, tàu đổ bộ Ivan Gren, tàu hộ tống Boiky và tàu quét mìn Alexander Obukhov cũng đã tham gia. Một số thành phố khác của Nga đã tổ chức các sự kiện.

Hạm đội Hải quân Nga được thành lập vào năm 1696 bởi cựu Hoàng Pyotr I.

PHƯƠNG PHƯƠNG (Theo Maritime Executive)

Nhầm lẫn tai hại bệnh nhân dạ dày thường mắc phải khi dùng Nano Curcumin

Let's block ads! (Why?)

Video: Cứu hộ dọn dẹp hiện trường đổ nát vụ tai nạn thảm khốc khiến 13 người tử vong

Cú va chạm mạnh với xe đầu kéo khiến chiếc xe rước dâu 16 chỗ biến dạng, phần đầu bẹp dúm. Thi thể 13 nạn nhân xấu số lẫn trong các mảnh vỡ văng tứ tung.  

Thông tin ban đầu từ Ban ATGT tỉnh Quảng Nam cho biết, khoảng 2h15 sáng nay, 30-7, tại Km950+700 trên QL1 đoạn qua Uất Lũy (xã Điện Minh, TX Điện Bàn, Quảng Nam) xe khách BKS 75B 000.52 16 chỗ chở theo đoàn người đi đón dâu lưu thông trên QL1 theo hướng Bắc - Nam. Đến Km 950+700 bất ngờ xảy ra tai nạn với xe đầu kéo BKS 51D - 411.21 kéo theo rơ móc 51R - 215.75 lưu thông chiều ngược lại.

Được biết, xe ôtô gặp nạn đang chở gia đình chú rể từ xã Hải Sơn, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị vào đón dâu tại Bình Định.

Vụ tai nạn khiến 10 người tử vong tại chỗ, 3 người tử vong trên đường đi tới bệnh viện, trong đó có cả chú rể. Các nạn nhân tử vong đều ở trên ô tô khách, tài xế xe đầu kéo chỉ bị thương nhẹ.

Thu Hằng (T/h)

Nhầm lẫn tai hại bệnh nhân dạ dày thường mắc phải khi dùng Nano Curcumin

Let's block ads! (Why?)

Thủ tướng Lào: Đập thủy điện bị vỡ, các nhà thầu tham gia xây dựng đều nằm trong diện điều tra

Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith cho biết sẽ điều tra kỹ lưỡng, minh bạch và công bằng để tìm ra nguyên nhân vỡ đập thủy điện Lào.

Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith phát biểu trong chuyến thăm tới Bộ Lao động và Phúc lợi Xã hội - Ảnh: Vientiane Times

Công trình đập thủy điện Xe Pian Xe Namnoy đang được xây dựng tại tỉnh Attapeu có công suất 410 MW. Đây là dự án do đơn vị liên doanh gồm các công ty của Hàn Quốc, Thái Lan và Lào cùng xây dựng và dự kiến đi vào hoạt động từ năm 2019.

Ngày 29/7, tại Bộ Lao động và Phúc lợi Xã hội, trong lễ trao hàng viện trợ cho các nạn nhân vụ vỡ đập, Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith phát biểu: "Chính phủ Lào sẽ phối hợp với chính phủ của các nước có công ty tham gia dự án xây đập thủy điện Xe Pian Xe Namnoy, để giải quyết vấn đề này. Chính phủ Lào sẽ điều tra kỹ lưỡng để tìm ra nguyên nhân thực sự".

Thủ tướng Sisoulith đồng thời cho biết tất cả các nhà thầu thiết kế, xây dựng cũng như các công ty tư vấn cho công trình đập thủy điện bị vỡ đều nằm trong diện điều tra, đồng thời nhấn mạnh tất cả các cuộc điều tra sẽ diễn ra "minh bạch và công bằng".

Ông Sisoulith cũng nói rằng chính phủ Lào sẽ "xem xét trách nhiệm của các nhà chức trách".

Theo ông Sisoulith, với sự hỗ trợ của các quốc gia và tổ chức quốc tế, chính phủ Lào sẽ đẩy mạnh việc tìm kiếm và cứu hộ tất cả những người còn đang bị mất tích.

Ngoài ra, chính phủ cũng sẽ cố gắng hết sức để tiếp tế hàng viện trợ, giúp đỡ những người dân bị mất nhà cửa, tài sản và tái thiết nơi ở của họ để tạo điều kiện cho họ bắt đầu cuộc sống mới.

Những đứa trẻ được đưa tới trại sơ tán sau khi đập vỡ - Ảnh: New York Times

Trước đó, hãng thông tấn nhà nước Lào đưa tin Bộ trưởng Năng lượng và Mỏ Khammany Inthirath hôm 26/7 tuyên bố, con đập không hoạt động tốt và việc xây dựng không đạt tiêu chuẩn là nguyên nhân gây ra sự cố vỡ đập phụ D thuộc dự án thủy điện Xe Pian - Xe Namnoy tối 23/7.

Đề cập tới các công ty xây dựng đập, ông Inthirath nói rằng "họ sẽ không có quyền chối bỏ trách nhiệm với sự cố", CNN đưa tin. Tuy nhiên, công ty SK Engineering & Construction của Hàn Quốc, nhà thầu chính của dự án, trước đó cho biết còn quá sớm để kết luận nguyên nhân gây vỡ đập.

"Chúng tôi đang tập trung vào nỗ lực cứu trợ. Nguyên nhân sự cố sẽ được điều tra và công bố, nên chúng tôi chưa thể đưa ra phản hồi về vấn đề này", công ty phát biểu.

Theo ông Richard Meehan, người từng tham gia các dự án xây dựng đập và là cựu giáo sư tại Trường Kỹ thuật thuộc Đại học Stanford, nhận định vụ vỡ đập ở Lào có thể do tình trạng bị “xói mòn từ bên trong”. Nguyên nhân dẫn tới tình trạng này có thể xuất phát từ những lỗi thi công như chưa chuẩn bị nền móng vững, xây trát chưa kỹ và thiết kế đập có nguy cơ rủi ro cao.

"Những nguyên nhân trên rất dễ xảy ra đối với một dự án chủ yếu chạy theo lợi nhuận, được xây ở nơi hẻo lánh về địa lý, do nhiều bên quản lý với những mâu thuẫn về lợi ích, thông tin liên lạc kém", ông Meehan nhận định.

Một gia đinh lội bùn trở về nhà sau khi nước rút bớt. -Ảnh: ABC Laos

International Rivers, một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Mỹ, quy trách nhiệm cho các nhà chức trách Lào vì đã không giám sát chặt chẽ quá trình thi công đập.

"Nhiều đập đang được xây dựng hoặc chuẩn bị xây dựng không được thiết kế để chống chọi với các điều kiện thời tiết khắc nghiệt", tuyên bố của International Rivers cho biết.

Hiện tại, đội cứu hộ đang gặp khó khăn khi cố tiếp cận người chịu ảnh hưởng vì lớp bùn dày cản trở di chuyển.

Liên quan tới số người thiệt mạng trong sự cố vỡ đập, truyền thông quốc tế đưa tin 27 người chết nhưng lãnh đạo nhiệm vụ giải cứu nói rằng chỉ 8 người được xác nhận đã thiệt mạng.

Bà Minaphone Saisomphu, quan chức tỉnh Attapeu, ngày 29/7 cho biết đội cứu hộ đã tìm thêm được một thi thể nạn nhân, nâng tổng số người thiệt mạng lên 9 người. Trong khi đó số người mất tích hiện nay là 122 người.

NGUYỄN QUỲNH (Theo The Nation, CNN)

Nhầm lẫn tai hại bệnh nhân dạ dày thường mắc phải khi dùng Nano Curcumin

Let's block ads! (Why?)

Sự lùi bước của những ông trùm mạng xã hội phương Tây trước các chính quyền châu Á

Sau nhiều khó khăn và thay đổi, các ông trùm mạng xã hội phương Tây có lẽ đã hiểu châu Á thực sự là một “miếng bánh” khó ăn nếu không có cái gật đầu từ chính phủ.

Nếu thông báo triệu tập của chính phủ Anh, các cáo buộc của chính phủ Nga và ngay cả một phiên điều trần kéo dài 2 ngày trước Quốc hội Mỹ cũng không thể khiến ông chủ Facebook Mark Zuckerberg phải lo lắng thì mỗi cử chỉ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể trở thành chủ đề cuộc họp cho cả ban chiến lược cũng như các giám đốc cấp cao của doanh nghiệp khổng lồ này.

Một thị trường giàu tiềm năng

Theo thống kê của trang Worldstats, đến tháng 12/2017, số lượng người dùng mạng xã hội Facebook tại châu Á đã lên tới xấp xỉ 819 triệu người, chiếm gần 1/2 số lượng người dùng mạng Internet tại châu lục này và thực sự áp đảo so với con số 271 triệu người dùng trên toàn châu Âu. Không ngạc nhiên khi đây trở thành một “thánh địa” nhưng cũng là chiến trường của các "ông trùm" mạng xã hội.

Lượng người dùng mạng xã hội tại một số quốc gia châu Á (triệu người) - Ảnh: Statista

Với đặc điểm dân số trẻ và năng động, một thị trường thương mại điện tử đang trong giai đoạn bùng nổ, doanh thu từ quảng cáo trên các mạng xã hội là con số không nhỏ. Theo báo cáo của Statista, riêng trong quý 3 năm 2017, nguồn thu từ quảng cáo tại khu vực châu Á của mạng xã hội Twitter đạt hơn 200 triệu USD với 30% người dùng – một con số khả quan.

Hiện nay, châu Á vẫn đang tồn tại những quốc gia chưa mở cửa như Trung Quốc với hơn 900 triệu người dùng mạng xã hội hay Triều Tiên – đất nước dự kiến sẽ bùng nổ về công nghệ nếu thay đổi chính sách. Điều này trở nên hấp dẫn với các ông trùm mạng xã hội hơn bao giờ hết.

Những bê bối với chính phủ không dễ vượt qua

Phiên điều trần trước Quốc hội Mỹ vào ngày 10/4 của Mark Zuckerberg về bê bối bảo mật thông tin khách hàng không khiến doanh nghiệp này gặp quá nhiều thiệt hại. CNN đã gọi đây là “một thất bại cay đắng” của các nghị sỹ Mỹ trước ông chủ mạng xã hội có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới. Mark đã cam kết những điều chung chung và cho biết chính thông tin của anh cũng có thể bị đánh cắp.

CEO Facebook Mark Zuckerberg trong buổi điều trần trước Quốc hội Mỹ tháng 4/2018 - Ảnh: CNN

Ngược lại, tại châu Á, các mạng xã hội đã có khoảng thời gian không mấy dễ dàng khi các quốc gia liên tiếp ban hành những đạo luật chống tin giả, yêu cầu các mạng xã hội phải chịu trách nhiệm về các nội dung được đăng tải.

Tháng 5 vừa qua, Indonesia là quốc gia tiên phong tại đây dọa sẽ đóng cửa Facebook và đề nghị mức án tù với bất cứ nhân viên nào của Facebook Indonesia tiết lộ thông tin người dùng, theo BBC.

Đầu tháng 3, trước khi tiến hành giải tán Quốc hội để chuẩn bị bầu cử, Bộ trưởng Bộ thông tin và Truyền thông Singapore đã phát biểu trong một buổi họp báo: “Chúng tôi sẽ đấu tranh với tội phạm tin giả quyết liệt như với tội phạm ma túy. Mọi hành vi tiếp tay, hỗ trợ sẽ bị xử lý triệt để”. Tuy không nhắc đến mạng xã hội, nhiều chuyên gia của tờ Straitstime cho rằng đây là thông điệp gửi tới Facebook – mạng xã hội phổ biến nhất tại đảo quốc sư tử.

Các chính phủ và nhà lập pháp tại châu Á dường như không cần chờ đợi sự có mặt hay bất cứ lời giải thích nào từ các ông chủ mạng xã hội khi họ muốn hành động.

Những nỗ lực thay đổi

Tại Myanmar, các trang báo địa phương đã đưa tin về việc đại diện Facebook đã phải lên tiếng xin lỗi và cam kết sẽ thắt chặt các nội dung đăng tải gây ảnh hưởng tới chính phủ về cuộc khủng hoảng Rohinya. Đây là động thái nhượng bộ đầu tiên của mạng xã hội này tại Đông Nam Á.

Facebook từng đăng tải bức ảnh Mark Zuckerberg chạy bộ trên quảng trường Thiên An Môn vào năm 2016 - thời điểm Facebook muốn tái thỏa thuận để tiến vào thị trường Trung Quốc - Ảnh: Reuters

Theo Bloomberg, chiến dịch trong thời gian tới của Mark Zuckerberg cũng như Twitter chắc chắn là Trung Quốc. Những nỗ lực lấy lòng chính phủ nước này cho thấy lệnh cấm kinh doanh tại Trung Quốc từ năm 2009 không khiến Facebook từ bỏ ước mơ thâm nhập thị trường hàng đầu thế giới.

Biểu đồ phân bố người dùng cho thấy châu Á là nơi Twitter phát triển mạnh nhất - Ảnh: Globe-go

Cùng mục tiêu tương tự, Twitter đã bắt đầu bán quảng cáo với các chính sách ưu đãi cho những công ty Trung Quốc ở nước ngoài từ giữa năm 2017, theo CNN. Để dễ dàng tiếp cận với nhiều đối tượng khán giả trong khu vực, mạng xã hội này đã khôn khéo bắt tay với đài KBS Hàn Quốc để phát sóng và sản xuất các chương trình ca nhạc cho giới trẻ cũng như trở thành một trong những bộ phận sản xuất tin tức cho Bloomberg TV phục vụ giới đầu tư tài chính.

Trong tương lai, những nỗ lực này có thành công hay không vẫn còn là câu hỏi bỏ ngỏ nhưng các chính phủ ở châu Á đang cho thấy họ sẽ tiếp tục thắt chặt hơn nữa dịch vụ cơ bản của các ông trùm mạng xã hội: đăng tải thông tin.

Thu Phương

Nhầm lẫn tai hại bệnh nhân dạ dày thường mắc phải khi dùng Nano Curcumin

Let's block ads! (Why?)