Friday, June 1, 2018

Không có chuyện “học phí” và “giá dịch vụ đào tạo” là một!

TS. Lê Viết Khuyến, nguyên Vụ phó Vụ Giáo dục đại học (bộ Giáo dục và Đào tạo) giải thích với PV báo Người Đưa Tin về “học phí” và “giá dịch vụ đào tạo” là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.

Sau cụm từ “thu giá BOT” gây ồn ào của bộ GTVT, mới đây, Bộ trưởng bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ trình bày tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học.

Trong đó, bộ GD&ĐT cho rằng khái niệm “học phí” cần thay đổi để phù hợp với các văn bản pháp luật mới được ban hành, thay vào đó cần sử dụng khái niệm “giá dịch vụ đào tạo”.

Thông tin về “giá dịch vụ đào tạo” cũng đã nhanh chóng nhận được nhiều sự quan tâm, chia sẻ của dư luận. TS. Lê Viết Khuyến, nguyên Vụ phó Vụ Giáo dục đại học (bộ Giáo dục và Đào tạo) cũng đã có những trao đổi riêng với PV báo Người Đưa Tin.

TS. Lê Viết Khuyến bày tỏ: “Theo tôi, “học phí” và “giá dịch vụ đào tạo” là hai khái niệm khác nhau, phải xét trong hai tình huống khác nhau. Học phí là chỉ để người học, gia đình người học đóng cho nhà trường. Còn giá dịch vụ đào tạo thì là chi phí thực cho hoạt động đào tạo đối với một người học cụ thể. Hai khái niệm đó hoàn toàn khác nhau, đặt trong hai bối cảnh khác nhau”.

Về cụm từ “giá dịch vụ đào tạo”, TS. Lê Viết Khuyến lý giải: “Giá dịch vụ đào tạo được hiểu là chi phí đơn vị, các nhà kinh tế giáo dục hay gọi như vậy. Các nhà kinh tế giáo dục phải tính được giá dịch vụ đào tạo hay chi phí đơn vị để xác định xem có đúng với thực tế đào tạo.

Hay nói một cách khác, giá dịch vụ đào tạo là để đánh giá xem khoản thu của nhà trường thông qua học phí có bị thu quá hay không, liên quan đến việc trường hoạt động có lợi nhuận hay không.

Ngoài học phí ra còn có những khoản khác để tính giá dịch vụ đào tạo như:  Ngân sách đầu tư của Nhà nước, huy động từ cộng đồng, xã hội hóa, các nhà hảo tâm và hoạt động của nhà trường, các dịch vụ nghiên cứu khoa học… rất nhiều khoản khác cộng với học phí mà bằng chi phí đơn vị là được.

Giáo dục - Không có chuyện “học phí” và “giá dịch vụ đào tạo” là một!

TS. Lê Viết Khuyến cho rằng "học phí" và "giá dịch vụ đào tạo" là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.

Công việc của nhà kinh tế giáo dục họ phải tính toán như vậy, nhưng thực tế với người học và với phụ huynh họ chỉ cần quan tâm mình phải đóng bao nhiêu. Trong trường hợp này phải gọi là "học phí", còn nếu dùng là “giá dịch vụ đào tạo” là không hợp lý”.

TS. Lê Viết Khuyến nhấn mạnh: “Đóng góp vào chi phí cho đào tạo có nhiều nguồn thu khác nhau, chứ không phải bắt người dân phải đóng góp. Vì thế dùng từ như vậy sẽ dẫn đến hiểu nhầm rất tai hại”.

Hiện nay các trường được quyền tự chủ, tuy nhiên TS. Lê Viết Khuyến cũng cho rằng cần tuân thủ theo hai điều:  

“Thứ nhất, tự chủ phải công khai, minh bạch, phải giải trình trước những người quản lý của mình và giải trình trước xã hội, xem tính giá dịch vụ đào tạo như thế có chính xác hay không, với giá dịch vụ như thế mức học phí có phù hợp với khả năng đóng góp của phụ huynh, của người học hay không.

Thứ hai, quyết định về tương lai phát triển của nhà trường trong đó có quyết định thu học phí không phải hiệu trưởng quyết, mà phải do quyết định của hội đồng trường. Những trường nào chưa có hội đồng trường thì những trường đó không được quyền quyết định học phí, đặc biệt là không được quyền tự quyết định về thu học phí”.

Từ những phần phân tích trên, TS. Lê Viết Khuyến bày tỏ nếu thay cụm từ “học phí” thành “giá dịch vụ đào tạo” theo ông là không ổn.

“Mục đích cuối cùng của giáo dục là phục vụ xã hội, phục vụ cộng đồng. Vì thế, nếu dùng khái niệm “giá dịch vụ đào tạo” thì phải khẳng định “giá dịch vụ đào tạo” không đồng nhất với “học phí”, học phí chỉ là một phần trong “giá dịch vụ đào tạo”.

Còn học phí phải do hội đồng trường đề ra, hội đồng trường đó phải đại diện cho cộng đồng, xã hội chứ không phải đại diện cho nhà trường. Nếu không làm rõ những điều đó thì sẽ dẫn tới những biểu hiện không hay, bất lợi, tác động đến quyền lợi của người học”, ông nhấn mạnh.

Let's block ads! (Why?)

Thái Lan công bố kế hoạch mang sầu riêng đặc sản vào vũ trụ

Kế hoạch mới nhất trong chiến dịch quảng bá các đặc sản của Thái Lan đang thu hút nhiều sự chú ý của các hãng tin quốc tế.

Cơ quan nghiên cứu không gian của Thái Lan vừa công bố kế hoạch mang sầu riêng lên vũ trụ vào tháng 7 tới như một bước quan trọng trong dự án sản xuất thực phẩm Thái Lan dành riêng cho các nhà du hành vũ trụ.

Các múi sầu riêng được bọc trong túi nilon đặc biệt và gắn trong thân tên lửa vũ trụ  - Ảnh: BBC

Các nhà khoa học nước này cho biết múi sầu riêng sẽ được nướng bằng phương pháp đặc biệt trước khi bắt đầu hành trình và giữ trong môi trường vũ trụ khoảng 5 phút trước khi quay trở lại trái đất. Sau đó, các nhà nghiên cứu sẽ quan sát các thay đổi của múi sầu riêng để cải tiến phương pháp chế biến hoặc nuôi trồng sao cho phù hợp hơn.

Theo các nguồn tin địa phương, hộp sầu riêng đặc biệt sẽ được đưa vào vũ trụ bằng một tên lửa do công ty Mỹ chế tạo.

Thái Lan vẫn chưa nằm trong nhóm các quốc gia đã khám phá vũ trụ nhưng chính quyền nước này đang mong muốn có thể trở thành nơi cung cấp thức ăn và các dịch vụ khác cho phi hành gia.

Một phát ngôn viên của Geo-Informatics và Cơ quan Phát triển Công nghệ Không gian (GISTDA) nói với BBC: "Mục tiêu chính của chúng tôi là đưa đặc sản Thái Lan lên vũ trụ để phục vụ các phi công. Chúng tôi đã chọn sầu riêng đầu tiên bởi đó là vua của các loại trái cây tại đây".

Sầu riêng được xem là vua của các loại trái cây tại Thái Lan - Ảnh: Getty

Người phát ngôn cũng cho biết nếu dự án thành công, cơ quan này sẽ tiếp tục với các đặc sản Thái nổi tiếng khác như pad Thái hay xôi xoài".

Sầu riêng Thái Lan, nổi tiếng với mùi đặc biệt, có nguồn gốc từ Đông Nam Á. Loại quả này hiện đang được trồng tại Malaysia, Indonesia và Việt Nam. Do có mùi đặc biệt, sầu riêng thường bị cấm mang tới các nơi đông người hoặc phương tiện giao thông công cộng.

Tuy nhiên, sầu riêng không phải là đặc sản địa phương đầu tiên được đưa vào vũ trụ. Vào năm 2008, một phi hành gia Hàn Quốc đã mang kimchi – đặc sản của quốc gia này trong chuyến bay của mình.

Thu Phương (Theo BBC) 

Let's block ads! (Why?)

Thực hư thông tin phi công Vietnam Airlines nhận lương 300 triệu/tháng

Đối thoại với các phi công đang gửi đơn xin nghỉ việc, Tổng Giám đốc Vietnam Airlines Dương Trí Thành tiết lộ lương phi công của hãng hiện khoảng 250 – 300 triệu đồng/tháng và đặt ra câu hỏi “các anh mà kêu là thấp ấy thì xã hội có nghe các anh không?”.

"Tôi bay cả đời chưa bao giờ được con số mà TGĐ đưa ra"

Ba năm gần đây, thông tin liên quan đến việc hàng loạt phi công Tổng công ty Hàng không Việt Nam – Vietnam Airlines (VNA) xin nghỉ việc luôn khiến dư luận quan tâm.

Theo diễn biến mới nhất, sau khi đại diện phi công Vietnam Airlines gửi đơn lên Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình “cầu cứu” vì hai Thông tư số 41/2015/TT-BGTVT và Thông tư số 21/2017/TT-BGTVT của Bộ Giao thông Vận tải, Tổng công ty đã có buổi làm việc giữa lãnh đạo và các phi công vào sáng 30/5 vừa qua.

Tài chính - Ngân hàng - Thực hư thông tin phi công Vietnam Airlines nhận lương 300 triệu/tháng

Tổng Giám đốc Vietnam Airlines Dương Trí Thành. Ảnh: Thanh niên

Tuy nhiên, tại buổi làm việc, căng thẳng giữa hai bên lại càng “nóng” khi ông Dương Trí Thành, Tổng Giám đốc Vietnam Airlines đã trao đổi với anh em, là bây giờ lương phi công của các anh 250 – 300 triệu đồng/tháng. “Các anh mà kêu là thấp ấy thì xã hội có nghe các anh không?”, ông Thành đặt vấn đề.

Song song với đó, trao đổi với báo chí, Tổng Giám đốc VNA nói trong mỗi lần tăng lương thì phần cao nhất luôn dành cho các phi công, “phi công lương họ đã sẵn cao rồi. Mà chỉ cần tăng mấy % thì là lớn lắm”.

“Riêng hơn một nghìn phi công thì lương của họ đã chiếm đến gần một nửa quỹ lương toàn Tổng công ty. Mình có 6.700 người thì hơn một nghìn phi công đã chiếm một nửa rồi, còn phần còn lại thì chia nhau hơn nửa còn lại”, ông Thành chia sẻ, phi công mới ra trường (đào tạo về), lương của họ cũng 70 – 80 triệu rồi.

Tuy nhiên, ngay tại cuộc họp, ý kiến của ông Thành nhận được nhiều sự phản đối từ phía các phi công đang có đơn xin nghỉ việc. Một cơ trưởng đang công tác tại đội bay A321 chia sẻ, bảng lương mà Tổng công ty đưa ra tại buổi làm việc không hợp lý, khai khống 20-25% giá trị thực tế phi công nhận được trước thuế, còn nếu với sau thuế là 40-45% giá trị.

Một cơ trưởng thuộc đội bay 787 thậm chí còn cho rằng, lãnh đạo VNA đã coi thường phi công khi nêu khống lương của họ ngay tại cuộc họp. “Tôi bay cả đời chưa bao giờ đạt được con số mà Tổng công ty đưa ra cả”.

10 năm nữa mới bằng phi công Vietjet

Theo tài liệu của Người Đưa Tin, số liệu từ Báo cáo thường niên các năm từ 2015 - 2017 của Tổng công ty Hàng không Việt Nam – Vietnam Airlines tiết lộ, mức tăng lương hàng năm của các phi công Vietnam Airlines ở mức 5%/năm. Mức tăng 5% cũng là mức tăng lương thấp nhất trong các ngành nghề phục vụ tại Hãng hàng không quốc gia Việt Nam, các CBQL, chuyên viên, kỹ sư, cán sự, nhân viên, tiếp viên được tăng lương 10% - 15% mỗi năm tùy theo chức danh.

Tài chính - Ngân hàng - Thực hư thông tin phi công Vietnam Airlines nhận lương 300 triệu/tháng (Hình 2).

Thu nhập trung bình của phi công Vietnam Airlines năm 2017 thấp hơn gần 25% so với Vietjet Air

Năm 2015, lương bình quân mỗi phi công của hãng này nhận là hơn 110 triệu đồng/tháng, tương đương 1,32 tỷ đồng/năm.

Năm 2016, mức lương bình quân các phi công của Vietnam Airlines có mức tăng 4,7% so với 2015, lên 115,3 triệu đồng mỗi tháng, xấp xỉ 1,4 tỷ đồng/năm.

Năm 2017, báo cáo của Vietnam Airlines công bố, thu nhập trung bình của phi công tăng lên 5%  so với năm trước, tức đạt 120,75 triệu đồng/tháng.

Nên lưu ý, đây chỉ là mức thu nhập trung bình theo đầu người của phi công. Trên thực tế, giữa lương của phi công nội và phi công ngoại có sự chênh lệch rất lớn, khoảng 2- 3 lần.

Kết thúc năm 2017, tổng số cán bộ nhân viên của VNA là 6.708 người, trong đó số lượng phi công và tiếp viên là 2.778 người – chiếm 41% nguồn nhân lực. Con số này giảm nhẹ so với cùng kỳ năm trước (tổng số 6.199 nhân sự, trong đó 2.910 người là phi công và tiếp viên) và thấp hơn so với kế hoạch.

Và nếu so sánh với đối thủ lớn nhất của Vietnam Airlines hiện nay là Vietjet thì có thể hiểu tại sao hãng Hàng không quốc gia Việt Nam lại nhận được sự phản đối lớn từ phía các phi công đến như vậy. Năm 2017, hãng Hàng không giá rẻ Vietjet Air lại trả lương cho phi công không hề rẻ, thu nhập trung bình cho các phi công “đầu quân” tại đây lên tới 180 triệu đồng/tháng – tương đương 2,16 tỷ đồng/năm.

Với tốc độ tăng lương 5% như định kỳ hàng năm, nếu không được nghỉ việc tại Vietnam Airlines vì mức đền bù khi nghỉ việc quá lớn thì phải 10 năm nữa, các phi công của hãng Hàng không 4 sao mới đuổi kịp mức lương của các phi công Vietjet Air hiện nay.

Let's block ads! (Why?)

Người đàn bà hư hỏng (Phần 8)

Ngân là một người đàn bà sống an phận trong vinh hoa phú quý, hằng ngày đều có những thú vui tẻ nhạt đó là mua sắm, làm nail, làm tóc với những người đàn bà giàu có khác. Đến một ngày, cô được một người đàn bà bí ẩn giới thiệu đến một nơi chốn được gọi là "Thiên đường" - chốn vui chơi mới lạ và bí mật của những người phụ nữ có tiền. 

Nhưng Ngân không biết rằng mình đang dấn thân vào "địa ngục". Đó là nơi sẽ khiến cô không bao giờ trở về cuộc sống êm đềm trước kia được nữa.

Đón đọc truyện dài kỳ: Người đàn bà hư hỏng vào 19h00 các ngày thứ 2,4 và 6 tại mục Eva Yêu.

Trong khi Ngân còn đang lo lắng sợ hãi thì Tuấn đã đứng dậy, anh ta đi đến ngay cạnh Ngân, còn siết lấy eo cô và nói giọng mùi mẫn:

- Sao em phải giật mình thế? Chúng ta đâu có gì? Cứ để chồng em lên đây và đối mặt với ông ta đi.

Ngân trừng mắt nhìn Tuấn, cô không ngờ được anh ta có thể vào đây và làm những chuyện như thế này. Nhưng ở Tuấn cũng đang dần gây cho cô một hứng thú. Nó không tẻ nhạt như khi ở cạnh Thạc. Anh ta dường như rất hiểu cô và dễ dàng thao túng cô. Cái cô hứng thú ở anh là sự đấu tranh. Cô không muốn đơn thuần là một con rối trong tay anh ta.

- Cút ngay ra khỏi căn phòng này.

- Nếu như anh ở đây, có phải rằng cái thai trong bụng em sẽ bị nghi ngờ hay không?

Ngân định đưa tay lên tát Tuấn nhưng đã bị anh bắt lấy. Anh ta còn đểu giả hơn là kéo cánh tay cô lại và hôn lên bàn tay của cô. Ánh mắt thì chứa đầy tình ý. Ngân nổi da gà, cô vội giằng tay ra. Ở bên dưới nhà đã nghe thấy tiếng của Thạc. Ông ta chuẩn bị lên đây rồi sao?

Ngân cuống cuồng đẩy Tuấn ra ngoài, anh ta cố nói:

- Em nghĩ rằng giờ anh đi ra sẽ kịp ư?

Ngân lại vội vàng kéo Tuấn lại phòng thay đồ của cô và nhốt anh ta ở trong đấy. Cô nhìn thẳng vào mắt Tuấn nói nghiêm túc:

- Nghe đây, không được gây ra tiếng động. Nếu anh làm bất cứ chuyện gì tổn hại đến tôi, tôi sẽ sống chết với anh đấy.

- Chà, khẩu khí lớn quá. Nhưng mà anh thích.

- Bỉ ổi!

Ngân đóng rầm cửa lại, vừa đúng lúc Thạc bước vào phòng. Ông ta nhìn quanh căn phòng như đang ngạc nhiên với sự bừa bộn này. Bình thường đọc báo xong ông sẽ để ở trên kệ tủ, chiếc ghế của ông cũng bị xô ra xa hơn mức cần thiết.

Thạc thở dài, kéo nhẹ cà vạt xuống và nói:

- Cô bầu rồi cũng thay đổi tính nết à? Đọc báo nữa cơ?

Ngân nuốt nước bọt, cô chạy đến bên cạnh Thạc:

- Hôm nay anh về sớm vậy?

Thạc nắm lấy tay Ngân, kéo cô ngồi lên đùi mình và xoa bụng cô:

- Đã biết là trai hay gái chưa?

Ngân lắc đầu:

- Mới được có ba tháng thôi.

Thạc đột nhiên tỏ ra mềm hơn với cô, ông ta vuốt tóc cô như đang vuốt tóc một người tình đúng nghĩa. Trước giờ Thạc rất ít khi có những hành động như thế này.

- Em phải nghỉ ngơi thật kỹ đấy, vì con của chúng ta. Anh sẽ lo cho em đầy đủ chỉ cần em nói em cần gì thôi.

- Em không cần gì ngoài anh.

Thạc mỉm cười, những ngón tay của ông ta trượt xuống gáy cô.

Ngân thở phào nhẹ nhõm, cô quên đi hẳn sự xuất hiện của Tuấn ở trong phòng thay đồ của mình. Ngân hôn nhẹ lên môi Thạc một cái, cô dựa đầu vào ngực ông hạnh phúc. Đúng vậy, cô chỉ cần những điều giản đơn như thế này thôi. Một người chồng có thể lo cho cô đến hết cuộc đời, một người chồng không cần quá yêu thương cô nhưng đừng coi thường cô là được. Đời cô không được bố mẹ nuôi nấng, cô tự nhận mình là đứa chẳng có văn hoá, học hành đến nơi đến chốn như người ta, nhưng cô cũng có ước mơ. Và ước mơ của cô cũng giản dị thôi.

CỤC CỤC

Tiếng động lạ phát ra từ phòng thay đồ khiến cô giật mình. Thạc cũng cảm thấy có điều khác thường. Hai người nhìn nhau.

- Em có nghe thấy gì không? - Thạc hỏi.

Ngân nuốt nước bọt, cô cố gắng nhìn ngó ra ngoài để đánh lạc hướng:

- Em không biết, em không nghe thấy gì cả. À mà Huy còn ở đây không? Nó đâu rồi? Hôm nay anh không nói chuyện với nó à?

CỤC CỤC

Ngân nín thở, trong lòng không ngừng rủa thầm tên Tuấn. Anh ta đúng là một tên bỉ ổi, hạ đẳng. Chắc giờ anh ta đang cười thầm khi trêu chọc cô một cách nguy hiểm như thế này.

- Đó, nó phát ra từ trong phòng thay đồ của em thì phải.

Thạc bắt đầu đứng dậy, ông ta nhẹ nhàng bước đến cạnh phòng thay đồ. Ngân chỉ biết đi theo sau. Cô thấy vừa sợ hãi, lại vừa nuối tiếc. Thạc mới đối xử nhẹ nhàng với cô còn chưa được năm phút, vậy mà Tuấn lại nỡ phá hỏng nó. Ngân nắm chặt bàn tay lại. Cô không muốn chuyện này xảy ra, cô không muốn bị hiểu lầm. Cô đã mang thai, và cô cần Thạc yêu thương cô. Có thể đây là tâm lý của một bà bầu, nhưng đúng là ngay lúc này đây, cô muốn ngăn Thạc mở cánh cửa phòng thay đồ ra.

Nghĩ là làm, Ngân vội vàng kéo tay Thạc  lại, cô ôm lấy bụng:

- A, tự nhiên em thấy đau bụng đã.

Thạc vừa ngơ ngác nhìn về phía cửa phòng thay đồ, vừa lo lắng đỡ lấy Ngân.

- Có đau lắm không?

Ngân gật đầu, cô biết là Tuấn đang nhìn cô diễn kịch:

- Vâng, đau lắm, không biết có ảnh hưởng gì đến thai nhi không.

- Để anh đưa em đến bệnh viện.

Thạc vội bế cô xuống dưới nhà, gọi điện cho tài xế đang ở ngay gần đó để tới đón hai người tới một bệnh viện tư. Dù không đau, nhưng Ngân vẫn phải làm ra vẻ khổ sở để Thạc quên đi những tiếng động mà Tuấn cố tình gây ra ở trong phòng thay đồ.

Lúc này cô cũng không còn nhìn thấy Huy đâu nữa cả, chắc là cậu ta đã ra về rồi.

Chiếc xe vừa rời đi, không gian trong nhà lại trở về với vẻ im ắng lạ thường. Đây là một căn biệt thự sang trọng, rộng lớn, nhưng lại ít hơi ấm của con người. Vì trong nhà này chỉ có đúng ba người ở. Một giúp việc, và hai vợ chồng Ngân. Trên tường của một bếp ăn có hình ảnh gia đình sum vầy, vẽ theo lối thời Phục Hưng. Ngân ít khi để ý đến nó chỉ trừ dịp sinh nhật năm trước, khi cô đã bị bỏ quên trong căn nhà rộng lớn này.

Tuấn mở cửa phòng ra, anh ta thản nhiên tham quan quanh căn phòng ngủ được trang hoàng lộng lẫy của vợ chồng Ngân. Tuấn không quên ngả mình lên giường, nhắm mắt tận hưởng.

Cuộc đời của anh ta lúc nào cũng chỉ toàn nhung gấm thế này thôi. Liệu anh ta đã bao giờ phải chịu đau khổ hay chưa?

Chắc là chưa. Bởi những người chưa từng đau khổ mới đi reo rắc sự đau khổ. Nếu họ hiểu, họ đã không làm như vậy.

Tuấn nắm chặt tay vào lớp ga lụa bóng của giường. Anh nhắm mắt lại và lẩm nhẩm một câu hát nào đó.

- Anh là ai? Tại sao anh lại ở đây?

Một giọng nói vang lên khiến Tuấn giật mình, anh không nghĩ là mình sẽ bị bắt gặp trong bộ dạng như thế này. Tuấn ngẩng đầu, thấy Huy đang đứng ở phía cửa. À, anh nhận ra cậu, cậu chính là con trai của Thạc.

Trong đầu Tuấn như một cỗ máy bắt đầu vận hành, anh đứng dậy, ung dung cầm tờ báo của Thạc lên xếp lại trên kệ tủ và đáp lại Huy:

- Tôi là người đến đây để khiến bố cậu đau khổ, và khiến cho cậu được hạnh phúc.

Huy nhíu mày, tự nhiên anh thấy người này rất quen, hình như đã gặp ở đâu đó rồi.

Đứng trước tình thế trớ trêu này, Tuấn sẽ làm gì để tự giải vây cho chính mình? Còn Huy, cậu ta đã gặp Tuấn? Có liên quan gì đến Tuấn hay không? Liệu cậu có biết được Tuấn chính là chú của mình? 

Đón đọc phầnphần 9 truyện dài kỳ: Người đàn bà hư hỏng vào 19h00 ngày 4/6 tại mục Eva Yêu.

Người đàn bà hư hỏng (Phần 6)
Elly biết tất cả mọi chuyện về cô ta, cô làm gián điệp cho Tuấn trong cái hội phụ nữ giàu có này cơ mà. Không một thông tin nào của cô ta lọt được...
Theo Thuỵ An (Khám Phá)

Let's block ads! (Why?)

Lần đầu tiên Mỹ mời Việt Nam dự tập trận hải quân lớn nhất thế giới

Việt Nam là một trong số 26 quốc gia tham dự cuộc tập trận hải quân mang tên RIMPAC được tổ chức tại Hawaii vào mùa hè năm nay. Đây là lần đầu tiên Việt Nam được mời tham gia cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới này.

Tờ Stripes dẫn nguồn Hải quân Mỹ hôm 30/5 cho biết có 26 quốc gia, 47 tàu nổi, 5 tàu ngầm và 18 lực lượng bộ binh quốc gia cùng hơn 200 chiến đấu cơ và 25.000 quân nhân sẽ tham gia cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) diễn ra từ ngày 27/6 đến 2/8 tới.

Quân sự - Lần đầu tiên Mỹ mời Việt Nam dự tập trận hải quân lớn nhất thế giới

Quân nhân tham gia tập trận RIMPAC vào năm 2016.

Đây là lần đầu tiên Việt Nam, Sri Lanka, Brazil và Israel tham gia các nội dung diễn tập tại RIMPAC, Hải quân Mỹ cho biết.

Tuần trước, Mỹ đã hủy lời mời tham gia RIMPAC đối với Trung Quốc, quốc gia từng đưa quân nhân và tàu chiến tới tham gia tập trận vào các năm 2014 và 2016.

Trung tá Thủy quân Lục chiến Christopher Logan, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ, thông báo với các phóng viên rằng đây là động thái đầu tiên của Washington nhằm phản đối các hành động của Trung Quốc tại Biển Đông. Bắc Kinh đã trái phép mở rộng, bồi đắp các đảo nhân tạo ở vùng biển này để phục vụ các hoạt động quân sự, ông cho biết.

“Hành động của Trung Quốc không phù hợp với những nguyên tắc và mục đích của cuộc tập trận RIMPAC. Chúng tôi có bằng chứng mạnh mẽ cho thấy Trung Quốc đã triển khai tên lửa chống hạm, tên lửa đất đối không và hệ thống thiết bị gây nhiễu ở các thực thể tranh chấp tại quần đảo Trường Sa thuộc Biển Đông”.  

Năm nay, chủ đề cuộc tập trận RIMPAC là “Năng lực, Thích ứng, Đối tác”. Những nước tham gia tập trận sẽ thực hành, phô diễn năng lực và thể hiện sự linh hoạt của lực lượng hải quân.

RIMPAC 2018 sẽ do Phó Đô đốc John D Alexander, Chỉ huy Hạm đội 3 của Mỹ, dẫn đầu. Đáng chú ý, cuộc tập trận năm nay sẽ có các hoạt động bắn đạn thật. Trong đó, máy bay của Không quân Mỹ sẽ phóng tên lửa chống hạm tầm xa (LRASM), còn Lực lượng Phòng vệ Mặt đất Nhật Bản sẽ phóng tên lửa chống hạm và Lục quân Mỹ sẽ phóng tên lửa tấn công trên biển.

Các quốc gia khác tham gia RIMPAC còn có Australia, Brunei, Canada, Chile, Colombia, Pháp, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, Hà Lan, New Zealand, Peru, Hàn Quốc, Philippines, Singapore, Thái Lan, Tonga và Anh.

Xem thêm: Quân đội Syria ra tối hậu thư, đè bẹp đoàn xe phiến quân nổi dậy

Cùng tác giả

Cùng chuyên mục

Let's block ads! (Why?)

ĐBQH Hoàng Văn Cường: Giáo dục không thể là một hàng hóa được

Cùng sự kiện

“Khi dùng từ “giá” khiến dư luận cảm thấy có vẻ như nó là một thứ hàng hóa. Giáo dục thì không thể là một hàng hóa được”, Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường nhìn nhận.

Giáo dục không thể là một hàng hóa được!

Ngày 30/5, trình bày trước Quốc hội các nội dung sửa đổi, bổ sung luật Giáo dục đại học, Bộ trưởng bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đề cập đổi cụm từ “học phí” thành “giá dịch vụ đào tạo”. Ngay sau đó, dư luận có nhiều ý kiến phản ứng về thuật ngữ trên.

Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin liên quan đến vấn đề trên, Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Hoàng Văn Cường (Hà Nội), Ủy viên Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội cho biết: “Trong luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật Giáo dục đại học có quy định “giá dịch vụ đào tạo”. Điều này là bởi vì từ trước đến nay người ta thu học phí dựa trên cơ sở luật Phí và Lệ phí. Theo đó, học phí được quy định cứng, do Nhà nước ấn định. Các trường cứ dựa vào đó mà thu.

Thế nhưng bây giờ thực hiện cơ chế tự chủ, Nhà nước không cung cấp tiền cho các trường, không ấn định các trường phải đào tạo chừng nào, mà các trường tự xác định chương trình dạy, xác định chi phí của mình và tự thu tiền.

Vậy thì dựa trên cở sở nào để thu tiền? Các trường phải xác định ra giá của dịch vụ đào tạo đấy, từ đó mới thu học phí dựa trên giá đấy.

Như vậy, học phí là khoản tiền phải thu của người học nhưng cơ sở để thu học phí là dựa trên giá dịch vụ đào tạo”.

Đại biểu Cường phân tích thêm: “Ngày trước, sinh viên đi học cũng phải nộp học phí nhưng học phí là dựa trên luật Phí và Lệ phí. Còn bây giờ, sinh viên đi học sẽ nộp học phí dựa trên giá của dịch vụ đào tạo. Đó là 2 phạm trù khác nhau.

Ví dụ như giá của 1 tín chỉ là 1 triệu đồng. Như ngày xưa thì Nhà nước ấn định giá đấy, các trường cứ việc thu và người học thì cứ phải chấp nhận. Nhưng bây giờ người ta không để như thế nữa, các trường phải xác định. Ví dụ trường này đào tạo như thế này, sản phẩm ra như thế này thì phải 2 triệu đồng/1 tín chỉ. Nhưng trường khác lại là 1,5 triệu đồng.

Giả sử 1 kỳ anh học 10 tín chỉ, nhân với 1,5 triệu đồng là 15 triệu đồng chẳng hạn. Thì 15 triệu đồng đấy được gọi là học phí của 1 kỳ”.

Giáo dục - ĐBQH Hoàng Văn Cường: Giáo dục không thể là một hàng hóa được

Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (Ảnh: Nguyễn Hường).

Theo ông Cường: “Tuy nhiên, khi dùng từ “giá” khiến dư luận cảm thấy có vẻ như nó là một thứ hàng hóa. Giáo dục thì không thể là một hàng hóa được.

Nhà nước quy định rất rõ, anh xác định giá dịch vụ đào tạo đó như thế nào. Tức là cái gì được xác định vào giá dịch vụ đào tạo?

Nếu là một hàng hóa thông thường, anh muốn tính bao nhiêu lợi nhuận và người mua chấp nhận thì Nhà nước không can thiệp. Nhưng giá dịch vụ đào tạo thì Nhà nước phải kiểm soát.

Chính vì thế phải đưa vào luật. Anh không được quyền tự xác định như giá hàng hóa thông thường. Có nghĩa đó không phải là hàng hóa.

Các khoản như tiền lương giáo viên, tiền chi phí cho giảng dạy trên giảng đường, tiền thiết bị hỗ trợ giảng dạy cho sinh viên như thế nào, tiền sinh viên được hưởng tiện ích thư viện điện tử ra sao… Tất cả những thứ đấy phải được công bố công khai trong cấu thành của giá.

Khi người học đóng tiền thì sẽ biết mình được hưởng các dịch vụ học như thế nào. Tức là người ta được quyền kiểm soát sản phẩm mà người ta bỏ tiền.

Tất nhiên, tiền mà người đi học phải trả cho cơ sở giáo dục đào tạo vẫn gọi đó là “học phí”. Như thế để tránh cách tiếp cận theo hướng thương mại hóa trong giáo dục”.

Trường công - trách nhiệm xã hội phải cao

Đại biểu Hoàng Văn Cường nhấn mạnh: “Các trường ngoài công lập, giảng đường, nhà xưởng là của tư nhân bỏ tiền ra. Còn trường công lập thì trường đấy, đất đấy là Nhà nước bỏ ra. Nó khác nhau cơ bản nhất là chỗ này. Còn những vấn đề khác là như nhau, việc trả lương cho giáo viên, các trường công lập cũng tự chủ.

Trường ngoài công lập, anh được quyền xác định lợi nhuận. Sau khi thu tiền về, anh trả lương và các khoản chi phí khác đi rồi, khoản lãi còn lại anh có thể chia cho những người có cổ phần.

Nhưng trường công lập thì không thể có lợi nhuận, nó gọi là phi lợi nhuận.

Tức là anh thu bằng này tiền, anh làm gì đều phải công khai ra xã hội. Sau khi anh chi trả rồi, phần lợi nhuận anh phải đưa vào quỹ tích lũy. Quỹ này để xây dựng thêm trường, tôn tạo cơ sở, làm cho cơ sở đào tạo đó tốt lên.

Thứ hai, đối với những trường công lập anh phải có trách nhiệm xã hội.

Chẳng hạn, anh phải dành 1 tỷ lệ học phí bao nhiêu %, để anh cấp học bổng cho những người không có khả năng đóng học phí. Bắt buộc anh phải làm việc đấy để cho những học sinh con nhà nghèo mà học giỏi hoặc hoàn cảnh đặc biệt, vẫn có thể theo học trường đại học tốt. Càng là trường công, trách nhiệm càng phải cao hơn”.

Let's block ads! (Why?)

Thắt chặt an ninh, Eximbank chiêu mộ sếp công nghệ của SeABank

Sau khi nguyên Tổng giám đốc SeABank Nguyễn Cảnh Vinh về làm Phó Tổng giám đốc thường trực Eximbank, hôm nay (1/6) một sếp phó nữa của SeABank lại về đầu quân cho Eximbank.

Theo đó, ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) vừa quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Hướng Minh làm Phó Tổng Giám đốc phụ trách Công nghệ thông tin và Vận hành kể từ ngày 1/6/2018.

Ông Nguyễn Hướng Minh có bằng thạc sĩ Quản trị Kinh doanh và có hơn 16 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng.

Tài chính - Ngân hàng - Thắt chặt an ninh, Eximbank chiêu mộ sếp công nghệ của SeABank

Ông Nguyễn Hướng Minh

Trước khi được bổ nhiệm vào vị trí trên, ông Minh là Phó Tổng giám đốc kiêm Giám đốc khối Vận hành và Công nghệ của SeABank.

Trước đó, ông Minh cũng trải qua hơn 4 năm ở vị trí Phó Giám đốc Khối Vận hành của ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) và 6 năm làm Phó Giám đốc Công nghệ Thông tin tại ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) từ năm 2004 - 2010.

Ông Nguyễn Hướng Minh là nhân sự cấp cao thứ 2 của SeABank chuyển sang làm sếp phó Eximbank trong vòng 2 tháng qua. Hồi giữa tháng 4, ông Nguyễn Cảnh Vinh, nguyên Tổng giám đốc SeABank, (cũng là người cũ của Techcombank), đã sang Eximbank làm Phó Tổng giám đốc thường trực. 

Như vậy là cả ông Minh và ông Vinh có một điểm giống nhau là đều trải qua các vị trí nhân sự cấp cao tại 3 ngân hàng là Techcombank, SeABank và Eximbank.

V.P

Cùng chuyên mục

Let's block ads! (Why?)