Wednesday, February 28, 2018

Bé gái 7 tuổi hiến giác mạc: "Mẹ sẽ gặp con lần nữa. Mẹ mạnh mẽ lên!"

Chiếc Ipad lưu giữ những hình ảnh của cô bé thiên thần

Mở chiếc Ipad trong đó có lưu giữ rất nhiều hình ảnh của cô con gái nhỏ Nguyễn Hải An (7 tuổi, thôn Tân Mỹ, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội), chị Nguyễn Trần Thùy Dương (33 tuổi) cười bảo: Chị coi đây như cuốn nhật ký của con, vì ở đó không chỉ có hình ảnh của Hải An mà còn có cả những lời nhắn nhủ xuất phát từ trái tim con.

Những lời nhắn ấy, có thể do con tự viết ra, hay đơn thuần là những dòng lấy lại trên internet nhưng tất cả đều vì con thấy, những câu ấy sẽ giúp con truyền tải tới mẹ và người thân yêu điều con muốn nói trong thời gian con đang điều trị bệnh, khi giọng nói đã không còn tròn, tay cũng không còn linh hoạt để viết.

“Mẹ ơi con yêu mẹ, đừng khóc mẹ nhé!”; “Mẹ ơi, con nhớ mẹ. Mẹ nhớ uống nước đấy nhé!”; “Mẹ ơi con yêu mẹ! Mẹ nhớ cho Bun ăn nhé”; “Sự sống này chỉ thay đổi mà không mất đi, lúc con người nằm yên giấc ngủ, mắt nhắm lại rồi là thấy tương lai. Trọn kiếp người nay không còn nước mắt nụ cười, nhưng con tin rằng ngày mai trong Chúa, chẳng có nỗi buồn, đẹp mãi niềm vui”…

Đọc lại những dòng con ghi, chị Dương khẽ cười hạnh phúc: “Con ghi không theo quy luật nào. Có thể là một dòng ghi nhớ, hay câu chen giữa những tài liệu tôi đã lưu trong máy. Chính vì thế, tôi phải đọc, đọc thật kỹ, thật lâu để tìm kiếm những dòng ghi ấy của con. Nhưng tôi muốn tìm thấy thật nhiều những câu viết ấy. Đây là những gì thuộc về riêng tôi, nhớ và thương con rất nhiều”.

Xã hội - Bé gái 7 tuổi hiến giác mạc: 'Mẹ sẽ gặp con lần nữa. Mẹ mạnh mẽ lên!'

Mỗi ngày, chị Dương đều rất, rất nhiều lần nhìn ngắm cô con gái nhỏ 7 tuổi qua những bức ảnh chị nâng niu, gìn giữ.

"Ngày bé, con như một đứa con trai. Con cũng nghịch, nghịch tới nỗi có lúc tôi tưởng con bị tăng động và đưa đi khám, nhưng các bác sĩ cho hay, cháu chỉ là quá nghịch thôi", chị Dương khẽ cười khi nhắc lại kỷ niệm thời thơ ấu của bé Hải An.

Cho tới giờ phút này, chị Dương đã hoàn thành di nguyện của con. Chị cũng đã đăng ký hiến mô tạng. “Ngày 26/2, khi tôi lên trường Tiểu học Tân Mai, nơi con gái Hải An theo học, các cô giáo cũng hỏi về di nguyện của con, tôi giật mình nhớ lại và chạy ngay tới trung tâm Điều phối Quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người để đăng ký hiến tặng mô tạng”, chị Dương tâm sự.

Với người mẹ trẻ ấy, giờ đây, mỗi kỷ vật con để lại, nếu không được ôm ấp chúng, không được ngắm nhìn hàng ngày, có lẽ chị sẽ không thể chợp mắt. Trong câu chuyện của mình chị cũng chia sẻ, nhiều người nghĩ, chị là “anh hùng” nhưng không, chị không phải “anh hùng” mà đơn giản, chị chỉ làm theo di nguyện của con.

Bố đi công tác xa triền miên, Hải An đã có những ngày trở thành… "cô sinh viên nhỏ tuổi nhất" của các thầy cô khi theo mẹ đến lớp học y, rồi thăm khám bệnh nhân cùng mẹ, cô bé ấy sớm đã hình thành trong suy nghĩ của mình khái niệm, cũng như ý nghĩa của việc hiến ghép mô tạng.

Được biết tới những ca bạn của mẹ bị bệnh và được người khác hiến tủy, hay ca hiến tim… cũng như những tâm niệm của mẹ về việc, sau này về già, khi mẹ chết đi chắc con không phải lo lắng về chuyện làm gì cho mẹ, vì tâm nguyện của mẹ, ngoài việc hiến nội tạng mẹ còn hiến xác cho y học, … Con cũng bảo: “Có khi mẹ con mình còn gặp lại nhau”.

Chị Dương vẫn nhớ như in lần con còn tỉnh táo, con chúi đầu vào tim chị rồi thỏ thẻ: “Mẹ lắng nghe, mẹ nhớ thật kỹ mẹ nhé”, rồi cả lần con nói: “Mẹ ơi mẹ sẽ gặp con lần nữa. Mẹ mạnh mẽ lên!”

Kể lại những kỷ niệm về con, chị Dương mỉm cười dù đôi mắt lúc này đang đỏ hoe. “Cháu sinh ra tại quận Hải An, TP.Hải Phòng nên vợ chồng tôi đặt tên con là Hải An. Năm con lên khoảng 2 tuổi, tôi chuyển về Hà Nội sinh sống. Thời gian đầu thuê nhà ở Thanh Xuân sau đó chuyển về Tân Mai ở. Con bị bệnh, chúng tôi phải bán nhà điều trị cho con.

Khi Hải An 5 tuổi đã phát hiện bị ung thư. Trong thời gian con nằm điều trị tại bệnh viện, nhiều lúc tôi không kìm nén được cảm xúc, tôi khóc nhưng con lau nước mắt cho tôi, thậm chí còn bảo tôi: “Mẹ ơi, mẹ đừng khóc!””, chị Dương nghẹn ngào kể lại.

Xã hội - Bé gái 7 tuổi hiến giác mạc: 'Mẹ sẽ gặp con lần nữa. Mẹ mạnh mẽ lên!' (Hình 2).

Từng kỷ vật của con luôn được chị Dương cất giữ cẩn thận

Trong câu chuyện chị kể, Hải An dù nhỏ tuổi nhưng đã truyền cảm hứng và khao khát sống cho nhiều bệnh nhân khác, khi cô bé 7 tuổi ấy dặn dò một người bệnh lớn tuổi: “Bà ơi, bà phải cố như con!”.

“Khi tôi hỏi con có đau không, con không gật hay lắc hoặc bảo có hay không như bao đứa trẻ khác, con khẽ nhìn mẹ rồi nói: “Con chịu đựng được mẹ ơi!”. Tôi chỉ biết quay đi để không khóc trước mặt con”, chị Dương kể.

Lần giở những bức ảnh, chị Dương  cho biết, bé Hải An rất yêu quý động vật, đặc biệt là chó, mèo. Có những khi, Hải An ôm “em” là chú chó Bun mà như quên cả sự tồn tại của mẹ.

Những câu hỏi nhói lòng của người mẹ

Đến khi Hải An rơi vào trạng thái hôn mê, chị Thùy Dương đã từng hỏi bác sĩ: “18 tháng được không bác sĩ?”, bác sĩ lắc đầu.

Chị lại hỏi: “9 tháng được không?”, bác sĩ vẫn lắc đầu. Lúc này chị chỉ biết hỏi: “Vậy tính bằng tháng hay bằng ngày?”. Lúc nghe bác sĩ nói: “Tính bằng ngày đi em!”,  thậm chí tình trạng bệnh của con, có lúc đã được tiên lượng, có thể ra đi bất cứ lúc nào, kể cả lúc bác sĩ và người nhà đang nói chuyện, lúc đó trái tim chị như muốn ngừng lại nhưng cũng không thể khóc được...Song cuối cùng, điều đau đớn nhất vẫn xảy ra.

Trước khi con mãi ra đi, trên chặng đường đưa con về nhà bằng xe cứu thương, chị đã tự mình bóp bóng trợ thở cho con tới kiệt sức. Lúc con ra đi, chị đã ôm con rất lâu. “Giờ khi xem lại ảnh chụp con lúc ra đi ấy, con ngủ giống như thiên thần”, chị Dương tâm sự

Ngày biết tin giác mạc của con sẽ được hiến lại cho hai người khác, dù biết, các bác sĩ sẽ không tiết lộ danh tính của người nhận nhưng suốt buổi chiều ngày 26/2, chị Dương cứ quanh quẩn mãi ở bệnh viện Mắt Trung ương – nơi diễn ra ca ghép giác mạc, để… nghe ngóng.

Gặp bảo vệ chị lại bỏ đi, rồi một mình vòng đi vòng lại quanh khu phố Bùi Thị Xuân với hy vọng sẽ biết sớm nhất thông tin, giác mạc bé Hải An có được ghép thành công trên đôi mắt người khác hay không.

Tới khi biết được, ca ghép diễn ra tốt đẹp, chị Dương mới thở phào nhẹ nhõm ra về, dù lúc đó chị đã rất mệt.

Một tuần trôi qua, từ sau khi Hải An qua đời và hiến giác mạc lại cho y học, chị Dương cũng phải đối diện với không ít lời đàm tiếu.

Có những người còn nhắn tin bảo chị bán con hay “được nổi tiếng sướng không?”. Những lúc ấy, dù trong lòng rất đau và đầy căm phẫn nhưng chị vẫn đủ bình tĩnh để đối đáp giúp họ hiểu rằng, những gì chị đang làm xuất phát từ trái tim của một người mẹ và đó là di nguyện của cô con gái nhỏ, để chính những người ấy phải nói lời “xin lỗi” với chị.

Nguyễn Huệ

Let's block ads! (Why?)

“Cô ơi, con thay Hải An gọi cô bằng mẹ được không?”

Chia sẻ với PV báoNgười Đưa Tin tại lễ truy điệu bé Nguyễn Hải An (Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội) – bé gái 7 tuổi hiến giác mạc cho y học, hai bé Trúc Linh và Lan Hương (bạn học cùng lớp với Hải An tại trường Tiểu học Tân Mai, Hà Nội - PV) vừa khóc vừa kể:

“Ở lớp chúng cháu chơi thân với nhau như chị em. Hôm nay đến viếng bạn Hải An, chúng cháu buồn lắm. Những lúc cháu bị ngã ở lớp do nô đùa, bạn Hải An đều đến đỡ cháu dậy rồi lại tiếp tục nô đùa. Bạn ấy học giỏi lắm, rất ngoan và nghe lời cô giáo. Chúng cháu đều mong muốn sau này sẽ trở thành bác sĩ để chữa bệnh mà giờ bạn ấy lại mất rồi...”. Nói rồi, hai đứa trẻ ấy liên tục gọi tên Hải An trong những giọt nước mắt trẻ thơ.

Trong câu chuyện kể với chúng tôi về lớp học, bạn bè của con, chị Nguyễn Trần Thùy Dương bảo rằng, đó là hai người bạn thân của Hải An. Bố Lan Hương cũng đi làm xa nên ở hai đứa trẻ ấy luôn tìm được tiếng nói chung trong nhiều câu chuyện.

Ngày 30 Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, Trúc Linh thì nằng nặc đòi mẹ cho vào thăm Hải An ở bệnh viện. Lúc này, Hải An đã cắt trọc tóc để điều trị bệnh và không muốn gặp bạn bè. Chị Dương đành nói lại với mẹ Trúc Linh để đưa Linh đi xem bắn pháo hoa. Thế nhưng cô bé 7 tuổi ấy nhất mực muốn vào thăm bạn.

“Trúc Linh sờ khắp gương mặt Hải An mà không nhận ra bạn vì gương mặt Hải An đã sưng phù. Trúc Linh ngồi bên cạnh thủ thỉ: “Hải An ơi, Hải An ơi!” nhưng lúc này Hải An hôn mê rồi. Con gọi bạn mà bạn không dạy nổi. Tôi nghe mẹ của Trúc Linh kể, tinh thần Linh bị sốc trong suốt 3 ngày”, chị Thùy Dương nói.

Xã hội - “Cô ơi, con thay Hải An gọi cô bằng mẹ được không?”

Trúc Linh và Lan Hương khóc trong ngày đưa tiễn Hải An.

Người mẹ trẻ này còn kể chúng tôi nghe những năm tháng đi học của con. Hải An nghịch nhưng rất thông minh. Cuối năm lớp 1, khả năng tập trung của Hải An không cao nhưng khi thi con vẫn được 2 điểm 10 và nhận được giấy khen. Tuy nhiên, cô giáo chủ nhiệm gặp riêng chị Dương và dặn chị giấu giấy khen đi vì sợ con sẽ vì thấy thành tích học tập của mình cao mà sinh lười biếng. Và phải qua mùa hè, Hải An mới được biết tới giấy khen ấy.

Cách đây 2 ngày, chị Dương thăm lại trường tiểu học Tân Mai, thăm lại lớp học của con. “Thấy tôi, các con chạy ra và ôm chầm. Lúc đó, tôi cố gắng tỏ ra bình tĩnh để không khóc trước mặt các con. Nhưng khi các con bảo: “Cô ơi, con thay Hải An gọi cô bằng mẹ được không?”, tôi bật khóc ngay sau câu nói đó, đôi chân quỵ xuống”, đôi mắt đỏ hoe, chị Dương chắp nối từng câu chuyện, kỉ niệm liên quan tới con gái và kể lại với chúng tôi

Về giác mạc của bé Hải An, thông tin từ bệnh viện Mắt Trung ương cho biết, hiện tại, cả hai người bệnh được nhận giác mạc của Hải An đều có tiến triển tốt về khả năng nhìn.

Trong đó, bệnh nhân nam 42 tuổi thị lực sau ghép đã đạt 1/10 (trước ghép chỉ đếm được ngón tay ở khoảng cách 2m). Cụ bà 73 tuổi gần như mù hẳn, không đi lại được trước ghép do chứng sẹo giác mạc nay đã đếm được ngón tay ở khoảng cách 2m, đã đếm được số người trong phòng và tự đi lại được.

Trong thâm tâm chị Thùy Dương, chị luôn mong muốn, một lúc nào đó có thể được gặp hai người đã nhận giác mạc từ bé Hải An để một lần nữa chị thấy đôi mắt con bừng sáng.

Let's block ads! (Why?)

Nóng: Đình chỉ công tác 7 cán bộ công chức Kho bạc Nam Định đi lễ trong giờ hành chính

Ngay sau khi nhận được chỉ đạo của Bộ trưởng bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng sáng ngày 28/2, yêu cầu làm rõ phản ánh của báo chí về việc một số công chức Kho bạc Nam Định đi lễ chùa trong giờ hành chính, chiều cùng ngày Kho bạc Nhà nước đã có báo cáo phản hồi.

Báo cáo nêu rõ: Ngay sau khi nhận được thông tin, KBNN đã chỉ đạo KBNN Nam Định yêu cầu có văn bản báo cáo ngay với KBNN.

Báo cáo của KBNN Nam Định cũng xác nhận ngày 26/2/2018 vào khoảng 10 giờ có 07 người là lãnh đạo và công chức KBNN thành phố Nam Định đi lễ tại Đền Trần, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định”...

Xã hội - Nóng: Đình chỉ công tác 7 cán bộ công chức Kho bạc Nam Định đi lễ trong giờ hành chính

Chiếc xe được cho là chở một số cán bộ công chức Kho bạc tỉnh Nam Định đi lễ trong giờ hành chính vào ngày 26/2/2018

KBNN cho biết, trước đó, ngày 23/2/2018 đơn vị này đã có công điện và chỉ thị về việc triển khai thực hiện nhiệm vụ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018, trong đó có nội dung nghiêm cấm công chức đi lễ trong giờ hành chính.

Do đó, “Việc KBNN Nam Định để xảy ra vụ việc công chức KBNN thành phố Nam Định đi lễ trong giờ hành chính là không thực hiện đúng nội dung Công điện của Thủ tướng Chính phủ, văn bản chỉ đạo của bộ Tài chính và KBNN” – văn bản nêu rõ.

KBNN đã ban hành văn bản chỉ đạo KBNN Nam Định thực hiện việc đình chỉ công tác ngay đối với các trường hợp lãnh đạo và công chức đi lễ trong giờ hành chính; kiểm điểm làm rõ trách nhiệm và có hình thức xử lý về mặt chính quyền, đồng thời phối hợp với cấp ủy đảng ở địa phương xử lý kỷ luật đảng đối với tập thể, cá nhân người đứng đầu đơn vị đã không chấp hành quy định nói trên và yêu cầu báo cáo về KBNN kết quả thực hiện việc đình chỉ công chức, bố trí sắp xếp nhân sự thay thế chậm nhất trong ngày 02/03/2018.

Sáng nay, bộ Tài chính vừa có văn bản gửi Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước thông báo ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng, yêu cầu Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước khẩn trương kiểm tra, làm rõ và xử lý nghiêm thông tin một số công chức Kho bạc Nhà nước thành phố Nam Định - tỉnh Nam Định đi lễ chùa trong giờ hành chính và yêu cầu trả lời trước 11h cùng ngày. 

Let's block ads! (Why?)

Đàn vịt trời bơi lội tung tăng ở Hồ Gươm: Chưa có phương án xử lý

Theo ghi nhận của PV báo Người Đưa Tin vào sáng 28/2, đàn vịt trời gôm 5 con với kích cỡ nhỏ hơn rất nhiều so với vịt thường vẫn đang tung tăng bơi lội tại khu vực Hồ Gươm, đoạn gần đền Ngọc Sơn.

Xã hội - Đàn vịt trời bơi lội tung tăng ở Hồ Gươm: Chưa có phương án xử lý

5 con vịt trời xuất hiện bơi lội tung tăng ở Hồ Gươm - (Ảnh: Nhất Nam).

Theo quan sát, 5 con vịt trời này rất nhanh nhẹn, thoắt ẩn, thoắt hiện. Tuy nhiên, chúng cũng thường xuyên bơi vào gần bờ hồ để ăn bánh mỳ hay các thức ăn vặt mà du khách ném xuống.

Anh Thành, một nhân viên nhà hàng ven hồ cho biết, đàn vịt trời đã xuất hiện được vài ngày nay. “Ban đầu nhiều người còn nhầm rằng đó là những con thiên nga bởi chúng bơi cách xa bờ nhưng sau đó thì mọi người mới biết đó là vịt trời”, nhân viên này chia sẻ.

Cũng theo những người dân khu vực, việc đàn vịt trời xuất hiện khiến người dân và du khách qua lại hết sức tò mò. Dù vậy, nhiều người cũng thắc mắc đàn vịt trời từ đâu mà có.

Xã hội - Đàn vịt trời bơi lội tung tăng ở Hồ Gươm: Chưa có phương án xử lý (Hình 2).

Đàn vịt trời không hiểu từ đâu bay đến bơi lội tung tăng tại Hồ Gươm - (Ảnh: Nhất Nam).

Trao đổi với PV, ông Phạm Tùng Lâm – Trưởng ban quản lý Hồ Gươm cho biết: "Cách đây vài ngày tôi có được báo cáo về việc Hồ Gươm xuất hiện khoảng 5 con vịt trời". Về nguồn gốc, ông Lâm cho biết, cũng chưa rõ đàn vịt từ đâu xuất hiện bởi không có đơn vị nào thả xuống hồ.

 

Xã hội - Đàn vịt trời bơi lội tung tăng ở Hồ Gươm: Chưa có phương án xử lý (Hình 3).

5 con vịt trời có màu sắc khá giống vịt nhà.

Lãnh đạo Công ty TNHH MTV thoát nước Hà Nội cho biết, hồ rộng, đêm tối nên rất khó kiểm soát hết việc ai đó thả phóng sinh và trước mắt chưa có phương án xử lý.

Let's block ads! (Why?)

Nhờ bé Hải An, lượng người đăng ký hiến tạng tăng gấp nhiều lần

Cụ thể, trong 2 ngày đầu tuần, có khoảng 20 người đến trực tiếp đăng ký tại Trung tâm (do 2 ngày nghỉ cuối tuần TT chỉ nhận tư vấn qua email và điện thoại), 4 ngày qua đã có gần 100 email gửi tới và rất nhiều cuộc gọi nhờ tư vấn.

"Ngọn lửa Hải An" đã thực sự làm lay động trái tim của hàng vạn người. Chị Nguyễn Trần Thùy Dương - mẹ bé Hải An đã cởi mở và sẵn sàng chia sẻ câu chuyện của con gái mình. 

Trong khi đó, có nhiều tấm gương về hiến tạng khác không được biết tới bởi gia đình không muốn xuất hiện. Việc các gia đình không muốn công bố thông tin cũng là một trong những rào cản lớn đối với công tác truyền thông, vận động hiến mô/ tạng hiện nay.

Nhiều người có người thân hiến tạng sau khi chết/chết não đã rất khổ sở với những điều tiếng, dư luận... Chủ yếu họ bị mang tiếng "bán" tạng của người thân.

Xã hội - Nhờ bé Hải An, lượng người đăng ký hiến tạng tăng gấp nhiều lần

Vợ chồng quân nhân - anh Võ Thanh Hải và chị Trần Thị Thu Hiền. Anh công tác tại Học viện Kỹ thuật quân sự và chị làm tại Học viện quốc phòng. Từ câu chuyện của Hải An, anh chị đã sắp xếp công việc cơ quan cùng đến Trung tâm để đăng ký hiến tạng đúng ngày 27/2.

"Trên thực tế, sau khi tiếp xúc với các gia đình hiến tặng, bên cạnh ý nghĩa cứu người, làm việc thiện thì tôi đều cảm nhận được một mong muốn cháy bỏng của họ là để người thân của mình vẫn còn được hiện diện trên đời, bằng máu thịt; để họ được tiếp tục sống dù là trong cơ thể của một người xa lạ. Đó chính là tình yêu của những người còn lại đối với người ra đi mà tình yêu của mẹ Hải An dành cho cô bé là một hiện hữu rất rõ ràng", một cán bộ Trung tâm chia sẻ.

Thông tin từ bệnh viện Mắt Trung ương cho biết, hiện tại, cả hai người bệnh được nhận giác mạc của Hải An đều có tiến triển tốt.

Bệnh nhân nam 42 tuổi thị lực sau ghép đã đạt 1/10 (trước ghép chỉ đếm được ngón tay ở khoảng cách 2m). Cụ bà 73 tuổi gần như mù hẳn, không đi lại được do chứng sẹo giác mạc nay đã đếm được ngón tay ở khoảng cách 2m, đã đếm được số người trong phòng và tự đi lại được.

Nguyễn Huệ

Let's block ads! (Why?)

Xót xa những phận đời con trẻ bị lạm dụng để kiếm tiền ở thiên đường du lịch Sa Pa

Sa Pa là một trong những điểm du lịch lý thú thu hút nhiều du khách, đặc biệt là những khách du lịch nước ngoài. Trong khi Sa Pa ngày càng phát triển du lịch thì ở đây cũng tồn tại nhiều mặt trái khiến du khách phiền lòng. Một trong số đó là việc lấy trẻ em ra làm công cụ kiếm tiền.

Du lịch ở Sa Pa, hình ảnh những đứa trẻ nhỏ thó cầm trên tay những chiếc vòng bạc, cái túi thổ cẩm, móc khóa nài nỉ khách du lịch mua vô cùng quen thuộc. Ban đầu, nhiều người cảm thấy thú vị, nhưng cảm xúc đó theo thời gian đã thay đổi. Càng ngày, càng nhiều những đứa trẻ như thế. Chúng nài nỉ, bám riết… và du khách thì phiền lòng.

Chưa kể đến, trong cái rét cắt da cắt thịt, chỉ từ 5 đến 10 độ C, thậm chí thấp hơn, hình ảnh những người chị bế em, người mẹ bồng con nhỏ dưới lớp sương mù dày dặc khiến nhiều du khách nhói lòng. Họ cảm thương cho nhiều đứa trẻ đỏ hỏn trong vòng tay mẹ đang khóc thét dưới trời lạnh giá, nên dù không mua hàng cũng vẫn lại gần cho tiền. Và dường như hiểu được tâm lý đó, khắp các điểm du lịch nhỏ của Sa Pa đều xuất hiện hình ảnh quen thuộc này.

Một số hình ảnh PV ghi nhận:

Xã hội - Xót xa những phận đời con trẻ bị lạm dụng để kiếm tiền ở thiên đường du lịch Sa Pa
Xã hội - Xót xa những phận đời con trẻ bị lạm dụng để kiếm tiền ở thiên đường du lịch Sa Pa (Hình 2).

Bé sơ sinh khoảng 5-6 tháng tuổi được người chị khoảng 5 tuổi địu trên lưng đứng bên vệ đường trong đêm lạnh...

Xã hội - Xót xa những phận đời con trẻ bị lạm dụng để kiếm tiền ở thiên đường du lịch Sa Pa (Hình 3).
Xã hội - Xót xa những phận đời con trẻ bị lạm dụng để kiếm tiền ở thiên đường du lịch Sa Pa (Hình 4).

Thi thoảng có một người phụ nữ đến tiếp sữa.

Xã hội - Xót xa những phận đời con trẻ bị lạm dụng để kiếm tiền ở thiên đường du lịch Sa Pa (Hình 5).
Xã hội - Xót xa những phận đời con trẻ bị lạm dụng để kiếm tiền ở thiên đường du lịch Sa Pa (Hình 6).

Tại bản Cát Cát, hình ảnh những người mẹ địu con, người chị địu em không còn lạ lẫm

Xã hội - Xót xa những phận đời con trẻ bị lạm dụng để kiếm tiền ở thiên đường du lịch Sa Pa (Hình 7).
Nhiều đứa trẻ có lẽ mới chỉ vài tháng tuổi cũng theo mẹ đi bán hàng.
Xã hội - Xót xa những phận đời con trẻ bị lạm dụng để kiếm tiền ở thiên đường du lịch Sa Pa (Hình 8).
Nhiều du khách nhìn những đứa trẻ lấm lem, tội nghiệp đã cho đồ ăn.
Xã hội - Xót xa những phận đời con trẻ bị lạm dụng để kiếm tiền ở thiên đường du lịch Sa Pa (Hình 9).
Những gương mặt gây thơ dọc con đường xuống bản Cát Cát xin tiền du khách.

Ngoài  thị trấn Sapa, chúng tôi cũng bắt gặp hình ảnh tương tự ở bản Cát Cát, Tả Van và nhiều điểm du lịch khác ở Sa Pa.

Rõ ràng, cuộc sống của bà con ở Sa Pa còn nhiều khó khăn. Thế nhưng, những đứa trẻ cũng cần được giữ gìn sức khỏe, được đi học và Sa Pa cũng cần là một điểm du lịch phát triển và văn minh hơn nữa. Các cơ quan bảo vệ trẻ em ở huyện Sa Pa cần vào cuộc, không để tiếp tục tái diễn hình ảnh này.

Tin: Tường Vy

Ảnh: Phong Hàn

Let's block ads! (Why?)

Đoàn tên lửa hạt nhân Nga được đưa về Moscow trong đêm

Quân đội Nga đã đưa các tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân về thủ đô Moscow trong đêm 27/2 cùng sự hộ tống của xe cảnh sát.

Tên lửa hạt nhân RS-24 Yars của Nga - Ảnh: Sputnik.

Bộ Quốc phòng Nga công bố đoạn video được máy bay không người lái ghi lại, cho thấy một đoàn tên lửa đạn đạo liên lục địa có thể mang đầu đạn hạt nhân nối đuôi nhau tiến về thủ đô Moscow vào ban đêm. Dưới sự hộ tổng của những xe cảnh sát, các vũ khí này được đặt trên xe tải MAZ mà thiết kế cùng nhiều trục bánh xe để chuyên chở tên lửa.

Những tên lửa đạn đạo này sẽ xuất hiện trong lễ duyệt binh kỷ niệm Ngày Chiến thắng, dự kiến diễn ra vào ngày 9/5 tới trên Quảng trường đỏ. Đây là sự kiện thường niên nhằm đánh dấu ngày Liên Xô giành chiến thắng trước phát xít Đức vào năm 1945.

Hôm 26/2, 3 xe tải chở tên lửa đạn đạo liên lục địa đã bắt đầu đi đoạn đường 400km từ sư đoàn tên lửa Teykovskaya của Nga đến thủ đô Moscow. Để đảm bảo quá trình vận chuyển tên lửa diễn ra suôn sẻ, những xe chở tên lửa được cả cảnh sát dân sự và quân cảnh hộ tống về Moscow.

Tuy phải hơn 2 tháng nữa mới diễn ra lễ duyệt binh ở Quảng trường Đỏ, nhưng những binh chủng của quân đội Nga đã chuẩn bị sẵn sàng cho công việc thường niên này. Cụ thể, các tên lửa đạn đạo liên lục địa đã rời thủ đô Moscow đến khu vực thử nghiệm Alabino - nơi phần lớn các cuộc diễn tập diễn ra. Sau đó, các buổi tổng duyệt cuối cùng cho lễ duyệt binh sẽ diễn ra tại Quảng trường Đỏ vào ban đêm và thường được nhiều người xem.

GIA BẢO(Theo Sputnik)

Let's block ads! (Why?)