Tuesday, January 2, 2018

Độc đáo hội thi “hoa hậu” chó tại miền Tây

Hội thi Chó đẹp tỉnh Vĩnh Long mở rộng lần thứ nhất do phòng Quản lý du lịch (sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Vĩnh Long) phối hợp với hội Sinh vật cảnh tỉnh tổ chức.

Hội thi diễn ra vào chiều 1/1/2018, tại khu du lịch Vinh Sang (xã An Bình, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long). 

Theo ban Tổ chức, Hội thi nhằm tạo sân chơi giải trí cho người dân trong dịp Tết Mậu Tuất 2018. Đồng thời, nâng cao ý thức về chăm sóc vật nuôi. Hội thi năm nay có 42 chú chó đến từ TP.HCM và các tỉnh, thành khu vực đồng bằng sông Cửu Long tham dự.

Sau nhiều vòng thi, hội thi chó đẹp tỉnh Vĩnh Long mở rộng lần thứ nhất kết thúc với giải Nhất nhóm chó Mini thuộc về chú chó Ethel của anh Võ Tấn Tài; giải Nhất nhóm chó có trọng lượng từ 10kg đến tối đa 25kg thuộc về chú chó Mini Boll Terrier của anh Trần Quang Trung đến từ quận Gò Vấp, TP.HCM.

Ngoài ra, ban Tổ chức hội thi còn trao giải Nhất nhóm chó bản địa (chó Phú Quốc và chó H’Mông cộc) cho con chó có tên gọi “Mắm” của anh Huỳnh Công Phúc (TP.HCM).

Let's block ads! (Why?)

Truy tố gã trai sát hại bạn tình đồng tính để cướp tài sản

Sau khi quan hệ đồng tính, Phong nảy sinh ý định cướp tài sản nên dùng búa đập bạn tình khiến nạn nhân bất tỉnh.

Ngày 2/1, Viện KSND TP.HCM cho biết, vừa hoàn tất cáo trạng, truy tố Nguyễn Văn Phong (sinh năm 1995, quê tỉnh Đắk Lắk) về hai tội giết người và cướp tài sản.

Theo cáo trạng, tháng 3/2014, Phong bị TAND TP Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) xử phạt 3 tháng tù nhưng cho hưởng án treo về tội "Cướp giật tài sản". Đến tháng 5/2014, Phong tiếp tục bị TAND TP Buôn Ma Thuột xử phạt 3 năm tù về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Sau khi chấp hành xong hình phạt tù, Phong xuống TPHCM tìm việc làm và thuê phòng trọ tại khu vực cầu vượt Sóng Thần (quận Thủ Đức, TPHCM) để lưu trú.

Nguyễn Văn Phong. Ảnh: Dân Trí

Khoảng 1 giờ ngày 20/2/2017, tại một quán cà phê ven đường ở quận Thủ Đức, Phong quen biết anh L.P.L. (SN 1980, ngụ quận 12, hành nghề chạy xe ôm). Sau đó, anh L. rủ Phong về nhà anh ở quận 12. Tại đây, hai người quan hệ tình dục đồng tính rồi đi ngủ. Sáng hôm sau, anh L. cho Phong 100.000 đồng.

Tối 21/2/2017, Phong gọi điện thoại nói anh L. đến khu cầu vượt Sóng Thần đón về nhà của anh để quan hệ tình dục đồng tính. Rạng sáng 22/2/2017, sau khi quan hệ đồng tính, Phong nảy sinh ý định cướp tài sản nên dùng búa đập vào người anh L. khiến nạn nhân bất tỉnh.

Khi Phong đang lấy tài sản thì nạn nhân tỉnh dậy. Lập tức, Phong dùng búa sát hại nạn nhân tử vong.

Sau khi gây án, Phong lấy của nạn nhân một chiếc xe gắn máy, điện thoại di động và bỏ trốn. Phong bán chiếc xe gắn máy được 800.000 đồng và bán chiếc điện thoại được 150.000 đồng, lấy tiền tiêu xài.

Ngày 16/3, Phong bị cơ quan công an bắt giữ.

Hoàng Yên (T/h)

Let's block ads! (Why?)

Chuyện về tài xế taxi có biệt danh “bà đỡ đẻ”

Câu chuyện về anh Trần Thanh Hải (SN 1983), quê xã Cẩm Nhượng, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, tài xế hãng taxi Mai Linh Hà Tĩnh không ai là không biết đến, bởi trong 7 năm công tác tại đây, anh đã có “duyên” với 4 lần làm "bà đỡ đẻ" trên xe.

Một chút ngượng ngùng khi chia sẻ với chúng tôi những lần trở thành "bà đỡ đẻ" bất đắc dĩ, anh Trần Thanh Hải cho biết, bản thân anh cũng không biết vì sao mình lại có "duyên” như thế. Anh kể lại, lần gần đây nhất là vào một buổi sáng tháng 9/2017, thời điểm đó vào khoảng 5h30, anh đang ngủ thì nhận được điện thoại của khách hàng gọi với yêu cầu tài xế đến nhanh địa điểm đưa sản phụ đến bệnh viện để sinh.

Xã hội - Chuyện về tài xế taxi có biệt danh “bà đỡ đẻ”

Tài xế Trần Thanh Hải.

Ngay sau đó, anh Hải đã đến đón 2 vợ chồng sản phụ rồi điều khiển cho xe chạy từ thị trấn Thiên Cầm ra bệnh viện Đa khoa TP.Hà Tĩnh. Tuy nhiên, trên đường di chuyển, khi đến địa điểm cầu Đò Hà (nằm trên Tỉnh lộ 27 cũ nối TP.Hà Tĩnh với huyện Thạch Hà) thì sản phụ có biểu hiện đau dữ dội, không thể chịu đựng thêm.

“Lúc này, tôi dừng xe, kéo ghế bên phụ tụt xuống rồi cởi áo khoác đang mặc, lót dưới người cho sản phụ. Thực sự lúc đó vừa lo vừa ngại nên tôi rất luống cuống nhưng vì tính mạng của sản phụ và thai nhi là trên hết, tôi cùng chồng sản phụ đã tập trung hỗ trợ chị ấy rặn để em bé sớm ra ngoài được. Khi em bé ra khỏi cơ thế mẹ, cất tiếng khóc chào đời, tôi mới thở phào. Em bé được đặt lên trên bụng sản phụ để giữ ấm, còn tôi tiếp tục điều khiển cho xe chạy thẳng về bệnh viện để các bác sĩ tiến hành cắt rốn và hồi sức cho 2 mẹ con chị ấy”, anh Hải kể lại.

Không thể quên được “ân nhân”, trao đổi với chúng tôi qua điện thoại, giọng anh Nguyễn Quốc Vũ (32 tuổi), trú thôn Hải Nam, xã Cẩm Nhượng vẫn còn nguyên sự xúc động: “Đến giờ này, gia đình chúng tôi vẫn luôn nhớ đến ân tình của người tài xế đó. Thời điểm ấy, anh Hải không ái ngại điều gì mà đã lo lắng, cùng giúp vợ tôi sinh con ngay trên xe ô tô. Khi đưa vợ con tôi đến bệnh viện, cả người và xe anh ấy lấm lem hết, nhìn rất thương. Nếu chuyến xe đó không phải anh Hải là tài xế thì chưa chắc vợ con tôi đã được “mẹ tròn con vuông” như thế. Tôi đã đặt tên con là Nguyễn Tiểu Long. Hiện, cháu đang rất khỏe mạnh. Cho tôi được nhắn gửi với người tài xế đó là gia đình tôi cảm ơn anh ấy nhiều lắm!”.

Được biết, anh Trần Thanh Hải là tài xế hãng taxi Mai Linh và đây không phải là lần đầu tiên anh làm bà đỡ đẻ trên phương tiện mưu sinh. Trong suốt 7 năm công tác tại đây, anh đã 4 lần trở thành "bà đỡ đẻ" cho 4 sản phụ.

“Do đỡ đẻ nhiều lần quá, bạn bè biết chuyện nên trêu tôi là có “duyên” với việc đỡ đẻ, từ đó, đặt luôn biệt danh cho tôi là “Hải bà đỡ”, người tài xế cười nói.

Xã hội - Chuyện về tài xế taxi có biệt danh “bà đỡ đẻ” (Hình 2).

Tài xế  Phạm Hồng Thái.

Theo tìm hiểu, ngoài anh Hải, thì anh Phạm Hồng Thái (SN 1970), trú thị trấn Thạch Hà cũng là một tài xế của hãng taxi Mai Linh Hà Tĩnh có "duyên" với “nghề” đỡ đẻ. “Tôi nhớ hôm đó là vào ngày mồng 4 Tết Nguyên đán 2017, khách rất đông. Qua tổng đài, tôi đón người nhà và một sản phụ đang chuyển dạ ở xã Nam Hương, huyện Thạch Hà vào TP.Hà Tĩnh. Khi xe chạy được 1km thì sản phụ kêu đau. Biết không thể kịp nên tôi đã nhanh chóng cho xe dừng lại, sau đó, lót tấm trải xuống ghế sau, hỗ trợ cùng gia đình đỡ đẻ cho sản phụ. Lúc đưa được sản phụ vào viện, toàn cơ thể tôi và xe rất bẩn. Biết sản phụ và thai nhi đã an toàn, tôi vội vàng đi lau chùi, chỉ kịp nói đùa với người nhà sản phụ là nếu đặt tên cho em bé thì đặt Mai Linh hoặc Hồng Thái để tôi nhớ mãi ngày đỡ đẻ đầu tiên trong đời”, tài xế Thái chia sẻ.

Bản thân là lãnh đạo, ông Hồ Quốc Cường, Giám đốc công ty TNHH MTV Mai Linh Hà Tĩnh cho biết, ông rất xúc động mỗi khi biết được câu chuyện của anh em tài xế đỡ đẻ cho khách hàng. Những lần như vậy, công ty ông luôn có phần thưởng để động viên, khích lệ tinh thần của anh em tài xế.

“Khi vào làm việc tại công ty, tất cả lái xe đều được đào tạo các nghiệp vụ về văn hóa doanh nghiệp. Ngoài quy chế kinh doanh, công ty còn đào tạo cho nhân viên cách phòng chống cướp, xử lý các tình huống như tai nạn, đỡ đẻ trên xe. Trong cốp xe của hãng luôn chuẩn bị sẵn tấm lót ni lông để tài xế chủ động xử lý mọi trường hợp. Do được đào tạo bài bản nên hầu hết các tài xế đều xử lý tốt các trường hợp xảy ra trong quá trình phục vụ khách hàng. Chúng tôi thấy rất ấm lòng và hạnh phúc mỗi khi nhận được những phản hồi tốt của khách hàng. Công ty luôn có chế độ thưởng cho tài xế có những hành động đẹp, nhân văn”, ông Cường cho biết.

Let's block ads! (Why?)

Cuộc hạnh ngộ của thiếu nữ mắc bệnh tim và những cuốn sách từ phế liệu

Ý chí sống mãnh liệt

Lê Thị Khởi (SN 1987), trú tại xóm 3, xã Hưng Mỹ, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An ngượng ngùng mở đầu câu chuyện bằng việc cho biết mình không có cha, bởi mẹ Khởi là người khuyết tật bị liệt nửa người.

“Lúc nhỏ thì có ngại, nhưng giờ quen rồi. Nhiều khi tôi còn cảm thấy may mắn khi có mẹ, bởi bạn tôi có người mất cả gia đình. Nhưng có điều, vì mắc bệnh tim bẩm sinh nên sức khỏe yếu, khiến tôi chẳng thể làm gì được từ hồi nhỏ cho đến bây giờ”, Khởi cho hay.

Xã hội - Cuộc hạnh ngộ của thiếu nữ mắc bệnh tim và những cuốn sách từ phế liệu

Khởi quyết tâm sống vì mẹ và chính mình.

Nhìn người con gái bước sang tuổi 30 tràn đầy sức sống, không ai nghĩ rằng Lê Thị Khởi đã trải qua một quá khứ vô cùng sóng gió, thậm chí có lúc đã phải nghĩ đến cái chết.

Rót nước mời khách, Khởi cười nói: “Tôi cũng không nghĩ mình vượt qua được giai đoạn khó khăn đó, cho đến thời điểm này, ký ức vẫn khiến tôi rùng mình khi nhớ lại. May mà trong lúc u tối nhất, tôi luôn có mẹ ở bên động viên, chia sẻ”.

Theo học khoa Biên kịch trường đại học Văn hoá nghệ thuật Quân đội, vừa tốt nghiệp, nữ sinh Lê Thị Khởi mang mơ ước được trải nghiệm với nghề, dự định làm nhiều việc và kiếm tiền về phụ giúp người mẹ tật nguyền ở quê nhà thì bất ngờ phải nhập viện để điều trị bệnh tim tái phát.

“Tôi chỉ mới đi làm được 6 tháng. Đúng năm đó, mùa đông rất lạnh khiến chân tay tôi dường như tê liệt, người luôn cảm giác mệt mỏi và mất sức nên quyết định đi khám. Không ngờ rằng các bác sĩ cho hay vì tim của tôi đã suy yếu nên phải nhập viện lập tức, nếu không từ nay sẽ chẳng bao giờ chạy nhảy được nữa”, Khởi nhớ lại.

Gần một năm nằm viện điều trị bệnh là quãng thời gian đen tối nhất trong cuộc đời của Lê Thị Khởi. Có nhiều lúc sức khỏe yếu đến nỗi chị không thể tự đi vệ sinh mà phải nhờ người thân bệnh nhân hoặc y tá bế vào, trong khi đó mẹ không đi lại được nên cũng không thể ra chăm sóc, vì vậy, một mình Khởi bơ vơ lạc lõng giữa bệnh viện.

Xã hội - Cuộc hạnh ngộ của thiếu nữ mắc bệnh tim và những cuốn sách từ phế liệu (Hình 2).

Nhờ nghị lực phi thường, cô gái nhỏ đã khỏe mạnh và sáng tạo dự án từ giấy bỏ đi,

“Tôi khóc rất nhiều, nghĩ rằng sao cuộc đời tôi lại bất hạnh như thế này. Thậm chí có những lúc bi quan quá mà tôi đã nghĩ đến cái chết. Mọi người trong phòng động viên tôi rất nhiều, rồi những cuộc gọi thường xuyên của mẹ khiến tôi dần trấn tĩnh lại.

Tôi còn có đôi tay, đôi chân để đi là đã hơn nhiều người khuyết tật khác, còn có đầu óc minh mẫn lại được ăn học đàng hoàng thì tại sao phải đầu hàng số phận”, Khởi nói.

Cũng chính nhờ ý chí sống mạnh mẽ đó nên Khởi đã vượt qua được ca phẫu thuật kéo dài hàng chục giờ đồng hồ, đứng giữa ranh giới sự sống và cái chết.

Sản xuất sách từ giấy loại tạo việc làm cho người khuyết tật

Được trở lại cuộc sống bình thường, Khởi bắt đầu thay đổi nhận thức và suy nghĩ nhiều hơn về ước mơ của mình. Mặc dù vẫn muốn làm đúng nghề theo chuyên ngành đã học, nhưng do vấn đề sức khỏe nên Khởi quyết định trở về quê để cùng mẹ sinh sống.

Trong thời gian nghỉ ngơi tìm con đường mới, Khởi nhận thấy ở quê có rất nhiều giấy bìa, vỏ hộp, bao bì bánh kẹo, thuốc tây,… bị mọi người vứt bừa bãi.

Xã hội - Cuộc hạnh ngộ của thiếu nữ mắc bệnh tim và những cuốn sách từ phế liệu (Hình 3).

Cơ sở của Khởi có những nhân công là người tàn tật.

Nhớ về quãng thời gian từng làm thêm tại một trường mầm non quốc tế, Khởi nảy sinh ý định sản xuất sách giáo dục, sách truyện dành cho thiếu nhi 2 - 10 tuổi từ vật liệu tái chế bằng phương pháp thủ công.

Nói về dự án này, Khởi hào hứng cho biết: “Hiện, trên thị trường có khá nhiều sản phẩm sách truyện dành cho thiếu nhi, nhưng phần lớn được làm từ vật liệu tái chế công nghiệp. Vì vậy, tôi muốn sản xuất ra một dòng sản phẩm đặc biệt với những cuốn sách được làm bằng phương pháp thủ công”.

Điều thiếu nữ này muốn gửi gắm là khi cầm các cuốn sách ấy trên tay, những đứa trẻ ngoài việc học hỏi tiếp thu kiến thức cơ bản, thì có thể nhận thức giá trị nhân văn cao cả được truyền tải trong từng cuốn sách, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường.

Sau khi suy nghĩ, Khởi lên mạng tìm tòi và thử bắt tay vào làm để đánh giá khả năng phát triển của dự án. Từ đống rác vứt đi, Khởi ngày đêm hí húi cắt dán và cuối cùng đã tạo ra một cuốn sách hoàn toàn thủ công.

Xã hội - Cuộc hạnh ngộ của thiếu nữ mắc bệnh tim và những cuốn sách từ phế liệu (Hình 4).
Những cuốn sách sinh động được làm nên từ cơ thể khuyết tật.

Lúc này, Khởi bàn với mẹ rồi quyết định mang toàn bộ tiền tiết kiệm dùng để chữa bệnh trong mấy năm qua để mua máy tính, máy in và những nguyên vật liệu cần thiết. Không những vậy, Khởi còn liều lĩnh bán một phần đất vườn gần 100 triệu để đầu tư, thành lập cơ sở sản xuất ngay tại nhà.

“Lúc biết việc này, rất nhiều người nói với tôi là ý tưởng vớ vẩn, thậm chí còn chế nhạo khi biết tôi dùng tiền chữa bệnh để làm vốn. Nhưng mẹ ủng hộ tôi và có một số hàng xóm lại tích cực hỗ trợ, bằng việc mỗi khi có sách, báo và bìa cũ thì lại tập hợp để đem đến cho tôi. Qua hơn 2 tháng đi vào sản xuất, những cuốn sách đầu tiên được cắt dán từ phế liệu đã hoàn thành với nhiều nội dung khác nhau”, Khởi cho hay.

Các cuốn sách được trình bày bằng tiếng Anh kèm theo minh họa là những hình ảnh được cắt từ các loại giấy phế liệu. Với cách làm thủ công này thì mỗi cuốn sách đều rất độc đáo và không hề giống nhau.

Hiện, cơ sở của Khởi làm chủ đã có 6 nhân công, trong đó có 2 người tàn tật ở địa phương. Mặc dù làm việc không được như những người khác, Khởi vẫn quyết định nhận họ với mức hỗ trợ 1 triệu/tháng/người.

Hằng ngày, Khởi dành thời gian hướng dẫn cho những người này cắt và dán bìa sách, hồi đầu chưa quen nên làm còn chậm nhưng đến nay, họ đã có thể theo kịp được tiến trình của mọi người.

Xã hội - Cuộc hạnh ngộ của thiếu nữ mắc bệnh tim và những cuốn sách từ phế liệu (Hình 5).
Những sản phẩm đầu tiên của dự án đã ra đời.

Ông Phạm Văn Toàn, Trưởng ban Thanh niên Nông thôn, Công nhân và Đô thị Tỉnh đoàn Nghệ An cho biết, trước ý tưởng táo bạo này, đơn vị đã quyết định trao số tiền 50 triệu đồng từ Quỹ hỗ trợ Thanh niên lập nghiệp tỉnh cho Lê Thị Khởi để thực hiện dự án Sách giáo dục, sách truyện dành cho thiếu nhi từ vật liệu tái chế.

Ngoài một cơ sở nhỏ tại nhà, Khởi còn lập “fanpage facebook” riêng để quảng bá và nhận đơn đặt hàng. Theo kế hoạch, đến năm sau, Khởi sẽ sản xuất 20 đầu sách với số lượng 1.000 cuốn.

Khi đã đủ số lượng như dự tính, Khởi sẽ mở cuộc triển lãm để kêu gọi sự hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân và dần dần mở rộng dự án của mình để giúp đỡ nhiều người có công ăn, việc làm.

Let's block ads! (Why?)

Mục sở thị cây sanh bán 8 lô đất Hà Nội mới mua được

Cây sanh này có tên là "Mộc thạch nghênh phong" cao 3m. Chính bộ rễ ôm đá của cây thu hút cái nhìn của người xem, vì nó dài đến 2,15m, ngang 1m, cao 2,15m. Chu vi của cả bộ rễ ôm đá này lên đến 5,5m.

Chủ nhân của nó hiện là giám đốc một doanh nghiệp ở Hoàng Mai (Hà Nội). Vị này cho hay, đã mua cây cảnh này từ cách đây gần 20 năm. Thời điểm đó, ông phải bán 8 lô đất ở Hà Nội để đổi lấy cây quý. Nếu quy đổi ra giá trị hiện tại phải vài triệu đôla.

Theo tờ Dân Việt, có thể, lúc đầu cây được ký gửi vào hòn non bộ nhưng sau đó phần rễ của cây phát triển nên đến nay đã "nuốt trọn" hòn non bộ, thành cây sanh ôm đá nghệ thuật rất độc đáo. Sự "chấm phá" đầy ý đồ nghệ thuật ở tác phẩm này chính là việc tạo bộ tay tán vươn ra các hướng với các trường độ cao cấp khác nhau, để "nghênh phong" đón gió.

 “Tác phẩm này chỉ cần thêm một thời gian hoàn thiện thì đây là tác phẩm sẽ hội tụ được đầy đủ các yếu tố Cổ, Tinh, Linh, Quái của một phẩm cây cảnh nghệ thuật", chủ nhân của tác phẩm cho hay.

Được biết, Tác phẩm này đã được tổ chức Kỷ lục châu Á công nhận là "Cây sanh ôm đá nghệ thuật lớn, cổ nhất châu Á" vào ngày 18/12/ 2010.

Năm 2016, cây sanh này đã được chủ nhân mang tới trong Festival Sinh vật cảnh diễn ra tại Hà Nội và được định giá khá cao.

Sau đây là một số hình ảnh về cây cảnh đắt tiền này:

Xã hội - Mục sở thị cây sanh bán 8 lô đất Hà Nội mới mua được

 

Xã hội - Mục sở thị cây sanh bán 8 lô đất Hà Nội mới mua được (Hình 2).

 

Xã hội - Mục sở thị cây sanh bán 8 lô đất Hà Nội mới mua được (Hình 3).

 

Xã hội - Mục sở thị cây sanh bán 8 lô đất Hà Nội mới mua được (Hình 4).
Cây sanh quý được mang đi trưng bày tại triển lãm.
Xã hội - Mục sở thị cây sanh bán 8 lô đất Hà Nội mới mua được (Hình 5).
 

T.Huế (tổng hợp)

Let's block ads! (Why?)

"Hiệp sĩ" bắt 2 kẻ nhiễm HIV đòi tiền chuộc người mất điện thoại

Do cần tiền để "chơi" ma túy nên 2 đối tượng gọi điện cho nạn nhân đòi 3 triệu đồng mới cho chuộc điện thoại, nếu không sẽ đem bán...

Ngày 2/1, Công an phường An Bình (Bình Dương) đang tạm giữ 2 đối tượng Nguyễn Hoàng Tú Nguyên (SN 1976) và Đỗ Thanh Hùng (SN 1978, tạm trú ở thị xã Thuận An) để điều tra làm rõ việc đòi tiền chuộc điện thoại của người dân.

Trước đó, ngày 1/1, "hiệp sĩ" Nguyễn Thanh Hải nhận được điện thoại từ anh T. (SN 1987, quê tỉnh Đồng Nai, tạm trú ở thị xã Bến Cát) báo bị một đối tượng gọi điện thoại đòi 3 triệu đồng mới cho chuộc lại chiếc điện thoại mà anh đánh rơi trước đó.

Hai đối tượng bị bắt giữ cùng tang vật - Ảnh: Dân Việt

Nếu anh T. không đưa tiền chuộc, đối tượng sẽ bán chiếc điện thoại.

Sau khi nhận được tin báo, anh Hải đã gọi cho đồng đội tiến hành hỗ trợ nạn nhân.

Đến 9h cùng ngày, đối tượng hẹn anh T. tại cây xăng số 4, nằm trên quốc lộ 13, TX.Thuận An, nhưng đối tượng không tới.

Hơn 1h sau, đối tượng gọi lại cho anh T. hẹn gặp trong đường hẻm nhỏ thuộc phường An Bình (TX.Dĩ An). Khi anh T. đưa tiền, đội "hiệp sĩ" đã khống chế 2 đối tượng đưa về trụ sở làm việc.

Lúc đầu, 2 đối tượng không thừa nhận, đến khi đội "hiệp sĩ" đưa ra chứng cứ rõ ràng, cả hai mới nói đang cần tiền để "chơi" ma túy nên làm liều.

Được biết, 2 đối tượng đều nhiễm HIV và đã có tiền án.

Sau đó, đội "hiệp sĩ" bàn giao 2 đối tượng cho Công an phường An Bình, thị xã Dĩ An để điều tra.

Cự Giải (T/h)

Let's block ads! (Why?)

Khởi tố kẻ sát hại vợ và 2 con gái rồi tự sát bất thành

Nguyễn Minh Hùng - kẻ sát hại vợ và 2 con gái rồi tự sát bất thành bị cơ quan công an tỉnh Thanh Hóa khởi tố tội Giết người.

Ngày 2/1, báo Vnexpress dẫn nguồn thông tin từ đại tá Lê Trung Hiếu, người phát ngôn Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can với Nguyễn Minh Hùng (37 tuổi) về tội Giết người.

Người dân ngậm ngùi đưa tiễn các nạn nhân - Ảnh: Công lý

Được biết, Hùng đang được điều trị vết thương tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hoá dưới sự giám sát của cảnh sát. Sau khi được cầm máu và phẫu thuật nối cánh tay trái, bác sĩ cho hay sức khỏe nghi can đang hồi phục tốt.

Trước đó, như báo Thanh Niên đã đưa tin, tối ngày 28/12/2017, Hùng dùng dao chém vợ là chị Phạm Thị T. (36 tuổi) và 2 con gái (một bé học lớp 6, một bé 5 tuổi) khiến các nạn nhân tử vong tại nhà. Sau đó, Hùng dùng dao chém vào tay trái của mình để tự tử nhưng bất thành.

Đến sáng 29/12/2017, người dân phát hiện vụ việc và báo tin tới cơ quan công an, đồng thời đưa Hùng đi bệnh viện cấp cứu.

Bước đầu, Công an tỉnh Thanh Hóa xác định do mâu thuẫn, nên nghi phạm Hùng đã sát hại các nạn nhân.

Báo Tri thức trực tuyến dẫn nguồn thông tin từ hàng xóm cho hay, Hùng và chị T. kết hôn đã được gần 15 năm nay. Gia đình họ sống trong căn nhà hai tầng nằm tại mặt đường liên xã. Hùng làm nghề lái xe máy múc, còn người vợ làm giáo viên tại một trường tiểu học trên địa bàn.

Hai vợ chồng họ sống hạnh phúc. Nghi phạm được nhiều người đánh giá là hiền lành.

Cự Giải (T/h)

Let's block ads! (Why?)