Tuesday, January 2, 2018

Nếu là một cô gái tuổi 21, bạn không nên bỏ qua bài viết này

21 tuổi, có lẽ đáng để yêu và được yêu, nhưng lại cứ quay vòng trong thế giới con nít, với cái suy nghĩ: Vẫn còn bé lắm, chưa đến tuổi yêu đương.

Lắm lúc nghĩ, có khi nào vì dồn nén yêu thương quá lâu, đến khi gặp được duyên trời định thì sẽ càng dễ rơi vào biển tình đau khổ, bi lụy. Có thể lắm chứ!

Những người bạn, biết rung động ở tuổi 14, biết yêu ở tuổi 17 và yêu sâu đậm thứ gọi là mối tình đầu, gọi là tình yêu tuổi học trò. Ấy vậy mà vẫn đau khổ, vẫn bị những vết sẹo như cành hồng bị bẻ mất những chiếc gai, không bao giờ lành mà chỉ tiếp tục vươn lên để mọc những gai mới.

Còn bản thân mình, 21 tuổi, thân thể đầy những chiếc gai sắc nhọn, giống gai nhím và sẵn sàng bắn vào những ai được coi là nguy hiểm. Thế là không yêu và không ai dám yêu.

Dẫu biết đến một ngày nào đó, bản thân sẽ phải tự tay nhổ đi những chiếc gai để yêu đương, để thuộc về một ai đó. Khi ấy, chắc vết thương sẽ càng nhiều hơn, nhiều đến mức sẽ rỉ máu, đau đớn. Chợt nhận ra, kìm hãm yêu thương không phải là điều tốt.

Tâm sự - Nếu là một cô gái tuổi 21, bạn không nên bỏ qua bài viết này

Cô đơn rồi sẽ tự khắc biết yêu thương nào cần thiết cho bản thân (Ảnh minh họa).

Nhưng, khi đã quyết tâm coi cô đơn là một con người thì những chiếc gai trở nên mềm mại hơn, vì cảm thấy ở bên cô đơn thật an toàn. Không nắm tay, không ôm ấp, không hôn, thế có nghĩa là chưa cần phải mở cửa trái tim vì một người tên là Cô Đơn.

Chỉ luôn ở cùng nhau, lúc ăn, lúc ngủ, lúc đi dạo... quen thuộc quá rồi nên cũng chẳng coi trọng nổi thứ gọi là tình yêu nữa.

Nếu một ngày buộc phải sống với cô đơn như một ai đó... cũng không có gì phải buồn bã cả.

Bởi cuộc sống này, ngọt ngào đến mấy thì cũng sẽ có đắng cay, càng cô đơn thì sẽ càng biết yêu thương nhiều hơn, sẽ không sinh lòng ích kỷ, sự tự phụ và cả việc không phí phạm thời gian cho những mối tình mà chỉ đi qua đời như một phép thử.

Cô đơn rồi, sẽ tự khắc biết yêu thương nào cần thiết cho bản thân.

GreenStar

Let's block ads! (Why?)

Trò chuyện với tỉ phú USD Phạm Nhật Vượng

Cơ hội từ cuộc cách mạng xe điện

Tài chính - Ngân hàng - Trò chuyện với tỉ phú USD Phạm Nhật Vượng

Ông Phạm Nhật Vượng.        

* Trả lời báo nước ngoài cách đây 4 năm ông nói, mục tiêu của ông là làm đẹp cho đời. Tôi hiểu “làm đẹp” ở đây là xây dựng các dự án bất động sản đẹp, chất lượng, góp phần thay đổi bộ mặt đất nước. Nhưng khoảng 2 năm trước, VinGroup tuyên bố bán lẻ sẽ chiếm 50% doanh thu trong hệ thống còn bây giờ thì có vẻ toàn tâm, toàn lực của tập đoàn đang dồn cho VinFast, mục tiêu của ông đã thay đổi?

Mục tiêu của tôi không có gì thay đổi, về bản chất vẫn là làm đẹp cho đời. Nhà đẹp, các công trình đẹp là vật thể, còn các giá trị về tinh thần, sức khỏe là phi vật thể. Làm được một thương hiệu VN nổi tiếng, được tôn trọng, được đánh giá cao trên thế giới thì đó là giá trị tinh thần cho cả dân tộc chúng ta chứ không phải riêng VinGroup.

* Tại sao lại là xe hơi mà không phải những cái khác, thưa ông?

- Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi là người xuất thân từ sản xuất nên lúc nào tôi cũng muốn tìm một cái gì đó để sản xuất. Đầu tiên tôi định đầu tư vào bánh kẹo, thực phẩm, bia rượu nước ngọt nhưng nếu làm những sản phẩm này thì không có "cửa" để xây dựng một thương hiệu đẳng cấp quốc tế. Ví dụ như bia, còn lâu mới bằng Heineken, Carlsberg...; bánh kẹo còn xa nữa. Cứ thế “lọc dần” và ô tô được chọn.

* Nhưng với xe hơi thì VinGroup cũng vẫn là người đi sau, khi mà thế giới đã có quá nhiều thương hiệu nổi tiếng?

- Đi sau nhưng hoàn toàn có thể về trước vì đi trước cũng có vấn đề của nó. Ví dụ như các hãng xe hơi lớn đều có tình trạng là chi phí quá lớn, bộ máy quá cồng kềnh, nhiều nhà xưởng đã cũ và đầu tư tập trung chủ yếu vào xe xăng. Bản thân các hãng này đang phải thay đổi khi Tesla làm thành công xe điện.

Năm 2008 khi Elon Musk, Giám đốc điều hành Tesla, công bố làm xe điện thì cả thế giới cho rằng “điên”. Đến năm 2014 họ ra được mẫu xe, chúng ta thấy “bớt điên” một chút nhưng hiện nay, họ đã trở thành số 1 thế giới về xe điện. Còn bây giờ thì “cả làng” đầu tư vào xe điện. Volkswagen tuyên bố đầu tư hơn 80 tỉ USD để làm hơn 80 mẫu xe trong 5 năm tới hay tập đoàn ô tô Bắc Kinh cũng vừa tuyên bố năm 2025 sẽ dừng bán xe xăng, chỉ bán xe điện... Cuộc cách mạng xe điện mới diễn ra 9 năm nhưng nó thực sự sẽ bùng nổ. Nó “vẽ” lại bản đồ ngành công nghiệp xe hơi. Mà “vẽ lại” thì mình khác gì các hãng kia đâu?

* Vậy VinFast sẽ tập trung chính vào xe điện?

- Xe điện tăng tốc nhanh chóng nhưng tôi cho rằng, đến năm 2025 - 2030 xe xăng vẫn thịnh hành, và sẽ giảm từ từ. Vì thế, chúng tôi sẽ “đi cả 2 chân”. Tuy nhiên, xe xăng chỉ nghiên cứu đủ, mục tiêu là làm ra loại xe tốt, sang trọng so với các xe cùng phân khúc nhưng không nhắm đến câu chuyện đột phá. Chúng tôi ưu tiên nghiên cứu, phát triển và đột phá ở xe điện.

* Ông định vị VinFast ở phân khúc nào?

- Dòng xe trung cao. Nhưng cũng giống tất cả các hãng xe lớn đều có nhiều dòng xe, Toyota có dòng Vios thì chúng tôi cũng vậy. Sản phẩm đầu tiên sẽ là cao cấp, tuy nhiên chúng tôi cũng đang nghiên cứu một mẫu xe động cơ dung tích nhỏ như Chevolet, Kia Morning... Nhưng nếu xe xăng đi từ phân khúc cao xuống thì xe điện chúng tôi sẽ đi từ thấp lên. Người dân chưa quen với xe điện, họ sẽ muốn đi thử. Mà đi thử thì xe tốt và rẻ một chút là phù hợp.

Cứ cái gì tốt cho xã hội thì làm thôi

* Đến bây giờ VinGroup đã có gần chục thương hiệu ở nhiều lĩnh vực như giáo dục, y tế, bất động sản nghỉ dưỡng, thương mại... Tập đoàn có định mở rộng sang lĩnh vực nào mới không, thưa ông?

- Cứ cái gì tốt cho xã hội, tốt cho nhiều người và chúng tôi thấy mình có đủ năng lực thì chúng tôi sẽ làm.

* Cũng chính vì điều đó, mọi người hay đặt câu hỏi về vấn đề vốn, chất lượng, quản trị, nhân lực của VinGroup?

- Vốn thì phải đi vay thôi. Làm kinh doanh thì phải chấp nhận rủi ro và phải đi vay vốn. Thời đầu tiên thì vay anh em, bạn bè, thậm chí vay với lãi suất cao. Nhưng bây giờ thì đã thuận lợi hơn. VinGroup có thể huy động vốn cả trong và ngoài nước. Thậm chí nhiều hợp đồng vay vốn của các ngân hàng quốc tế lớn chúng tôi được vay tín chấp (không cần tài sản đảm bảo). Còn quản trị, nhân sự... đương nhiên là vấn đề, lúc nào cũng vậy. Vì thế chúng tôi đang quyết liệt thực hiện "5 hóa" hơn 1 năm nay để khắc phục những vấn đề này.

* Cụ thể “5 hóa” là sao, thưa ông?

- Thứ nhất là hạt nhân hóa. Mỗi lãnh đạo phải là hạt nhân, là người dẫn đầu, là thủ lĩnh. Thứ hai là chuẩn hóa. Mọi thứ phải có tiêu chuẩn và đạt chuẩn. Không nơi này làm một kiểu, nơi kia làm một kiểu... Thậm chí chúng tôi chuẩn hóa đến từng mã hàng cho trung tâm mua sắm tập trung của VinGroup. Ví dụ trước đây miền Bắc mua lợn còn miền Nam mua heo nhưng bây giờ heo cũng được, lợn cũng được nhưng chỉ một tên thôi. Thứ ba là đơn giản hóa: Lược hết các chức danh, các quy trình, quy định rườm rà cho bộ máy gọn nhẹ. Thứ tư là tự động hóa. Đó là đẩy mạnh việc ứng dụng kỹ thuật và công nghệ thông tin vào quản trị, điều hành, và theo quan điểm của tôi một khi hệ thống đã chuẩn, đã đơn giản thì nhiều phần đã tự động vận hành được. Cuối cùng là chia sẻ hóa. Trong nội bộ tập đoàn các công ty chia sẻ nguồn lực, việc gì làm chung được, làm tập trung được thì sẽ làm. Việc này sẽ giúp nâng cao năng suất lao động, tăng cường chất lượng quản trị và hiệu quả công việc.

* Mô hình của VinGroup cũng na ná như các tập đoàn của Hàn Quốc, Nhật Bản...?

- Mô hình của chúng tôi là mô hình tập đoàn với các công ty con hạch toán độc lập. Mỗi công ty có một tổng giám đốc (TGĐ), một bộ máy riêng và TGĐ chịu trách nhiệm trước lãnh đạo tập đoàn. Nếu TGĐ không làm được thì tôi “nhảy” xuống làm.

* Thế ông đã phải "nhảy" xuống làm trực tiếp bao nhiêu lần rồi?

- Cũng kha khá rồi đấy. Hiện tôi vẫn làm TGĐ của VinService, Vincom xây dựng. Tôi vừa “bán” được chân TGĐ Vinpearl và TGĐ Vinmec. Cứ đào tạo rồi đẩy dần lên được thì tôi rút. Ví dụ VinService thì khoảng 6 tháng nữa sẽ bổ nhiệm được TGĐ, còn Vincom xây dựng chắc lâu hơn một chút.

* Được biết VinGroup có chương trình đào tạo, từ cấp thấp nhất đến cao nhất. Bản thân ông cũng trực tiếp tham gia đào tạo. Sao ông không sử dụng chiến lược “săn đầu người”, vừa hiệu quả, vừa đỡ mất công?

- Tất cả những ngành VinGroup đang làm hiện nay, người Việt ít được đào tạo vào các vị trí trung cao cấp quản lý. Ví dụ ngành khách sạn hay trung tâm thương mại... trước đây từ tổng quản lý trở lên hầu hết là người nước ngoài, nhưng giờ chúng tôi đều bổ nhiệm người Việt. Nếu không đào tạo thì không có được nhân tài, nhân lực để duy trì hoạt động chứ chưa nói đến sự phát triển hệ thống.

Quan trọng là mang lại cái gì cho đời

* Cảm xúc của ông khi lọt vào top 500 người giàu nhất thế giới?

- Tôi không quan tâm đến chuyện đó.

* Xét ở một khía cạnh nào đó, đấy cũng là thương hiệu ra thế giới mà?

- Thương hiệu là của một sản phẩm cụ thể, là cái gì đó có thể dùng được, còn tôi thì không muốn cho ai dùng (cười lớn) nên tôi thực sự không quan tâm.

* Vậy ông quan tâm đến điều gì?

- Quan tâm của tôi là làm được cái gì cho đời, mang lại cái gì cho xã hội, cho khách hàng hoặc nói rộng ra là cho dân mình.

* Nếu tự thưởng cho mình món quà, ông nghĩ đến gì?

- Tôi chưa bao giờ nghĩ đến chuyện đó. Tôi không có nhu cầu gì nhiều. Cơm ăn áo mặc, nhà cửa, xe cộ... có rồi.

* Mua máy bay riêng chẳng hạn, rất nhiều “đại gia” cũng đã sắm máy bay riêng?

- Người ta bay suốt ngày thì mới mua chứ tôi không đi đâu mấy, mua máy bay tính ra sẽ lỗ thì mua làm gì.

* Là tỉ phú đô la, sao ông lại tính toán đến vậy?

- Sao lại không tính toán? Cái gì đáng thì bao nhiêu cũng đầu tư, nhưng không đáng thì một đồng cũng không tiêu. Giả sử mua máy bay thì tôi sẽ mua máy bay để cho thuê, lâu lâu đi một chuyến. Nó phải trở thành dịch vụ chứ mình không thể lãng phí mua rồi bỏ đó.

Nếu làm chỉ để tiêu, chỉ để có cái nọ, cái kia thì tôi phải dừng lâu rồi. Lỡ làm người rồi, không thể sống một cuộc đời phí hoài được.

* Nếu nói ngắn gọn về định hướng và mục tiêu phát triển của VinGroup, ông sẽ nói gì?

- Tiếp tục phát triển, tiếp tục đi lên, nỗ lực hết mình để làm đẹp cho đời.

Ông Phạm Nhật Vượng có 7 năm giữ ngôi vị người giàu nhất trên sàn chứng khoán VN. Là người đầu tiên được Forbes công nhận là tỉ phú USD của VN và người duy nhất lọt vào top 500 người giàu nhất thế giới cho đến thời điểm này.

Câu chuyện khởi nghiệp “huyền thoại”

Câu chuyện từ mì gói đến người giàu thứ 490 thế giới của ông Phạm Nhật Vượng được nhiều người gọi là “huyền thoại khởi nghiệp”. Nhưng do nhân vật chính không xuất hiện nên cũng có không ít hoài nghi.

Đầu tháng 2.2017, ông Michael Pilipchuk, Thị trưởng Kharkov (Ukraine), với niềm tự hào về vùng đất sản sinh ra nhiều nhân vật nổi tiếng đã kể lại câu chuyện khởi nghiệp của ông Phạm Nhật Vượng cũng như quá trình phát triển của Tập đoàn Technocom, tiền thân của Tập đoàn VinGroup hiện nay trên tờ Kharkov News. Theo ông Pilipchuk, vào đầu những năm 1990, ông Vượng đến vùng này với vài nghìn USD mượn từ bạn bè. Ông và vợ mở một nhà hàng, nơi có đồ ăn rất ngon và giá cả vừa phải. Do khủng hoảng kinh tế tài chính, những kệ hàng trong siêu thị trống không, người ta phải mua nhiều loại sản phẩm bằng tem phiếu. Ông Vượng đã cho ra mắt một loại sản phẩm mì ăn nhanh gọi là Mivina với 30 nhân công. Loại mì này nhanh chóng trở nên nổi tiếng trên thị trường thực phẩm Kharkov, rồi sau đó lan ra toàn Ukraine.

Tài chính - Ngân hàng - Trò chuyện với tỉ phú USD Phạm Nhật Vượng (Hình 2).

Tài sản và vị trí của ông Phạm Nhật Vượng theo Forbes (ĐỒ HỌA: HỒNG SƠN)

Với đặc điểm giá rẻ, chất lượng tốt, mì Mivina được xuất khẩu đi hơn 30 quốc gia như Estonia, Lithuania, Latvia, Moldova, Ba Lan, Đức, Israel... Rồi công ty dần mở rộng, nhanh chóng cho ra mắt sản phẩm mới là mì khoai tây ăn liền, thành lập nhà máy chuyên sản xuất gia vị, nhà máy chuyên đóng gói, tất cả đều là công ty con của Tập đoàn Technocom.

“Tập đoàn Technocom cung cấp việc làm cho 3.000 người với mức lương ổn định, quan tâm đến đời sống giải trí của họ với một trung tâm thể dục, một khu nghỉ dưỡng. Tập đoàn trả thuế đầy đủ, tài trợ cho nhiều hoạt động của thành phố về chăm sóc sức khỏe, môi trường, văn hóa...”, ông Michael Pilipchuk nhớ lại. Năm 2001, ông Vượng quyết định đầu tư về VN. Trải qua hơn 20 năm, Tập đoàn VinGroup do ông Vượng đầu tư và sáng lập đã trở thành doanh nghiệp tư nhân lớn nhất VN, hoạt động đa ngành.

Nhưng khởi nghiệp dù “huyền thoại” cũng không chỉ màu hồng. Ông Vượng cho biết ông đã trải qua “vô biên thất bại”. Điển hình là việc đầu tư sang thị trường Ba Lan với số vốn mấy chục triệu USD, số vốn rất lớn với ngành mì ở thời điểm đó. “Ở Ba Lan khi ấy có nhiều doanh nghiệp đã làm lâu rồi, quân tướng mình chưa thực sự giỏi mà mình không chuyên tâm cho nó. Sau 2 - 3 năm tôi phải bán lại rồi rút lui”, ông Vượng kể.

Gần 25 năm kể từ ngày sản xuất những thùng mì gói đầu tiên cho đến lúc trở thành người giàu nhất trên sàn chứng khoán và giờ sở hữu tài sản trị giá hơn 4,3 tỉ USD, đứng thứ 490 người giàu nhất thế giới, ông Phạm Nhật Vượng vẫn thích đá bóng, giải trí bằng xem phim, làm việc như điên để thực hiện khát vọng, đưa thương hiệu Việt ra thế giới.

Theo Thanh Niên 

Let's block ads! (Why?)

Trả phí BOT Cầu Rác bằng tiền xu, tài xế bị từ chối bán vé trong đêm giao thừa

Vào khoảng 20h30 ngày 31/12, mạng xã hội xuất hiện đoạn clip trực tiếp dài hơn 50 phút, ghi lại cảnh một tài xế bị nhân viên từ chối bán vé khi dùng xấp tiền lẻ và tiền kim loại để mua vé qua trạm BOT Cầu Rác (đóng ở xã Cẩm Trung, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh).

Hình ảnh từ clip cho thấy, tài xế điều khiển ô tô biển 62C đi trên QL1A theo hướng Bắc -  Nam, khi đến trạm thu phí BOT Cầu Rác, đã cùng người trên xe dùng xấp tiền giấy mệnh giá 200 đồng mua vé qua trạm.

Xã hội - Trả phí BOT Cầu Rác bằng tiền xu, tài xế bị từ chối bán vé trong đêm giao thừa

Tài xế dùng tiền lẻ và tiền xu để trả phí qua trạm BOT Cầu Rác.

Sau khi kiểm đếm, nhân viên bán vé thông báo tài xế đưa 34.600 đồng, thiếu 400 đồng (35.000/vé). Ngay sau đó, tài xế đã đưa thêm tiền xu mệnh giá 500 đồng nhưng bị nhân viên này từ chối với lý do tiền xu đã bị cấm lưu hành. Tiếp đó, nhân viên để toàn bộ số tiền vào xe cho tài xế rồi đóng cửa giao dịch.

Cho rằng cách hành xử này của nhân viên trạm thu phí là không phù hợp, thiếu tôn trọng, tài xế cho xe dừng đỗ trong làn có chắn barie và cầu cứu cơ quan chức năng.

Theo tìm hiểu, tài xế trong clip là anh Nguyễn Minh Nghĩa (trú Long An). Thời điểm xảy ra sự việc, trên xe còn có anh Huỳnh Bửu Long (trú Vĩnh Long) và một số người bạn đi từ Lạng Sơn vào TP.Đà Nẵng.

“Tôi đưa xấp tiền 200 đồng mua vé thì nhân viên thông báo còn thiếu 400 đồng. Do hết tiền giấy nên tôi đưa đồng kim loại mệnh giá 500 nhưng nhân viên bảo tiền này đã ngưng lưu hành, rồi trả lại toàn bộ số tiền mua vé, đóng cửa giao dịch, không cho xe qua”, anh Long kể lại.

"Việc nhân viên không nhận tiền kim loại còn được lưu hành và đóng cửa giao dịch, không cho xe chúng tôi qua trạm là quá vô lý. Chúng tôi đã liên hệ cầu cứu cơ quan chức năng, tuy nhiên, hơn 22h cùng ngày, công an mới xuống làm việc và đề nghị chúng tôi điều khiển xe ra khỏi làn thu phí và tới trụ sở làm việc. Tôi mong muốn có câu trả lời thỏa đáng từ phía cơ quan chức năng", tài xế Nguyễn Minh Nghĩa nói.

Xã hội - Trả phí BOT Cầu Rác bằng tiền xu, tài xế bị từ chối bán vé trong đêm giao thừa (Hình 2).

Tài xế cho rằng, việc nhân viên từ chối bán vé là vô lý vì tiền xu vẫn có giá trị lưu hành.

Xác nhận thông tin, tối 1/1, Trung tá Dương Xuân Quang, Phó trưởng Công an huyện Cẩm Xuyên cho biết, khoảng 22h ngày 31/12, đơn vị mới nhận được thông tin về vụ việc. Ngay sau đó, đơn vị đã cử khoảng 10 cán bộ CSGT, CSĐT đến hiện trường, mời chủ phương tiện di chuyển ra khỏi làn thu phí và mời tài xế cùng nhân viên bán vé trong ca trực về trụ sở làm việc.

Được biết, đến trưa 1/1, chiếc xe biển số 62C tiếp tục xuất phát từ Hà Tĩnh – TP.Đà Nẵng. Khi qua trạm thu phí Cầu Rác, tài xế tiếp tục mua vé bằng xấp tiền lẻ và một đồng xu mệnh giá 500 đồng. Tài xế yêu cầu nhân viên trả lại 100 đồng tiền dư. Lần này, nhân viên đã bán vé đã dùng tờ tiền mệnh giá 100 đồng thối lại cho tài xế. 

Xã hội - Trả phí BOT Cầu Rác bằng tiền xu, tài xế bị từ chối bán vé trong đêm giao thừa (Hình 3).

Vào trưa 1/1, chiếc xe này tiếp tục trả phí qua trạm bằng tiền lẻ và tiền xu. Lần này, nhân viên đã đồng ý bán vé.

Liên quan sự việc, ông Đoàn Trọng Vinh, Trạm phó trạm thu phí BOT Cầu Rác, cho biết, đã nắm được sự việc tài xế dùng tiền mệnh giá thấp mua vé qua trạm và nhân viên không bán vé; đơn vị vẫn đang phối hợp cùng các cơ quan chức năng làm rõ sự việc.

Trước đó, vào tháng 4/2017, nhiều người dân ở Hà Tĩnh đã dùng xe cùng băng rôn yêu cầu đơn vị dựng trạm BOT Cầu Rác giảm 100% phí mua vé qua trạm hoặc di dời trạm. Họ cho rằng việc đặt trạm thu phí đường tránh TP.Hà Tĩnh ở đây là không phù hợp. Sau đó, bộ GTVT đã có văn bản về việc giảm giá dịch vụ đường bộ tại trạm BOT Cầu Rác, người dân có hộ khẩu thường trú trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên, Kỳ Anh được giảm 100%

Let's block ads! (Why?)

Quân đội Mỹ chấp nhận tuyển tân binh là người chuyển giới từ năm 2018

Bắt đầu từ ngày 1/1/2018, lần đầu tiên lịch sử nước Mỹ, người chuyển giới có thể đăng ký gia nhập quân đội nước này.

Trước đó, thẩm phán liên bang Mỹ Colleen Kollar-Kotelly đã công bố quyết định chặn lệnh cấm người chuyển giới phục vụ trong quân đội mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa ra.

Các nhà hoạt động ca ngợi động thái này, trong có có cả luật sư Jennifer Levi đại diện nhóm hoạt động bình đẳng GLAD cùng Hiệp hội các Quyền tự do dân sự Mỹ (ACLU) mô tả quyết định không kháng cáo lệnh đảo ngược lệnh cấm chuyển đổi của Trump là "thông tin tuyệt vời", theo Reuters.

"Tôi hy vọng chính phủ sẽ thấy không có lý do gì để thi hành lệnh cấm này. Nó không tốt cho quân đội hoặc nước Mỹ", ông Levi nói thêm.

Trước đó, một phát ngôn viên Lầu Năm Góc đã đưa ra một tuyên bố về việc này. "Theo lệnh từ tòa án, Bộ Quốc phòng Mỹ sẽ bắt đầu xem xét đơn xin gia nhập quân đội của những người chuyển giới từ ngày 1/1/2018. Tất cả ứng viên phải đáp ứng yêu cầu tuyển chọn đầu vào", Sputnik dẫn thông cáo của Lầu Năm Góc hôm 31/12”, thông báo viết.

"Bộ Quốc phòng đã thông báo rằng họ sẽ công bố một nghiên cứu độc lập về những vấn đề này trong vài tuần tới", một quan chức của Bộ Quốc phòng Mỹ (DoD) khẳng định.

Theo Reuters, theo Nhà Trắng, “chính quyền đã quyết định chờ đợi nghiên cứu của DoD và sẽ tiếp tục bảo vệ quyền hợp pháp của tổng thống tại Toà án quận".

GIA BẢO(Theo Sputnik)

Let's block ads! (Why?)

Bắt kẻ vận chuyển thuê 10 bánh heroin với tiền công 16 triệu đồng

Dê khai số ma tuý được vận chuyển thuê cho một người ở tỉnh Viêng Chăn (Lào) về Việt Nam với giá 6 triệu kíp tiền Lào (khoảng 16 triệu đồng tiền Việt).

Ngày 1/1, Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn (Nghệ An) cho biết đơn vị vừa phối hợp với Phòng Phòng chống ma túy và tội phạm BĐBP Nghệ An phát hiện, bắt quả tang 1 đối tượng người Lào đang có hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy.

Ảnh minh họa - Nguồn: Internet

Trước đó, ngày 31/12/2017. tại đường mòn biên giới khu vực bản Tiền Tiêu, xã Nậm Cắn, lực lượng chức năng bắt quả tang 1 đối tượng người Lào vận chuyển trái phép ma túy qua biên giới.

Đối tượng bị bắt là Lầu Giống Dê (SN 1985), thường trú bản Na Khăm, huyện Khăm Cợt, tỉnh Bôlykhămxay, Lào.

Tang vật thu được tại hiện trường là 10 bánh heroin có trọng lượng khoảng 3,8kg và 1 kg ma túy dạng đá.

Theo lời khai ban đầu, đối tượng vận chuyển thuê số ma túy trên cho một người ở tỉnh Viêng Chăn (Lào) về Việt Nam, với giá tiền công vận chuyển 6 triệu kíp tiền Lào (tương đương khoảng hơn 16 triệu đồng tiền Việt Nam).

Tuy nhiên, khi vừa mang hàng qua biên giới thì Dê bị cơ quan chức năng phát hiện và bắt giữ.

Cự Giải (T/h)

Let's block ads! (Why?)

Xử vụ nổ súng tranh chấp đất khiến 3 người chết, 13 người bị thương

Liên quan đến vụ nổ súng khiến 3 người chết, 13 người bị thương tại xã Đắk Ngo, Tuy Đức (Đắk Nông), ngày 2/1, TAND tỉnh Đắk Nông đưa ra xét xử sơ thẩm đối với 6 bị cáo.

Sáng nay (2/1), TAND tỉnh Đắk Nông mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ nổ súng khiến 3 người chết, 13 người bị thương xảy ra tại xã Quảng Trực (huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông).

Trong vụ án có 6 bị cáo gồm: Đặng Văn Hiến (41 tuổi); Ninh Viết Bình (35 tuổi); Hà Văn Trường (32 tuổi) bị truy tố về hành vi “Giết người”; Nghiêm Xuân Thiên Sửu (55 tuổi); Phạm Công Thiện (40 tuổi) bị truy tố về hành vi “Hủy hoại tài sản hoặc cố tình làm hư hỏng tài sản” và Đoàn Văn Diện (37 tuổi) bị truy tố về hành vi “Che giấu tội phạm”.

Có 4 luật sự tham gia bào chữa cho 3 bị cáo Hiến, Bình, Trường. Dự kiến phiên tòa kéo dài trong hai ngày 2-3/1/2018.

Các bị cáo trong phiên tòa sáng nay - Ảnh: Công lý

Từ rất sớm, đã có đông người dân là thân nhân các bị cáo phạm tội giết người, những người đã nổ súng vào nhóm công nhân, thân nhân của các bị hại đã đứng kín sân toà để chờ theo dõi vụ án.

An ninh được thắt chặt tại phiên tòa này, chỉ một số ít người được vào phòng xét xử, phần lớn thân nhân của cả bên bị cáo và bị hại phải đứng ngoài nghe xét xử qua loa.

Cáo trạng thể hiện, năm 2008, công ty Long Sơn được UBND tỉnh Đắk Nông giao hơn 1.000 ha đất rừng tại tiểu khu 1535 thuộc xã Quảng Trực, để thực hiện các dự án nông lâm nghiệp.

Trong quá trình thực hiện dự án, có một số hộ dân xâm canh, khiến hai bên xảy ra tranh chấp nhưng chính quyền chưa giải quyết được.

Lực lượng chức năng được bố trí để bảo vệ phiên tòa - Ảnh: Mai Cường

Ngày 15/10/2016, ông Sửu gọi người của công ty Long Sơn, chuẩn bị máy ủi, máy cày, áo giáp, lá chắn… để san ủi cà phê, điều của một số gia đình xâm canh.

Khoảng 6h ngày 23/10/2016, ông Sửu và Thiện chỉ đạo Lê Phi Thông, Dương Văn Tiến mỗi người điều khiển một xe ủi, anh Lê Thanh Phong lái xe máy cày, chở theo 30 nhân viên của công ty Long Sơn đến khu vực rẫy của gia đình ông Thắng.

Sau đó, hai xe ủi đã phá hơn 330 cây trồng các loại của một số gia đình. Khi phát hiện khoảng 10 nhân viên của công ty Long Sơn tiến về phía nhà mình, ông Hiến đã mang súng ra chặn lại.

Khi hai bên cách nhau khoảng 5 m, ông Hiến bắn chỉ thiên một phát. Tuy nhiên, nhóm công nhân đã dùng đá ném liên tiếp về phía ông Hiến nên người này đã bắn thêm nhiều phát súng vào đám đông.

Ông Hiến và Bình tiếp tục mang súng lên rẫy điều của ông Thắng, bắn vào nhóm công nhân của công ty Long Sơn.

Hậu quả vụ nổ súng khiến các anh Điểu Vinh, Điểu Tào và Dương Văn Tiến tử vong tại chỗ, 13 người khác bị thương.

Cự Giải (T/h)

Let's block ads! (Why?)

Giá vàng hôm nay (02/01): Tăng nóng đến 70.000 đồng/lượng

Tài chính - Ngân hàng - Giá vàng hôm nay (02/01): Tăng nóng đến 70.000 đồng/lượng

Giá vàng hôm nay (02/01) đồng loạt điều chỉnh tăng mạnh 

Thị trường miền Bắc                                                                        

Tại thời điểm 9h, giá vàng SJC tại Hà Nội được công ty CP SJC Sài Gòn giao dịch ở mức 36,53 – 36,75 triệu đồng/lượng (MV – BR), tăng 60.000 đồng/lượng hai chiều mua vào - bán ra so với chốt phiên hôm trước.

Giá vàng SJC tại Bảo Tín Minh Châu được niêm yết ở mức 36,62 – 36,68 triệu đồng/lượng, tăng 60.000 đồng/lượng hai chiều mua vào - bán ra. Thương hiệu vàng Rồng Thăng Long đang được giao dịch ở mức 35,79 – 36,24 triệu đồng/lượng (MV – BR).

Trên sàn giao dịch DOJI, giá vàng SJC bán lẻ hiện được niêm yết 36,61 – 36,69 triệu đồng/lượng (MV – BR), tăng 70.000 đồng/lượng hai chiều mua vào - bán ra; giá vàng SJC bán buôn được niêm yết 36,62 – 36,68 triệu đồng/lượng (MV – BR), tăng 70.000 đồng/lượng hai chiều mua vào - bán ra.

Thị trường miền Trung và miền Nam

Tại thị trường TP.HCM, giá vàng SJC được công ty CP SJC Sài Gòn chốt phiên ở mức 36,53 – 36,73 triệu đồng/lượng (MV – BR), tăng 60.000 đồng/lượng hai chiều mua vào - bán ra.

Trên sàn giao dịch DOJI, giá vàng SJC bán lẻ được niêm yết 36,61 – 36,69 triệu đồng/lượng (MV – BR), tăng 70.000 đồng/lượng hai chiều mua vào - bán ra; giá vàng SJC bán buôn được niêm yết 36,62 – 36,68 triệu đồng/lượng (MV – BR), tăng 70.000 đồng/lượng hai chiều mua vào - bán ra.

Tại Đà Nẵng, giá vàng SJC được công ty CP SJC Sài Gòn niêm yết ở mức 36,53 – 36,75 triệu đồng/lượng (MV – BR), tăng 60.000 đồng/lượng hai chiều mua vào - bán ra.

Thị trường thế giới

Trên thị trường thế giới, tại phiên châu Á giá vàng hiện giao dịch ở mức 1.306,8 USD/ounce, tăng 3,3 USD/ounce.

Quy đổi theo tỷ giá của Vietcombank, giá vàng thế giới hiện tương đương 35,70 triệu đồng/lượng (chưa tính thuế, phí, gia công). Biên độ chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới hiện chỉ còn ở mức dưới 1 triệu đồng/lượng.

Trên thị trường thế giới, giá vàng vẫn giữ được đà tăng của năm 2017. Kim loại quý này có xu hướng đi lên chủ yếu do đồng USD tiếp tục đà suy yếu. Đồng bạc xanh đã giảm tổng cộng gần 10% so với rổ các đồng tiền chủ chốt.

Dự báo về xu hướng giá vàng trong năm 2018, kết quả cuộc khảo sát của Kitco cho biết, có tới 64% người được hỏi tỏ ra lạc quan với giá vàng, trong đó có 24% thậm chí tin rằng giá vàng sẽ vượt ngưỡng 1.500 USD/ounce.

Cuộc khảo sát của Wall Street cũng cho kết quả tương tự khi có tới 65% số người được hỏi dự báo giá vàng sẽ tăng cao trong năm nay. 

Let's block ads! (Why?)