Friday, December 1, 2017

Triều Tiên tuyên bố bác bỏ đề xuất của Nga

Chính phủ Triều Tiên vẫn chưa chấp thuận kế hoạch của Nga và Trung Quốc về giải quyết tình hình vũ khí hạt nhân.

Ông Alexei Chepa, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Duma về vấn đề ngoại giao tuyên bố chính quyền Triều Tiên bác bỏ kế hoạch giải quyết tình hình vũ khí hạt nhân do Nga và Trung Quốc đề xuất, báo Giao thông dẫn nguồn Sputnik News cho biết.

Nghị sĩ Nga phát ngôn: "Triều Tiên đã không chấp nhận kế hoạch của Nga về việc giải quyết vấn đề hạt nhân. Họ cũng không chấp thuận đề xuất của Nga và Trung Quốc, quá trình đóng băng kép".

Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un. (Ảnh: Reuters)

Infonet đưa tin, ông Chepa nói thêm: “Họ tin tên lửa Hwasong-15 vừa được thử nghiệm sẽ giúp họ có thể đối phó với Mỹ và đảm bảo hòa bình ở Triều Tiên. Họ đơn giản là muốn chứng minh họ có thể làm được những gì".

Trước đó, đoàn đại biểu của Duma Quốc gia Nga do ông Kazbek Taisaev dẫn đầu đã đến thăm Bình Nhưỡng.

Theo báo cáo trước đó của Đại sứ quán Nga tại Triều Tiên, các nghị sĩ Nga đã tổ chức các cuộc đàm phán tại Hội đồng Nhân dân với Phó Bộ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Sin Khon Chol và Li su Yen, Phó Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Đảng Lao động.

Căng thẳng Triều Tiên đã leo thang sau khi Triều Tiên phóng thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa được cho là có đủ khả năng bắn tới lục địa Mỹ, toàn bộ nước Úc và thậm chí là châu Âu, hôm 29/11. Tên lửa này đã bay được khoảng 4.700 km vào không gian và rơi xuống biển Nhật Bản.

Vi An (T/h)

Let's block ads! (Why?)

CSGT kịp thời cứu sống người phụ nữ trước tay của “hà bá”

Tối 1/12, tin từ đội CSGT Công an TP.Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế, đơn vị này vừa kịp thời cứu sống một người phụ nữ gieo mình xuống sông Hương tự tử.

Xã hội - CSGT kịp thời cứu sống người phụ nữ trước tay của “hà bá”

Chị D. được các chiến sĩ CSGT Công an TP.Huế kịp thời cứu sống.

Danh tính nạn nhân được xác định là Đ.T.N.D., trú phường An Cựu, TP.Huế.

Theo đó, vào khoảng 16h30 cùng ngày, tại khu vực cầu Phú Xuân bắc qua sông Hương, thuộc địa phận TP.Huế, chị D. bất ngờ trèo qua lan can cầu rồi gieo mình xuống sông tự tử.

Ngay lúc chị D vừa nhảy cầu, một cán bộ CSGT Công an TP.Huế đang làm nhiệm vụ tại chốt trực ở cầu Trường Tiền đã phát hiện vụ việc nên lập tức điện báo cho lãnh đạo đội CSGT Công an TP.Huế triển khai ứng cứu.

Xã hội - CSGT kịp thời cứu sống người phụ nữ trước tay của “hà bá” (Hình 2).

Chị  D. chia sẻ nguyên nhân dẫn đến việc chị làm điều dại dột.

Nhận được tin báo, thiếu tá Lại Thế Linh, Đội phó đội CSGT Công an TP.Huế tức tốc đến hiện trường cùng với nhiều CSGT khác trong đội sử dụng ca nô để di chuyển ra ứng cứu nạn nhân. Do nước sông Hương đoạn qua cầu Phú Xuân sâu và chảy mạnh, nên sau khi nhảy xuống sông, chị D. bị chìm và cuốn trôi một đoạn dài.

Tuy nhiên, lực lượng cứu hộ đã kịp thời xử lý nhanh tình huống nên chỉ sau một thời gian vật lộn với sóng nước, các chiến sĩ CSGT đã tiếp cận được chị D. và cứu sống chị này.

Nạn nhân cho hay, nguyên nhân khiến chị nhảy cầu tự tử là do hoàn cảnh quá ngặt nghèo nên nghĩ quẩn; bởi lẽ, gia đình chị D. quá nghèo khó và đang nuôi con nhỏ trong khi cả hai vợ chồng chị này đều mắc bệnh tật (người chồng bị bệnh tim).

Được biết, trước đây chị D. từng có lần tự tử bằng thuốc và may mắn được cứu sống.

Let's block ads! (Why?)

Ghi tên thành viên gia đình vào sổ đỏ lùi thời hạn áp dụng

Bộ TN&MT ban hành Thông tư 33 trong đó quy định ghi tên các thành viên gia đình vào sổ đỏ, bộ Tư pháp đã đề nghị lùi thời hạn áp dụng Thông tư là câu hỏi được báo chí gửi tới Bộ trưởng bộ TN&MT.

Bộ trưởng bộ TN&MT Trần Hồng Hà cho hay, cách làm của Bộ về Thông tư 33 đã lấy ý kiến 63 tỉnh thành, bộ Tư pháp, Ngân hàng Nhà nước.

Xã hội - Ghi tên thành viên gia đình vào sổ đỏ lùi thời hạn áp dụng

Bộ trưởng Trần Hồng Hà trả lời về Thông tư 33. Ảnh: VGP

Lãnh đạo bộ cho hay, Thông tư 33 xuất phát từ thực tiễn hiện luật Đất đai, đặc biệt là Nghị định 01/2017, cần hướng dẫn một  số điều của Nghị định sửa đổi, bổ sung này. Bên cạnh đó có trách nhiệm giải thích khoản 2 Điều 48 của luật Đất đai, Điều 101 và 102 của luật Đất đai.

Từ khi luật Đất đai 2013 có hiệu lực, Bộ đã nghiên cứu ban hành Thông tư 23, trong đó quy định các hộ gia đình có sở hữu chung đối với tài sản đất đai là tài sản chung. Về mặt cơ sở pháp lý, thực ra thông tư quy định cụ thể hóa hơn các quy định của Luật và Nghị định.

Bộ trưởng bộ TN&MT Trần Hồng Hà cho biết: “Trước đây và hiện nay khái niệm hộ là chủ thể trong các giao dịch trên thực tế Bộ luật Dân sự đã không còn khái niệm này nữa, hiện chỉ còn trong luật Đất đai.

Trong khoảng thời gian này phát sinh rất nhiều khó khăn, khi thực hiện bảo hộ quyền sử dụng đất hợp pháp của các thành viên, từ các rủi ro trong quá trình giao dịch dân sự liên quan đến đất của từng thành viên trong các gia đình không được xác lập cụ thể.

Bên cạnh đó, Bộ luật Dân sự không còn khái niệm chủ thể hộ gia đình. Rõ ràng luật Đất đai có nhiệm vụ từng bước đi theo chiều hướng quy định rõ ràng.

Thực tế hiện nay đang phát sinh mâu thuẫn tranh chấp đối với các thành viên của hộ gia đình sử dụng đất trong các giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất có thể nói hết sức nhức nhối.

Đây là vấn đề hết sức phức tạp, khi khái niệm chủ thể hộ gia đình không tồn tại trong Bộ luật Dân sự. Hiện quá trình xây dựng thông tư này rất thận trọng, lấy ý kiến của các Bộ, ngành, địa phương liên quan và thực hiện nhiều hội nghị và hội thảo.

Trong thời gian qua, chúng tôi có trao đổi với bộ Tư pháp, quá trình này phối hợp chặt chẽ, bộ TN&MT và bộ Tư pháp thống nhất, thứ nhất là dư luận quan ngại lo lắng trong thời gian vừa qua thì trách nhiệm của cơ quan xây dựng là lắng nghe trước khi thông tư này có hiệu lực từ 5/12.

Trên thực tế, Thông tư 33 chỉ điều chỉnh một trong 16 trường hợp về hình thức sở hữu trên sổ đỏ. Đây chỉ là hình thức hướng dẫn cách ghi mang tính kỹ thuật đối với trường hợp hộ gia đình sử dụng đất theo quy định của luật Đất đai.

Chúng tôi thống nhất đánh giá của bộ Tư pháp yêu cầu tạm dừng áp dụng Thông tư 33 là cần thiết. Khi chưa thống nhất, chưa hiểu rõ thì thông tư này chưa đạt yêu cầu.

Như vậy khoản 5, Điều 6 tại Thông tư 33 chúng tôi sẽ lùi thời hạn đến khi nghiên cứu kỹ, làm công tác truyền thông đến khi người dân nhận thức được lợi ích mang lại và cũng như đảm bảo các cơ sở pháp lý. Bộ TN&MT tiếp tục nghiên cứu khi ban hành văn bản mới thì khi đó khoản 5 Điều 6 này sẽ được thực hiện”, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nói.

Đỗ Thơm

Let's block ads! (Why?)

Nhiều lái xe phạm luật, tông thẳng vào CSGT đang làm nhiệm vụ

Đại diện ban ATGT tỉnh Thái Nguyên cho biết, đã xác định được danh tính lái xe máy đi vào đường cao tốc đâm vào tổ công tác đang làm nhiệm vụ khiến một chiến sĩ CSGT tử vong.

Xã hội - Nhiều lái xe phạm luật, tông thẳng vào CSGT đang làm nhiệm vụ

Hiện trường vụ việc.

Lái xe máy được xác định là Trương Văn Đạo (23 tuổi) điều khiển xe máy mang BKS 20E1-26609 phía sau chở Hoàng Văn Trường (24 tuổi, cùng trú tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên) vi phạm luật Giao thông, đi vào đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên.

Khi phát hiện chiếc xe máy, tổ công tác của cục CSGT (bộ Công an) trong quá trình làm nhiệm vụ trên cao tốc (đoạn thuộc địa phận phường Tân Long, TP.Thái Nguyên) đã ra tín hiệu dừng xe kiểm tra.

Không chấp hành hiệu lệnh, chiếc xe máy đã đâm vào tổ công tác, khiến 2 chiến sĩ bị thương nặng, trong đó có Thiếu tá Trần Văn V.. Cùng lúc đó, Đạo và Trường cũng bị văng ra đường, bị thương và đang được cấp cứu tại bệnh viện A Thái Nguyên.

Trước đó, ngày 19/11, nhiều người đi đường chứng kiến một phụ nữ khoảng 35 tuổi, lái ôtô 4 chỗ hiệu Kia, biển số Hà Nội, đẩy một chiến sĩ CSGT làm nhiệm vụ trên đường Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội.

Chị Nguyễn Thu Phương, người dùng điện thoại quay clip, cho hay khi bị nữ tài xế húc xe vào chân, chiến sĩ cảnh sát liên tục yêu cầu nữ tài xế lái xe tấp vào lề đường nhưng người này luôn miệng cự cãi. Khi có xe máy chặn đầu đuôi chiếc ôtô, nữ tài xế mới chịu dừng lại.

Vào 21h40 ngày 24/6, tổ Công tác CSGT-113 (Công an huyện Tiên Lãng, TP.Hải Phòng) làm nhiệm vụ trên tuyến đường 354, thuộc địa bàn thị trấn Tiên Lãng, phát hiện 3 thanh niên đi trên xe máy, không đội mũ bảo hiểm, phóng tốc độ nhanh.

Tổ công tác ra hiệu lệnh dừng xe nhưng người điều khiển phương tiện không chấp hành, cố tình bỏ chạy.

Khi CSGT dừng được phương tiện, yêu cầu người vi phạm xuất trình giấy tờ và đo nồng độ cồn thì một trong ba người bất ngờ đấm thẳng vào mặt Thiếu uý Hoàng Đình Hiếu.

Vào 19h30 ngày 15/4 tại khu vực trạm thu phí cầu Đồng Nai, ngã tư Vũng Tàu, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, một chiến sĩ cảnh sát giao thông đã bị xe vi phạm cán tử vong. Thời điểm trên, ô tô của CSGT chạy cùng chiều với xe tải chở heo lưu thông hướng Bắc- Nam. Khi đến trạm thu phí cầu Đồng Nai, một CSGT từ trên ô tô đang làm nhiệm vụ bước xuống, lúc này xe tải vẫn trờ tới và cán tử vong tại chỗ. CSGT tử vong là thiếu tá Lê Quang Minh (SN 1976), thuộc lực lượng CSGT tỉnh Đồng Nai.

Theo Cục CSGT, gần 30 vụ chống đối lực lượng làm nhiệm vụ xảy ra trong 6 tháng đầu năm, khiến 2 chiến sĩ hy sinh và nhiều người bị thương.  
   

T.Huế (tổng hợp)

Let's block ads! (Why?)

Lý do lính Ukraine được phép để râu và ria mép

Theo BBC, quy định trên vừa được đưa ra, trong đó cho phép lính Ukraine được phép để râu “cả trong quá trình tác chiến và thực hiện các nhiệm vụ khác”.

Tuy nhiên, quy định cũng nêu rõ rằng việc để râu, ria mép “phải tuân thủ các tiêu chuẩn về vệ sinh, không được gây cản trở cho quá trình sử dụng các thiết bị, dụng cụ bảo vệ và quân trang”.

Từ lâu, quân đội Ukraine đã gắn bó với truyền thống của các quốc gia Xô viết cũ về ngoại hình của binh sĩ. Theo những quy định nội bộ của Ukraine trước đây, thông thường việc để râu chỉ được chấp nhận đối với các sĩ quan cấp cao từ Thiếu úy trở lên và những người có một số bệnh trạng nhất định.

Trên thực tế, “những bệnh trạng nhất định” ở đây có thể hiểu là những người nuôi râu để che những vết sẹo trên khuôn mặt.

Tuy nhiên, khi xung đột bùng phát ở miền Đông Ukraine vào năm 2014, quân đội nước này đã không chỉ yếu đi về mặt kỹ năng tác chiến và chiến thuật mà hình thức, kỷ luật cũng không còn được chú trọng như trước. Thậm chí, đồng phục của quân đội còn không thể đáp ứng được những yêu cầu trong các tình huống tác chiến.

Quân sự - Lý do lính Ukraine được phép để râu và ria mép

Một người lính Ukraine nuôi râu.

Trong khoảng thời gian “bỏ bê kỷ luật” đó, sau năm 2014, râu bắt đầu xuất hiện trên khuôn mặt của những người lính Ukraine, những người đã tham gia cuộc chiến dài và khắc nghiệt.

Khi ấy, các tướng lĩnh và sĩ quan quân đội cũng không còn quá chú ý tới vẻ bề ngoài của những người lính như trước đó.

Điều mà họ quan tâm lúc bấy giờ chỉ là tinh thần và sự sẵn sàng của lực lượng binh lính nhằm kiềm chế bước tiến của đối phương. Bên cạnh đó, điều kiện sinh hoạt của binh sĩ ở những vùng có xung đột, giao tranh cũng rất khó khăn, nên ít ai chú tâm tới ngoại hình của binh lính.

Qua thời gian, lực lượng quân đội Ukraine nhận được nhiều vũ khí, các thiết bị hiện đại và khí tài chiến lược... Nhưng cùng lúc với khoảng thời gian đó, râu xuất hiện trên khuôn mặt của binh lính dường như đã trở thành một phần không thể thiếu và ăn sâu vào trí nhớ của người dân thông qua những bản tin trên truyền hình về tình hình xung đột.

Tuy nhiên, nhiều khả năng những binh sĩ nuôi râu sẽ không được tham gia vào các buổi lễ diễu hành vào các dịp đặc biệt. Theo BBC, càng ở xa chiến tuyến thì những tướng lĩnh quân đội càng ít cho phép cấp dưới được nuôi râu và ria mép.

Xem thêm: Kinh hoàng IS tung áp phích dọa đánh bom đẫm máu giữa trung tâm New York

Let's block ads! (Why?)

Thất lạc hồ sơ Trịnh Xuân Thanh: Bộ Nội vụ đợi kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Chiều 1/12, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng chủ trì cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11.

Xã hội - Thất lạc hồ sơ Trịnh Xuân Thanh: Bộ Nội vụ đợi kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thứ trưởng Nguyễn Duy Thăng

Tại cuộc họp báo Chính phủ, các nhà báo đã đặt câu hỏi về vụ thất lạc hồ sơ của Trịnh Xuân Thanh và việc bộ Nội vụ kỷ luật Thứ trưởng Trần Anh Tuấn vì cho rằng ông này làm lộ lọt thông tin vụ việc.

Thứ trưởng bộ Nội vụ Nguyễn Duy Thăng cho biết, về thất lạc hồ sơ của ông Trịnh Xuân Thanh, phiên họp báo tháng 7, 8, chúng tôi đã trả lời các nhà báo. Quy định quản lý hồ sơ thực hiện theo pháp luật lưu trữ, theo quy chế làm việc của bộ Nội vụ… “Khi cơ quan trình, chúng tôi quản lý hồ sơ, tài liệu theo quy định. Chúng tôi có nêu khi UBKT TƯ có kết luận vụ việc Trịnh Xuân Thanh nếu cần thiết có thể mời bộ Công an vào cuộc điều tra.

Trên cơ sở kết luận của bộ Công an, tôi nghĩ các cơ quan có thẩm quyền cần có kết luận rõ ràng, mất hồ sơ ra làm sao. Việc thất lạc hồ sơ tất cả những cái đó rất khó đánh giá được, căn cứ vào kết luận của cơ quan công an theo thẩm quyền thì các cơ quan có thẩm quyền sẽ có kết luận cụ thể”, Thứ trưởng Thăng nói.

Thứ trưởng Nguyễn Duy Thăng nhấn mạnh: “Về việc lộ lọt thông tin thất lạc hồ sơ ông Trịnh Xuân Thanh, tại phiên họp trước chúng tôi cũng đã nêu. Việc hiểu thế nào là tài liệu mật đã có quy định. Và đặc biệt trong Quy định 181 tháng 5 năm 2017  nêu rất rõ, tài liệu mật liên quan đến quá trình điều tra, kiểm tra, thanh tra chưa được phép công bố. Trên cơ sở Chính phủ giao bộ Công an quy định hướng dẫn về tài liệu mật, tôi nghĩ UBKT TƯ có kết luận phù hợp.

Tại phiên họp 19 của UBKT TƯ không nêu vấn đề liên quan đến lộ lột thông tin của bộ Nội vụ. Việc này thông tin bằng thông báo riêng, mà thông báo này UBKT TƯ yêu cầu bảo mật thông tin. UBKT TƯ yêu cầu Bộ như vậy, tôi không hiểu các nhà báo lấy thông tin ở đâu. Tài liệu này không công bố có nghĩa là mật. Qua báo chí đây đề nghị bộ Công an, UBKT TƯ xem xét lại việc này".

Đỗ Thơm

Let's block ads! (Why?)

Thứ trưởng bộ GTVT: Không để tình trạng ách tắc ở trạm BOT Cai Lậy

Chiều 1/12, Bộ trưởng chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng chủ trì cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 11. Bot Cai Lậy lại tiếp tục làm nóng cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều nay.

Xã hội - Thứ trưởng bộ GTVT: Không để tình trạng ách tắc ở trạm BOT Cai Lậy

BOT Cai Lậy tiếp tục phải xả trạm.

Tại cuộc họp báo, các phóng viên đặt câu hỏi, việc Chính phủ giao cho bộ GTVT đánh giá toàn diện BOT Cai Lậy có khách quan không? Bộ GTVT đã có thống kê thiệt hại do việc ách tắc của trạm BOT chưa?

Đại diện bộ GTVT Thứ trưởng Nguyễn Nhật cho biết, đến thời điểm này Bộ đã tiếp 107 đoàn gồm Thanh tra Chính phủ, thanh tra các bộ ngành, Kiểm toán Nhà nước, chưa kể đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ QH… Theo báo cáo, dự án BOT có cái được, cái chưa được.

Về câu hỏi, việc kéo dài ách tắc của trạm BOT Cai Lậy ảnh hưởng ra sao, Thứ trưởng bộ GTVT khẳng định, theo quy định, các trạm ách tắc 500m thì xả trạm.

“Chúng tôi không để trạm nào kéo dài thời gian ách tắc. Ở trạm Cai Lậy có những đối tượng quá khích như bỏ xe, tắt máy để ở đó gây ách tắc, chúng ta không nên ủng hộ hành động như thế.

Ngày 1/8/2017, Bộ đã rà soát các quy định, đặc biệt kết luận của thanh tra bộ Xây dựng, của Kiểm toán Nhà nước, thanh tra bộ GTVT...thứ nhất là thủ tục đầu tư của dự án này không có gì sai. Về mặt thủ tục, trạm Cai Lậy nằm trong dự án không phải nằm ngoài.

Bộ GTVT đã làm việc với UBND tỉnh Tiền Giang, đặc biệt là nhân dân trong vùng và đã tiến hành giảm giá vé 30%, 50%...Chúng ta phải tiếp tục tuyên truyền, không thể để tình trạng này kéo dài được”, Thứ trưởng Nguyễn Nhật nêu quan điểm.

Đỗ Thơm

 

Let's block ads! (Why?)