Friday, December 1, 2017

Xem xét kỷ luật giám đốc rừng phòng hộ sau 4 tháng “mất tích”

Trước đó, ban thường vụ Huyện ủy Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình cũng đã họp bàn và thống nhất việc kỷ luật, xử lý dứt điểm đối với trường hợp của ông Nguyễn Hữu Sơn trong tháng 12 này.

Ông Nguyễn Hữu Sơn (41 tuổi), quê ở xã Quảng Tiên, TX.Ba Đồn được đề bạt và bổ nhiệm làm Giám đốc ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Tuyên Hóa 2 năm qua; nhiệm vụ là quản lý, bảo vệ hơn 22.000ha rừng đầu nguồn của huyện.

Xã hội - Xem xét kỷ luật giám đốc rừng phòng hộ sau 4 tháng “mất tích”

Trụ sở ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Tuyên Hóa.

Được biết, hơn 4 tháng qua, ông Nguyễn Hữu Sơn đã tự ý rời bỏ nhiệm sở mà không có lý do. Lúc bỏ đi, ông Sơn chỉ nhắn tin cho lãnh đạo huyện nói xin được nghỉ phép vài ngày.

Chia sẻ với báo chí, ông Cao Xuân Tín, Phó Chủ tịch UBND huyện Tuyên Hóa cho biết, UBND huyện đã có rất nhiều giấy triệu tập ông Sơn về làm việc, nhưng từ đó đến nay ông Sơn không có một thông tin nào phản hồi lại với cơ quan, lãnh đạo Ủy ban huyện. Hiện nay, UBND huyện giao cho phòng Nội vụ làm đầy đủ các quy trình để thực hiện việc kỷ luật và cho ông Nguyễn Hữu Sơn nghỉ việc, để sắp xếp, củng cố lại bộ máy ban Quản lý rừng phòng hộ.

Let's block ads! (Why?)

Thái Bình: Gay cấn màn giải cứu phụ nữ định nhảy cầu tự tử

Ngày 1/12, trao đổi với PV, Trung tá Phạm Văn Chinh, Trưởng Công an phường Hoàng Diệu (TP.Thái Bình, tỉnh Thái Bình) đã xác nhận thông tin kể trên.

Xã hội - Thái Bình: Gay cấn màn giải cứu phụ nữ định nhảy cầu tự tử

Cơ quan công an đang tiến hành giải cứu chị Nh..

Theo Trung tá Chinh, vào khoảng 10h30 ngày 1/12, Công an phường Hoàng Diệu nhận được tin báo từ quần chúng nhân dân về trường hợp một phụ nữ đã trèo qua lan can cầu Bo (còn gọi là cầu Độc Lập, thuộc địa phận phường Hoàng Diệu, TP.Thái Bình) và có ý định nhảy xuống sông Trà Lý tự tử.

Ngay sau khi nhận được thông tin, Công an phường Hoàng Diệu kết hợp với lực lượng Cảnh sát 113, thuộc phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về TTXH (PC64), Công an tỉnh Thái Bình có mặt tại hiện trường, cùng với quần chúng nhân dân thuyết phục, vận động người phụ nữ này từ bỏ ý định nhảy cầu.

Sau khi giải cứu thành công, lực lượng chức năng đã đưa người phụ nữ nói trên về trụ sở Công an phường Hoàng Diệu làm công tác tư tưởng, động viên. Qua xác minh, được biết người phụ nữ nói trên tên là Hà Thị Nh. (SN 1982, trú tại xã Đông Hòa, TP.Thái Bình, tỉnh Thái Bình).

Sau khi xác minh xong nhân thân, cơ quan công an đã liên lạc với gia đình và người thân của chị Nh. đến làm thủ tục đưa chị Nh. về nhà.

Let's block ads! (Why?)

Hà Nội trồng hoa sữa kiểu "đủ cho xong, nên sửa sai, tỉa bớt"

Theo ông Lê Huy Cường, nỗi khổ về mùi hoa sữa đã được ông và các chuyên gia cảnh báo ngay từ khi các tuyến phố trồng đại trà loại cây này. Hoa sữa là nỗi ám ảnh với những người sống gần nó, đặc biệt là người già, trẻ nhỏ có bệnh hô hấp, dị ứng.

Xã hội - Hà Nội trồng hoa sữa kiểu 'đủ cho xong, nên sửa sai, tỉa bớt'

Chuyên gia Lê Huy Cường nhấn mạnh: "Hà Nội trồng hoa sữa theo kế hoạch chứ không theo quy hoạch”. (Ảnh: Internet).

“Trong các cuộc tọa đàm với sở Xây dựng Hà Nội, tôi đã nhấn mạnh, Hà Nội trồng cây xanh theo kế hoạch chứ không theo quy hoạch. Cây hoa sữa cũng được trồng trong tình trạng này, tức là giao bao nhiêu cây thì trồng đủ cho xong, không tính đến loại cây đó ảnh hưởng ra sao đến đời sống người dân xung quanh. Chúng ta cần cây bóng mát, hoa đẹp chứ không cần mùi thơm. Các loại cây như hoa sữa chỉ nên điểm xuyết mà thôi”, ông Lê Huy Cường nhấn mạnh.

Ông Cường dẫn chứng, thời Pháp cũng trồng hoa sữa nhưng không trồng cả dãy phố như cách Hà Nội làm hiện nay. Họ trồng rải rác, trồng xen vài cây trên một tuyến phố. Tuy nhiên, Hà Nội lại trồng cả tuyến phố, thậm chí cả vườn dạo ở một số khu đô thị cũng được trồng chỉ toàn cây hoa sữa. Lúc cây còn nhỏ, chưa có hoa thì không ai để ý, nhưng đến lúc trưởng thành, trổ hoa thì không ai chịu nổi.

Về chuẩn cây xanh đô thị, chuyên gia Cường cho biết, ông từng làm việc với công ty cây xanh Hà Nội nghiên cứu và đưa ra chuẩn cụ thể cho cây xanh bóng mát ở Thủ đô. Có tiêu chí cụ thể cho cây xanh bóng mát, trong đó nhấn mạnh đến yếu tố tạo bóng mát, mảng xanh cho Hà Nội.

“Tôi cảm giác họ trồng cây theo kiểu vườn ươm, có cây gì thì mang ra phố trồng cây đó. Họ cốt làm sao để thu được tiền chứ không quan tâm hậu quả việc trồng cây này với cộng đồng. Cây rẻ, cây sẵn trong vườn ươm là đem ra trồng”, ông Cường nêu quan điểm.

Theo ông Cường, việc Hà Nội cần làm ngay là sửa sai. Hà Nội nên tỉa bớt cây hoa sữa để sang năm nỗi khổ này không lặp lại cho người dân.

Đỗ Thơm

Let's block ads! (Why?)

BOT Cai Lậy "thất thủ" xả trạm lần 3: Chuyên gia "hiến kế" giải quyết tận gốc

Sau 3 tháng xả cửa, trạm thu phí BOT Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang) chính thức thu phí trở lại vào ngày 30/11. Tuy nhiên có rất nhiều tài xế tiếp tục đồng loạt đến trạm thu phí này mua vé bằng tiền lẻ với mệnh giá 200, 500 đồng và đưa tổng cộng 25.100 đồng, sau đó đòi nhân viên thối lại 100 đồng. Tình trạng kẹt xe kéo dài, ùn tắc dai dẳng.

Trước những bất cập tại trạm thu phí Cai Lậy, trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, TS. Nguyễn Hữu Đức, chuyên gia tư vấn cao cấp dự án JICA cho rằng: “Nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng này là do trạm thu phí được đặt nhầm chỗ và mức thu phí cao. Người dân bức xúc ở chỗ, họ không đi trên tuyến đường tránh nhưng vẫn phải trả tiền. Mặc dù, bộ GTVT đã có phương án giải quyết vấn đề này, nhưng vẫn chưa được triệt để vì chỉ miễn giảm phí”.

Xã hội - BOT Cai Lậy 'thất thủ' xả trạm lần 3: Chuyên gia 'hiến kế' giải quyết tận gốc

Trạm thu phí BOT Cai Lậy xả trạm 3 lần vì ùn tắc.

Theo TS. Đức phân tích, bản thân từ “miễn giảm” về nguyên tắc, người dân vẫn phải trả tiền dù không đi qua đường đó. Dùng từ "miễn giảm" chẳng khác gì một kiểu "ban ơn". Lẽ ra không nên dùng từ "miễn giảm" mà hãy nói theo một cách khác như: “Thay đổi cơ chế" thì sẽ hợp lý hơn. Thực chất, miễn giảm phí thì sẽ phải kéo dài thời gian thu phí, đẩy rủi ro về phía ngân hàng.

Đề cập tới việc ai là người chịu trách nhiệm trong việc này, TS. Đức chia sẻ, Quốc hội đã vạch ra hàng loạt sai phạm tại các dự án BOT như vậy, bộ GTVT, bộ Tài chính và các bộ ngành cần phải lắng nghe, tiếp thu để sửa chữa hạn chế tối đa những bất cập.

TS. Đức cho hay: “Bộ GTVT cần đánh giá khách quan, minh bạch, công bằng về những tác động của dự án BOT Cai Lậy ảnh hưởng như thế nào tới sự phát triển kinh tế - xã hội và cuộc sống của người dân. Thời gian qua, người dân chịu thiệt thòi nhiều ở các dự án BOT, nên mới nảy sinh ra những hệ luỵ như vậy”.

TS. Đức cho biết thêm, hiện nay, bộ GTVT làm BOT khi chưa có một khung pháp lý rõ ràng, dẫn đến hệ lụy như vừa qua. Để giải quyết gốc rễ vấn đề tại trạm BOT Cai Lậy, bộ GTVT, nhà đầu tư và người dân phải ngồi trực tiếp đối thoại với nhau để tìm ra giải pháp tốt nhất.

Trước đó, sau khi trạm thu phí BOT Cai Lậy chính thức thu phí trở lại vào ngày 30/11, đã có rất nhiều tài xế tiếp tục đồng loạt đến trạm thu phí này mua vé bằng tiền lẻ. Tình trạng kẹt xe kéo dài, ùn tắc dai dẳng, trạm thu phí BOT Cai Lậy đã phải xả trạm 3 lần để đảm bảo an toàn, tuyến đường được lưu thông trở lại.

Thế Anh

Let's block ads! (Why?)

Tài xế taxi Mai Linh trả lại 19 chỉ vàng khách hàng bỏ quên

Theo đó, vào khoảng 9h ngày 1/12, anh Phạm Việt Cường (SN 1987), là tài xế hãng taxi Mai Linh Hà Tĩnh (thuộc công ty TNHH Mai Linh Hà Tĩnh), đón 2 khách hàng là chị Nguyễn Thị Mỹ Linh (SN 1993) cùng chồng là anh Lê Văn Trọng (SN 1990), từ TX.Hồng Lĩnh về xã Đức An, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh.

Khi đưa 2 vợ chồng chị Linh về đến nơi, anh Cường lái xe quay về TX.Hồng Lĩnh thì phát hiện chiếc túi xách chứa 13 triệu tiền mặt, 19 chỉ vàng 9999, 1 điện thoại iphone 7 và một số giấy tờ tùy thân của vợ chồng chị Linh bỏ quên trên xe.

Lúc này, anh Cường đã báo cáo với ban quản lý hãng taxi Mai Linh để tìm cách liên lạc với vợ chồng chị Linh nhận lại tài sản.

Xã hội - Tài xế taxi Mai Linh trả lại 19 chỉ vàng khách hàng bỏ quên

19 chỉ vàng...

Xã hội - Tài xế taxi Mai Linh trả lại 19 chỉ vàng khách hàng bỏ quên (Hình 2).

Cùng 13 triệu đồng tiền mặt và 1 điện thoại iphone 7...

Vui mừng khi nhận lại số tài sản bỏ quên trên xe, chị Linh chia sẻ, vợ chồng tôi vừa mới cưới nhau. Sáng hôm nay, tôi cùng chồng từ huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An về bên ngoại tôi ở xã Đức An. Do tôi bị say xe nên lúc xuống quên túi xách mà không hay biết gì. Khi phát hiện mất đồ, vợ chồng tôi rất lo lắng vì toàn bộ số tiền mừng cưới và vàng đều ở trong chiếc túi xách. Khi được hãng taxi liên lạc nhận lại đồ, vợ chồng tôi mừng quá. May gặp được người tài xế tốt.

Xã hội - Tài xế taxi Mai Linh trả lại 19 chỉ vàng khách hàng bỏ quên (Hình 3).

Đã được tài xế taxi trao trả lại cho chủ nhân.

Trao đổi với PV, ông Lê Thế Hiền, Phó Giám đốc công ty TNHH Mai Linh Hà Tĩnh chia sẻ, chúng tôi không những xem khách hàng là thượng đế mà còn là ân nhân. Bởi vậy, chúng tôi luôn đào tạo nhân viên của mình về văn hóa doanh nghiệp và đạo đức nghề nghiệp. Hành động trả lại tài sản cho khách hàng của tài xế Cường hay các tài xế khác khiến chúng tôi rất tự hào về thái độ phục vụ và đạo đức nghề nghiệp của nhân viên công ty. Đấy chính là niềm tin để khách hàng luôn lựa chọn sử dụng dịch vụ của hãng taxi Mai Linh.

Let's block ads! (Why?)

Bị vây bắt, gã thợ mộc ném bánh heroin vào bụi cây để phi tang

Bị vây bắt, đối tượng điên cuồng chống trả, ném bánh heroin vào bụi cây để phi tang. Phải rất khó khăn lực lượng chức năng mới khống chế được đối tượng.

Ngày 1/12, thông tin từ cơ quan điều tra Công an huyện Tương Dương, Nghệ An cho biết, đơn vị vừa phát hiện, bắt giữ một đối tượng có hành vi mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy.

Số ma túy công an thu giữ trên người Hoạch - Ảnh: Dân trí

Trước đó, khoảng 1h30 ngày 30/11, tại khu vực bản Vẽ, xã Yên Na, Công an huyện Tương Dương bắt quả tang Vũ Văn Hoạch (SN 1959, trú xã Giao Tiến, huyện Giao Thủy, Nam Định) khi đang có hành vi buôn bán, vận chuyển trái phép chất ma túy.

Tang vật thu được là 1 bánh heroin, có trọng lượng 352,85g, 50 viên hồng phiến.

Thời điểm bị vây bắt, đối tượng ra sức chống trả, ném bánh heroin vào bụi cây để phi tang. Phải rất khó khăn lực lượng chức năng mới khống chế được đối tượng.

Bước đầu, Hoạch khai nhận quê ở Nam Định nhưng vào Nghệ An làm thợ mộc và bị nghiện ma túy. Để có tiền mua thuốc, Hoạch buôn bán vận chuyển ma túy từ Tương Dương, Nghệ An về Nam Định để tiêu thụ.

Cự Giải (T/h)

Let's block ads! (Why?)

Núp bóng cải tạo đất để khai thác đá trái phép

Theo phản ánh của người dân, hơn 2 năm qua, ông Lê Văn Nguyên (SN 1982, trú thôn Chư Hậu 6, xã Ia Bă, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) mượn cớ cải tạo đất để khai thác trái phép lấy đi hàng trăm khối đá.

Hơn thế, người dân vô cùng bức xúc bởi việc làm sai trái của Nguyên tồn tại suốt thời gian dài nhưng chính quyền địa phương không có bất kỳ động thái nào.

Xã hội - Núp bóng cải tạo đất để khai thác đá trái phép

Những khối đá lớn chất ngổn ngang tại hiện trường.

Trước những phản ánh của người dân, PV báo Người Đưa Tin đã có mặt tại hiện trường để ghi nhận thực tế. Theo quan sát của PV, địa điểm "mỏ đá" chỉ cách trụ sở UBND xã khoảng 1km.

Tại đây, một chiếc máy múc đang đào, khoét sâu vào lòng đất để lấy đá. Những tảng đá hộc, loại lớn bám đầy bùn lầy mới được đào lên nằm ngổn ngang.

Xung quanh, hơn chục công nhân miệt mài đục đẽo, tạo ra những phiến đá vuông vức, chất lên xe tải.

Xã hội - Núp bóng cải tạo đất để khai thác đá trái phép (Hình 2).

Những phiến đá được cắt tỉa vuông vức chờ vận chuyển đi tiêu thụ.

Người dân sinh sống gần khu vực cho biết, việc khai thác đá trái phép của ông Nguyên đã hoạt động được hơn 2 năm. Ông Nguyên bao biện là cải tạo đất, nhưng thực chất là để khai thác đá.

Theo tìm hiểu của PV, trước đây, vùng này là một lòng hồ đã cạn nước. Sau đó, ông Nguyên đưa máy múc vào đập đá tại chỗ rồi chở đi. Việc làm của ông Nguyên tồn tại suốt thời gian dài, lấy đi hàng trăm khối đá. Tuy nhiên, chính quyền địa phương không hề có một động thái nào.

Xã hội - Núp bóng cải tạo đất để khai thác đá trái phép (Hình 3).

Đá được bốc lên xe chở đi tiêu thụ.

Liên quan đến sự việc nói trên, ông Nguyễn Xuân Bổn, Chủ tịch UBND xã Ia Bă cho biết: "Trước đây, những hộ đồng bào canh tác trên diện tích lòng hồ này đã có đơn xin cải tạo đất gửi lên UBND xã nhưng không được đồng ý. Về việc ông Nguyên khai thác đá, UBND xã cũng đã nhiều lần nhắc nhở và lập biên bản đình chỉ. Việc khai thác đá trái phép vẫn tái diễn, chúng tôi sẽ tiến hành kiểm tra lại".

Trong khi đó, ông Thái Anh Tuấn, Phó Trưởng phòng Tài nguyên Môi trường huyện Ia Grai thông tin: "Đơn vị đã nắm được thông tin vụ việc. Trước đó, UBND huyện Ia Grai cũng đã có nhiều văn bản phân cấp, phân nhiệm quản lý đến UBND cấp xã trong việc quản lý khoáng sản. Vì thế, tình trạng khai thác đá trái phép, quy mô lớn tại xã Ia Bă là do chính quyền địa phương quản lý lỏng lẻo".

"Sau khi nhận thông tin phản ánh, chúng tôi đã liên hệ, yêu cầu chính quyền xã phải có báo cáo kịp thời về việc này", ông Tuấn nói. 

Let's block ads! (Why?)