Wednesday, November 1, 2017

Chàng trai mang 21 câu chất vấn: “Sau chương trình, Trang bỏ lại lời chúc trên bó hoa tôi tặng”

Chương trình Bạn muốn hẹn hò số 323 mới đây phát sóng màn mai mối cho cặp đôi Sơn Thạch - Thu Trang. Tuy không có được cái kết đẹp nhưng bất ngờ, việc cặp đôi này không đến với nhau lại được khán giả đồng tình mạnh mẽ vì màn nói chuyện của cặp đôi không hề diễn ra trong không khí lãng mạn mà ngược lại, giống như một buổi chất vấn.

 chang trai mang 21 cau chat van: “sau chuong trinh, trang bo lai loi chuc tren bo hoa toi tang” - 1

Sơn Thạch khiến khán giả truyền hình choáng váng khi mang theo 3 tờ giấy A4 chép kín đặc 21 câu hỏi dành cho đối tượng tìm hiểu là Thu Trang (28 tuổi, quê Hà Nội). Chưa ai từng chứng kiến một buổi mai mối lại giống như phỏng vấn tuyển việc làm như vậy. Kết thúc chương trình, việc Sơn Thạch thẳng thừng không bấm nút và nói do “không cảm xúc” cũng khiến dư luận tranh cãi kịch liệt.

 chang trai mang 21 cau chat van: “sau chuong trinh, trang bo lai loi chuc tren bo hoa toi tang” - 2

Cùng trò chuyện với nam MC gốc Thái Bình để hiểu hơn về những nguyên nhân sâu xa phía sau hậu trường Bạn muốn hẹn hò:

Sau khi tập Bạn muốn hẹn hò số 323 phát sóng và gây chú ý, cuộc sống của anh có nhiều xáo trộn không?

Hiện giờ cuộc sống tôi vẫn đang rất ổn. Tôi không quan tâm đến lời bình luận của cư dân mạng vì họ chỉ có xem phần video ngắn và không đầy đủ rồi có những đánh giá chưa khách quan. Cảm xúc của tôi là rất vui và hạnh phúc vì qua chương trình, tôi có cơ hội nhìn thấy “tấm gương” phản chiếu về bản thân để xem mình còn thiếu điều gì, cần bổ sung sửa đồi điều gì.

Việc chuẩn bị giấy cùng các câu hỏi khi đi hẹn hò qua mai mối có phải là "bệnh nghề nghiệp" của MC?

Nếu nói là bệnh thì không phải, là thói quen thôi và vô tình thói quen đó của tôi đã làm cho chương trình mất tự nhiên. Một chương trình như thế này có lẽ không nên chuẩn bị điều gì. Lẽ ra tôi nên tạo ra một buổi hẹn hò thật tự nhiên, thật hài hước, thật vui tươi hơn là những gì đã thể hiện. Bản thân tôi thấy mình đã thiếu sót điều đó.

 chang trai mang 21 cau chat van: “sau chuong trinh, trang bo lai loi chuc tren bo hoa toi tang” - 3

Anh có nghĩ các cô gái sau khi xem Bạn muốn hẹn hò sẽ cho rằng anh có phần nguyên tắc quá rồi thành không dám hẹn hò?

Mỗi cái nhìn đều cho ra một kết quả, cũng giống như một bản nhạc có người thích có người không thích. Nó phản chiếu đúng tính cách và thị hiếu của họ. Một số cô gái cho tôi là cứng nhắc nhưng một số lại tỏ ra thân thiện hơn khi tiếp xúc với tôi. Nó khác xa so với những gì phản chiếu tại chương trình.

Những khoảnh khắc nào trong buổi quay hôm đó khiến anh cứ "tụt cảm xúc" dần?

Khoảnh khắc 1: Trang đưa tấm hình ra và soi đúng vào tấm hình tôi chọn để phản chiếu gương mặt của một cô gái mà tôi không thích. Có nhiều cách mà có thể làm cho nó nhẹ nhàng đi thay vì một lời bình phẩm.

Khoảnh khắc 2: Việc soi mói trong công việc vốn là chuyện của nghề nghiệp riêng, cái "soi mói" của tôi nói ở đây là hay xét đoán người khác, hay để ý những điểm chưa được của người khác để đem ra bàn tán bình luận. Thay vì tập trung phát triển và hoàn thiện bản thân để lan tỏa giá trị cho người khác.

Khoảnh khắc 3: Trang muốn đọ chiều cao và muốn người con trai như tôi phải cao hơn nữa.

Khoảnh khắc cuối cùng là khi tôi nghe cô ấy nói: “Em còn muốn đi chơi chưa muốn kết hôn” (cười).

 chang trai mang 21 cau chat van: “sau chuong trinh, trang bo lai loi chuc tren bo hoa toi tang” - 4

Có thông tin cho rằng Thu Trang đã thẳng thừng vứt lại bó hoa anh tặng sau khi buổi ghi hình kết thúc?

Thu Trang không vứt lại bó hoa. Tuy nhiên trên bó hoa tặng Trang tôi có chuẩn bị một lời đề từ rằng “Chúc em sức khỏe thành công xinh đẹp và hạnh phúc. BMHH 22.08.17- SOT”. Khi chương trình kết thúc, tôi thấy lời chúc này đã được tung ra khỏi bó hoa và tôi nhặt nó lên, nâng niu mang về!

 chang trai mang 21 cau chat van: “sau chuong trinh, trang bo lai loi chuc tren bo hoa toi tang” - 5

Anh có còn tin vào yêu đương qua mai mối hay dự định sau này sẽ để tùy duyên dẫn lối?

Là một MC dẫn chương trình và làm các chương trình xã hội nên tôi được nhiều anh chị quý mến, làm mai không ít lần. Vậy nhưng tôi không có đủ thời gian cho những cuộc mai mối đó. Để tìm hiểu một người là cả quá trình chứ không phải là một thời gian ngắn.

Sau chương trình, cũng có nhiều bạn muốn làm quen và ngỏ ý muốn hẹn hò nhưng tạm thời tôi chỉ nói chuyện với họ như nhưng người bạn đáng mến vì thời gian này tôi đang rất bận. Có cơ hội và gặp được ai đó hợp thì mình sẽ lên kế hoạch tổ chức những buổi cà phê, xem phim hay đi ăn để tạo dựng một tình bạn trước khi ngỏ ý tới chuyện yêu đương.

Xin cám ơn anh đã chia sẻ!

>> XEM TIẾP: Chàng trai Đà Nẵng nói gì khi làm tổn thương “hot girl Tây Nguyên” trong Bạn muốn hẹn hò?

Hạ Mây/ Ảnh: NVCC (Khám Phá)

Let's block ads! (Why?)

Cha mẹ bé Nhật Linh kêu gọi tử hình nghi phạm

Cha mẹ của bé Nhật Linh, 9 tuổi, nạn nhân trong vụ giết người ở Nhật kêu gọi mọi người ký tên tử hình nghi phạm.

Cách đây vài tháng, vụ án bé Nhật Linh bị sát hại ở Nhật từng khiến dư luận xôn xao suốt thời gian dài. Qua quá trình điều tra, cơ quan chức năng của Nhật ra quyết định khởi tố ông Shibuya Yasumasa là tình nghi số một đã thực hiện hành vi giết hại cô bé.

Anh Lê Anh Hào đến thắp hương cho bé Nhật Linh - Ảnh: Kyodo.

Với nỗi đau mất con chưa thể nguôi ngoai, vừa qua người mẹ bất hạnh này đã lên tiếng kêu gọi mọi người cùng chung tay giúp đỡ thông qua việc gom góp chữ kí. Những chữ kí này sẽ được gửi lên cơ quan chức năng Nhật Bản để đề nghị mức án tử hình với nghi can đã sát hại cô bé.

Qua quá trình điều tra, cảnh sát Nhật Bản đã tạm giam và ra quyết định khởi tố bị can Shibuya Yasumasa về các tội danh: bắt giữ nạn nhân lên ô tô riêng, thực hiện hành vi dâm ô, siết cổ giết hại bé Nhật Linh và phi tang xác Nhật Linh.

Nghi phạm Shibuya khi bị bắt giữ - Ảnh: Reuters.

Anh Lê Anh Hào, bố của bé gái Nhật Linh, 9 tuổi, bị sát hại hồi tháng 3 tại tỉnh Chiba, hôm 20/10 đăng video con gái từng đi chơi ở Tháp truyền hình Tokyo, kêu gọi người dùng mạng ký tên yêu cầu tử hình nghi phạm, theo Houdoukyoku.

Bé Linh, học sinh lớp ba, mất tích khi đang đi tới trường ở thành phố Matsudo, tỉnh Chiba, vào sáng 24/3. Thi thể bé được phát hiện hai ngày sau đó gần con mương ở thành phố Abiko, Chiba.

Hồi tháng 4, cảnh sát bắt Yasumasa Shibuya, 46 tuổi, hội trưởng phụ huynh tại trường tiểu học của bé Linh vào thời điểm bé mất tích. Ông ta bị nghi bỏ lại thi thể bé và sau đó bị truy tố vì tội giết người và các tội danh khác. Thời điểm xét xử chưa được xác định.

Shibuya bị truy tố dựa trên bằng chứng ADN thu thập được từ thi thể nạn nhân. Mẫu tóc được tìm thấy trong xe ông này cũng khớp với mẫu ADN của bé, các nguồn tin điều tra nói. 

Shibuya được cho là đã bắt cóc bé Linh và tấn công tình dục trước khi sát hại và bỏ lại thi thể gần mương. Nghi phạm sống cách nhà bé Linh khoảng 300 m và đã tham gia tuần tra đảm bảo an toàn cho các bé đến trường.

Hằng Thanh(T/h)

Let's block ads! (Why?)

Giá vàng hôm nay (1/11): Diễn biến khó lường

Tài chính - Ngân hàng - Giá vàng hôm nay (1/11): Diễn biến khó lường

Thị trường miền Bắc                                                                        

Tại thời điểm 9h00 ngày 1/11, giá vàng SJC tại Hà Nội được công ty CP SJC Sài Gòn niêm yết ở mức 36,35 – 36,57 triệu đồng/lượng (MV – BR), giảm 30.000 đồng/lượng hai chiều mua vào, bán ra.

Giá vàng SJC tại Bảo Tín Minh Châu được niêm yết ở mức 36,43  – 36,48 triệu đồng/lượng, giảm 20.000 đồng/lượng chiều mua vào, giảm 30.000 đồng/lượng chiều bán ra. Thương hiệu vàng Rồng Thăng Long đang được giao dịch ở mức 35,28 – 35,73 triệu đồng/lượng (MV – BR).

Trên sàn giao dịch DOJI, giá vàng SJC bán lẻ hiện được niêm yết 36,42 – 36,50 triệu đồng/lượng (MV – BR), giảm 30.000 đồng/lượng hai chiều mua vào, bán ra; giá vàng SJC bán buôn được niêm yết 36,43 – 36,49 triệu đồng/lượng (MV – BR), giảm 30.000 đồng/lượng hai chiều mua vào, bán ra.

Thị trường miền Trung và miền Nam

Tại thị trường TP.HCM, giá vàng SJC được Công ty CP SJC Sài Gòn niêm yết ở mức 36,35 – 36,55 triệu đồng/lượng (MV – BR), giảm 30.000 đồng/lượng hai chiều mua vào, bán ra.

Trên sàn giao dịch DOJI, giá vàng SJC bán lẻ được niêm yết 36,42 – 36,50 triệu đồng/lượng (MV – BR), giảm 30.000 đồng/lượng chiều mua vào, giảm 40.000 đồng/lượng chiều bán ra; giá vàng SJC bán buôn được niêm yết 36,43 – 36,49 triệu đồng/lượng (MV – BR), giảm 30.000 đồng/lượng chiều mua vào, giảm 40.000 đồng/lượng chiều bán ra.

Tại Đà Nẵng, giá vàng SJC được công ty CP SJC Sài Gòn niêm yết ở mức 36,35 – 36,57 triệu đồng/lượng (MV – BR), giảm 30.000 đồng/lượng hai chiều mua vào, bán ra.

Thị trường thế giới

Trên thị trường thế giới, tại phiên châu Á, giá vàng giao dịch ở mức 1.269,6 USD/ounce, giảm 1,8 USD/ounce.

Quy đổi theo tỷ giá của Vietcombank, giá vàng thế giới hiện tương đương 34,68 triệu đồng/lượng (chưa tính thuế, phí, gia công). Biên độ chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới đã tăng lên mức 1,9 triệu đồng/lượng.

Trên thị trường thế giới, giá vàng tiếp tục lao dốc do đồng USD liên tục neo ở mức cao khi giới đầu tư đồn đoán rằng, vị trí kế nhiệm chức chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ là một người theo trường phái cứng rắn. Hiện Thống đốc Fed, ông Powell và chuyên gia kinh tế Đại học Stanford, ông John Taylor được xem là 2 ứng viên hàng đầu cho vị trí này.

Tuy nhiên, vẫn có những yếu tố có thể hỗ trợ giá vàng như những bất ổn chính trị ở xứ Catalonia Tây Ban Nha hay cuộc họp chính sách của ngân hàng trung ương Anh.

Let's block ads! (Why?)

Bà trùm Dung "Hà" và những điều chưa tiết lộ về đám tang "có một không hai"

Những đệ tử trong giới giang hồ đất Cảng được chọn phục vụ cho tang lễ của bà "trùm" Dung "Hà" đều có mặt mũi sáng sủa. Những người đến tham dự đám tang cũng được yêu cầu mặc comple đen với nam giới và áo váy đen với nữ giới...

Dung "Hà", tên thật là Vũ Thị Hoàng Dung (SN 1965, ở phố Trạng Trình, quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng được coi là “bà trùm” đầu tiên trong “lịch sử tội phạm” đất Cảng.

Cuộc đời và quá trình phạm tội của bà trùm giang hồ đã chết này, đến nay vẫn có những tranh cãi nhất định.

Bà "trùm" và cuộc sống đầy bí hiểm

Hùng "mốc" - một gã giang hồ thuộc dạng "tiểu yêu" thời đó, dù không có "số" nhưng lại rất gần gũi Dung Hà nhờ làm chân "phát hỏa" (chia bài) trong sòng Trạng Trình kể: "Cả đời anh chưa bao giờ thấy ai như chị Dung, kể cả lúc còn sống cũng như khi đã chết!"

"Dung Hà chỉ có một" - đó không chỉ là khẳng định của một mình Hùng "mốc", mà còn của rất nhiều gã du đãng, từ tép riu cho tới cộm cán tại Hải Phòng cũng như các tỉnh thành lân cận...

Cuộc đời Dung Hà gắn với vô số các giai thoại khác nhau và giai thoại nào cũng ly kỳ, hấp dẫn hệt như phim hành động. Có những giai thoại đúng, có những giai thoại được dựng lên nhờ sự thêu dệt của giang hồ, nhưng nó chỉ phản ánh được phần nào cuộc sống đầy bí hiểm của trùm giang hồ đất Cảng.

Bà "trùm" Dung "Hà" - Ảnh: PLVN

Nói theo cách của dân giang hồ đất Cảng, thì Dung Hà thuộc loại thừa "bản lĩnh". Không giống như các ông trùm khác đi đâu cũng phải lăm lăm cận vệ, đàn em đi cùng thì Dung Hà chỉ thích "độc lai độc vãng". Chính sự tự tin, đôi khi là khinh địch ấy đã khiến ả phải trả giá bằng chính mạng sống của mình tại đất khách quê người.

Đám tang có một không hai

Khoảng 0h25 ngày 2/10/2000, một tiếng súng lạnh lùng vang lên trong đêm vắng trước số 17 Bùi Thị Xuân, quận 1, TP.Hồ Chí Minh. Ngay sau đó là một phụ nữ ngã gục xuống. Sát thủ mang tên Hưng "phi nhon", còn nạn nhân là Dung Hà, một “bà trùm” nổi danh giang hồ đất Cảng.

Dân giang hồ khắp cả nước, đặc biệt là Hải Phòng coi đêm Dung “Hà” bị bắn chết là một đêm “lịch sử”.

Việc "chị cả" Dung Hà bị hạ thủ khiến giang hồ đất Cảng ở Sài thành như "rắn mất đầu". Bởi, thời điểm đó chưa giang hồ đất Cảng nào đủ "lực" và "tầm" để làm "đối thủ" với Năm Cam tại Sài thành. Ngô Đức Minh (tức Minh "Sứt"), người tự nhận là anh kết nghĩa của Dung Hà, một giang hồ đất Cảng thứ thiệt tại Sài thành đã "bao tiêu" toàn bộ việc đưa em gái kết nghĩa từ Sài thành về đất Cảng mai táng.

Minh “sứt” vung tiền không tiếc tay thuê hẳn một chiếc máy bay chở xác Dung “Hà” về Hải Phòng. Tại sân bay Cát Bi (Hải Phòng), tất cả đàn em của bà trùm đều có mặt để đón linh cữu bọc quan tài kẽm của “chị cả”.

Chắc hẳn, nhiều người dân Hải Phòng vẫn chưa quên được những ngày diễn ra đám tang Dung Hà. Dọc phố Trạng Trình nơi Dung Hà đã từng sống, dân giang hồ, xã hội đen diện toàn vest đen, đeo kính đen đứng trang nghiêm đón khách. Trong đám tang, rất nhiều loại "thầy" được mời đến như thầy cúng, thầy địa lý, thầy phong thủy... Theo Gi. "trâu" (đệ tử của Dung "Hà") kể lại, chỉ riêng khoản hoa tươi cũng đã "ngốn" của đám đệ tử bạc triệu.

Theo Gi. "trâu", những đệ tử trong giới giang hồ đất Cảng được chọn phục vụ cho tang lễ của "chị trùm" đều có mặt mũi sáng sủa. Những người đến tham dự đám tang cũng được "ban tổ chức" yêu cầu mặc comple đen với nam giới và áo váy đen với nữ giới. Trước giờ đưa "chị trùm" về nơi an nghỉ cuối cùng, mọi ngả đường dẫn về nghĩa trang Ninh Hải đều được giới xích lô, xe ôm, xe thồ, bốc vác... "làm trật tự". Trong đám tang của Dung Hà, một đoàn người kéo dài kín phố. Không ít người dân đất Cảng đã gác lại công việc của buổi sáng hôm đó để đến tận mục sở thị.

Khi còn sống, Dung Hà "lừng lẫy" trong giới tội phạm là thế nhưng sau cái chết của "chị trùm", đám đệ tử thân tín cũng đã tan tác bởi sự nghiêm trị của pháp luật. Gã anh kết nghĩa Minh "Sứt", kẻ từng được "xưng tụng" là đại gia đất Cảng một thuở cũng đã phải ngồi tù vì hành vi vi phạm pháp luật. "Chị cả" Oanh Hà cũng "nhập kho" vì tội tổ chức đánh bạc.

"Oai chấn" giang hồ của Dung Hà nơi đất Cảng, giờ chỉ còn sót lại duy nhất nấm mồ hoang lạnh, nằm trong góc khuất của nghĩa trang Ninh Hải.

Trâm Anh (T/h)

Let's block ads! (Why?)

Phát hiện bằng chứng nền văn minh cổ đại từng xuất hiện tại Nam Cực

Theo William James Veall, băng tan ở Nam Cực đã cho thấy dấu vết của một nền văn minh cổ đại có thể khắc những hình ảnh như đầu người, động vật hay địa hình Nam Cực.

Hình nổi đầu người tại Nam Cực theo giả thuyết của Veall. Hình ảnh bởi William James Veall

Veall là một nhà nghiên cứu độc lập, sử dụng vệ tinh viễn thám tìm kiếm các địa điểm khảo cổ tiềm năng. Ông từng tốt nghiệp kỹ sư tại trường Đại học Kỹ thuật Basingstoke - Southampton và nghiên cứu khảo cổ học tại Đại học Southampton, Vương quốc Anh.

Ông Veall thiết kế những phương tiện không người lái trên không, khảo sát các khu vực khó tiếp cận. Ông tự nhận mình là một nhà khảo cổ nghiên cứu qua vệ tinh.

Hình 1: hình ảnh bởi William James Veall

Hình 2: hình ảnh bởi William James Veall

Hình 3: hình ảnh bởi William James Veall

Hình 4: hình ảnh bởi William James Veall

Hình 5: hình ảnh bởi William James Veall

Hình 6: hình ảnh bởi William James Veall


Những bức ảnh vệ tinh được chụp tại Cape Adare, bán đảo nằm tại cực Đông - Bắc (Nam Cực), chủ yếu là hình đầu người, động vật và biểu tượng địa hình Nam Cực được khắc trên đá, Veall giải thích. Nếu những giải thích trên chính xác, điều đó có nghĩa là một nền văn minh tiến bộ đã tạo ra những hình thù này từ hàng ngàn năm trước.

Điều này mâu thuẫn với lịch sử khi Nam Cực chỉ mới được khám phá từ đầu thế kỷ 19 bởi những lời đồn đoán về một miền đất vạn dặm, hay một lục địa ở cực nam Trái Đất đã thôi thúc thuyền trưởng James Cook lặn lội tìm kiếm. Tuy nhiên, lịch sử từ trước chưa từng ghi nhận nguồn gốc của một nền văn minh tiến bộ có thể tới Nam Cực và tạo ra những hình tạc khắc.

Những tuyên bố tương tự cũng được đưa ra trước đó như: các con số được tạo ra bởi con người tại nhiều địa điểm khác nhau trên thế giới, thậm chí trên bề mặt sao Hỏa.

Những tuyên bố như vậy thường bị những người hoài nghi gạt bỏ vì họ cho rằng đó là những hình dạng tự nhiên và là kết quả của pareidolia - xu hướng nhận dạng ngẫu nhiên: như khi bạn nhìn những đám mây và liên tưởng đến những con vật.

Đáp lại những bình luận trái chiều, Veall cho biết ông đã nghiên cứu hình ảnh vệ tinh và mẫu vật khắc nổi trong gần 40 năm, khoảng thời gian đủ để xóa bỏ những hoài nghi về pareidolia. Veall cũng mời các nhà khoa học khác cùng nghiên cứu và xác nhận những phát hiện quan trọng của ông qua vệ tinh. Nếu những hình khắc nổi đã xuất hiện từ ngàn năm trước, chúng sẽ bị xói mòn đáng kể. Những hình ảnh cũng được chụp lại ngoài không gian, do đó cần nghiên cứu thêm để xác định tính chân thực từ những hình ảnh không rõ nét này.

Veall tin rằng có thể cách đây khoảng 6.000 năm, người Sumer (Iraq ngày nay) đã đặt chân tới miền đất này.

Một nhà ngôn ngữ học đồng ý với những giải thích của Veall

Tiến sĩ Clyde Winters đồng ý với lập luận của Veall cho rằng những hình khắc nổi là một phần trong văn hóa người Sumer cổ, từ những dòng chữ giống của người Linear Sumer hay hình số 2 (bên trên) tương đối giống hình một nhà tiên tri hoặc pháp sư quyền lực của người Sumer.

Veall cho biết, những khu vực hình khắc nổi được phát hiện chính là nơi tiếp xúc lục địa với Nam Cực.

Theo Veall, Cape Adare là địa điểm tiếp xúc của lục địa với Nam Cực. Kể từ khi nhà thám hiểm người Anh James Ross phát hiện ra Cape Adare năm 1841, nơi đây đã trở thành vị trí tương đối thuận lợi cho việc khám phá Nam Cực.

Ảnh: hình ảnh bởi William James Veall

Bằng chứng gây tranh cãi, Nam Cực là vùng xa xôi không có người ở.

Một ngọn núi hình kim tự tháp ở dãy núi Ellsworth. Ảnh: Google Earth

Veall không phải người đầu tiên khám phá ra một nền văn minh cổ đại tiến bộ có kiến thức chi tiết về Nam Cực và có thể đã sống ở đó. Một bản đồ từ năm 1513 do chuyên gia vẽ bản đồ Thổ Nhĩ Kỳ, Piri Reis cho thấy, kiến thức chi tiết về địa hình Nam Cực đã được tìm hiểu từ thời xa xưa.

HỒNG NGUYỄN (Theo The Epoch Times)

Let's block ads! (Why?)

Sức khỏe hiện tại của bé trai sinh ra có cân nặng kỷ lục 7,1kg

Hơn nửa tháng sau khi bé Trần Tiến Quốc (xã Lý Nhân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) - bé trai có cân nặng khi sinh đạt mức kỷ lục (7,1kg–PV), được gia đình theo dõi rất sát quá trình phát triển để phát hiện sớm những bất thường về sức khỏe.

Thông tin tới PV, chị Nguyễn Kim Liên (SN 1987, mẹ bé Tiến Quốc) cho hay, hiện tại, bé Quốc vẫn phát triển bình thường.

“Tôi không nghĩ sinh con ra lại có cân nặng kỷ lục như vậy. Con đầu nhà tôi chỉ nặng 4kg lúc mới sinh. Sau sinh, bé Quốc được xét nghiệm đường huyết, chỉ số hoàn toàn bình thường. Tính đến nay là nửa tháng, tôi thấy con phát triển như bao đứa trẻ khác và rất khỏe mạnh”, chị Liên vui mừng cho biết.

Xã hội - Sức khỏe hiện tại của bé trai sinh ra có cân nặng kỷ lục 7,1kg

Hình ảnh của bé Trần Tiến Quốc sau hơn nửa tháng tuổi.

Kể lại những ngày sau sinh, chị Liên cho biết, thời điểm đó, chị không có sữa cho con bú nên phải dùng sữa ngoài. Nhưng đến nay, bé Quốc bú sữa mẹ hoàn toàn, ăn ngủ tốt.

“Trước khi mang thai bé Quốc, tôi đã bị lưu thai một lần. Vì vậy, lần mang thai này, chồng tôi khuyên nên mua thuốc Bắc về uống để an thai. Tuy nhiên, tôi thấy không cần thiết nên không mua. Trong quá trình mang thai, tôi không hề tẩm bổ gì đặc biệt, cũng không uống một giọt sữa bà bầu nào”, chị Liên nói.

Theo chị Liên, trong 30 tuần đầu khi còn trong bụng mẹ, cân nặng của bé Quốc phát triển bình thường, thậm chí còn không được bằng anh trai Trần Tiến Kỳ. Từ tuần 30 trở đi, bé Quốc phát triển rất nhanh, mỗi tuần tăng từ 2-3 lạng. Tới 34 tuần, chị Liên đi siêu âm thì bé Quốc nặng 3,3kg.

“Lúc 36 tuần, thai to lên, bác sĩ cảnh báo tôi có thể sinh bất cứ lúc nào. Tôi hơi lo nên tuần nào cũng đi siêu âm, theo dõi cân nặng của con. Vào thời điểm thai nhi 38 tuần, tôi đi siêu âm, bác sĩ nói thai nặng 5,2kg”, chị Liên trao đổi.

Khi mang thai bé Quốc, chị Liên tăng 22kg, bụng khá lớn và rất nặng nề, mỗi lần nằm xuống hay ngồi dậy để đi vệ sinh rất khó khăn.

“Bụng tôi to tới mức nhiều người đùa: "Đặt 2 bát phở trên bụng không cần phải giữ tay. Khi ăn cơm, đặt bát cơm lên bụng mà không phải cầm". Nhiều người khi thấy tôi mang bầu to quá còn nghĩ là thai đôi”, chị Liên chia sẻ.

Do mang thai lớn nên ngay từ đầu, chị Liên xác định sinh mổ. Sáng 14/10, chị Liên được gia đình cho tới trung tâm Y tế huyện Vĩnh Tường. Lúc này, các bác sĩ xét nghiệm đường huyết không có gì đáng lo ngại. Ngay trong sáng 14/10, chị Liên đã hạ sinh bé Quốc với cân nặng 7,1kg.

Nguyễn Huệ

Let's block ads! (Why?)

Trang phục truyền thống độc đáo của những nhà lãnh đạo thế giới khi dự Hội nghị APEC

Các nhà lãnh đạo của các nền kinh tế thành viên APEC thường chụp ảnh nhóm vào ngày cuối cùng của mỗi hội nghị, mặc trang phục truyền thống của nước chủ nhà.

APEC năm 1999, các nhà lãnh đạo mặc áo khoác, áo polo dài tay và quần đen được làm bằng chất liệu len nổi tiếng thế giới của New Zealand. Ảnh: Getty

Trang phục của hội nghị APEC năm 2000 là trang phục truyền thống của Brunei, thường được gọi là MIB, bao gồm sơ mi xanh lam với dải hoa văn trang trí có màu sắc khác nhau. Ảnh: Getty

Tổng thống Nga Vladimir Putin trò chuyện với Tổng thống Mỹ George W. Bush trong hội nghị APEC ở Thượng Hải, năm 2001. Các nhà lãnh đạo mặc áo lụa truyền thống đời Đường của Trung Quốc. Ảnh: Getty

Các lãnh đạo mặc áo guayabera màu trắng dài tay có 4 túi và họa tiết thêu trước ngực tại hội nghị APEC tổ chức ở Mexico năm 2002. Guayabera là trang phục truyền thống dành cho nam giới tại rất nhiều quốc gia vùng Caribe. Ảnh: Getty

Các nhà lãnh đạo mặc trang phục dân tộc Thái Lan trong hội nghị APEC năm 2003 tại Bangkok. Loại trang phục này từng chỉ được dành riêng cho gia đình hoàng gia Thái Lan. Ảnh: Getty

Trang phục dành cho các nhà lãnh đạo tham dự hội nghị APEC ở Chile năm 2004 là Chamantos. Đây vốn được xem là thứ hàng may mặc xa xỉ, được tầng lớp thượng lưu ở quốc gia này ưa chuộng với giá lên đến khoảng 1.400 USD (tương đương 31 triệu đồng) một bộ. Ảnh: Getty

Các nhà lãnh đạo mặc trang phục truyền thống Hàn Quốc trong hội nghị APEC năm 2005 tại Busan. Các mẫu trang phục tượng trưng cho tuổi thọ của văn hoá phương Đông cổ đại. Ảnh: Getty

APEC 2006 diễn ra tại Việt Nam, trang phục truyền thống được lựa chọn là Áo dài. Ảnh: Getty

Các nhà lãnh đạo tham dự APEC 2007 ở Úc mặc áo Driza-Bone với logo APEC ở ngực trái. Kiểu áo này trước đây được thiết kế dành cho người đi ngựa vì có khả năng chống thấm nước. Hiện tại, nhiều người thường xuyên mặc Driza-Bone khi lái xe. Ảnh: Baidu

Tổng thống Mỹ Barack Obama cùng các nhà lãnh đạo khác mặc trang phục truyền thống của Singapore tại Hội nghị APEC năm 2009. Ảnh: Getty

Trang phục của các nhà lãnh đạo tham dự APEC 2013 là đồ được may bằng vải endek của người Bali. Ảnh: Getty

Tổng thống Mỹ Barack Obama, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng phu nhân trong trang phục được thiết kế riêng cho APEC 2014, lấy cảm hứng từ phong cách truyền thống Trung Quốc. Ảnh: Getty

Các nhà lãnh đạo mặc áo choàng Poncho trong hội nghị APEC 2016 tại Lima, Peru. Poncho là một tấm vải lớn, có một lỗ hở ở giữa để chui đầu qua và thường có thêm một tấm vải lớn khác làm mũ đội. Điều đặc biệt là Poncho được làm bằng lông lạc đà. Ảnh: Getty

(Theo CriEnglish)

Let's block ads! (Why?)