Wednesday, November 1, 2017

“Cô gái đẹp Catalan” được quyền ly dị nhưng phải xin phép chồng

Nếu tuyên bố rằng hiến pháp của một nước là yếu tố quyết định duy nhất về tính hợp pháp của một hành động được thực hiện trong quốc gia đó thì về cơ bản đã loại bỏ ý nghĩa của luật pháp quốc tế.

Một trong những tranh cãi nổ ra xung quanh việc Catalonia đòi quyền độc lập là bởi nó trái với hiến pháp của Tây Ban Nha. Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy mô tả việc đơn phương tuyên bố độc lập này là một “hành động phạm pháp vì nó tuyên bố một điều không thể được – chính là quyền độc lập của Catalan”.

Đa số sự phản đối của cộng đồng quốc tế cũng xoay quanh bản hiến pháp. Thủ tướng Đức Angela Merkel phát biểu: “Chúng tôi mong rằng sẽ tìm thấy giải pháp dựa trên cơ sở là hiến pháp Tây Ban Nha”, trong khi đó Tổng thư ký NATO Jen Stoltenberg nhận định vấn đề “phải được giải quyết theo trật tự hiến pháp của Tây Ban Nha”.

Người dân tại Barcelona vui mừng - Ảnh: EPA.

Có nhiều tranh luận về việc liệu chính phủ Tây Ban Nha có thực sự hành động dựa theo Hiến Pháp hay không. Carles Puigdemont, lãnh đạo xứ Catalan, người bị chính quyền Madrid lật đổ vào ngày 27/10 - đã bác bỏ tính hợp pháp của việc Rajoy áp đặt chế độ cai trị. Tuy nhiên, việc chính phủ Tây Ban Nha chỉ cần dùng hiến pháp của mình để bác bỏ tuyên bố độc lập của Catalonia là lập luận chứa còn nhiều thiếu sót.

Quyền tự quyết vốn có

Trong viễn cảnh lý tưởng, một khu vực đòi ly khai khi có sự chấp thuận của nhà nước chủ quản. Nếu như chính phủ trung ương cho phép khu vực đó được bắt đầu quá trình thực hiện quyền tự quyết thì vấn đề khá dễ dàng. Nhưng điều này này không đồng nghĩa là họ sẽ được ly khai. Các cuộc trưng cầu dân ý về vấn đề độc lập diễn ra trước đây tại Scotland và Quebec đều cho kết quả là không bỏ phiếu.

Trong những năm trở lại đây, một số nước đã tuyên bố độc lập với sự đồng ý của nước chủ quản – mặc dù lúc đầu bị từ chối. Trong số đó bao gồm Slovenia vào năm 1991, Đông Timo năm 2002 và Nam Sudan năm 2011, kết quả trưng cầu dẫn ý đòi độc lập cuối cùng cũng được nhà nước chủ quản chấp thuận. Cũng trong bối cảnh tương tự, Tiệp Khắc đã thành công chia tách thành Cộng Hòa Séc và Slovakia vào năm 1993 với sự đồng ý của cả hai vùng.

Rõ ràng những trường hợp vừa kể trên khác với Catalonia, khi mà chính phủ Tây Ban Nha từ chối trưng cầu dân ý. Điều này đặt ra câu hỏi: Sự chấp thuận của nước chủ quan có phải là yếu tố quan trọng khi một lãnh thổ muốn tuyên bố độc lập hay không? Câu trả lời là không, bởi nó mâu thuẫn với luật pháp quốc tế và quy luật thông thường.

Điều 1.2 Hiến chương Liên Hợp Quốc công nhận nguyên tắc tự quyết – làm cho quyền này vượt qua mọi nội luật của bất kỳ quốc gia nào. Một nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế là các quy định của hiến pháp các nước phải phù hợp với luật pháp quốc tế. Ví dụ hiến pháp có thể quy định việc trừng phạt phân biêt chủng tộc hay tội diệt chủng, nhưng điều này đã được thay thế bởi các quy phạm luật quốc tế cấm cả hai hành động trên.  Do vậy nếu tuyên bố rằng hiến pháp của một nước là yếu tố quyết định duy nhất về tính hợp pháp của một hành động được thực hiện trong quốc gia  đó thì về cơ bản đã loại bỏ ý nghĩa của luật pháp quốc tế.

Về mặt định nghĩa, quyền tự quyết định là một thách thức đối với các nhà nước chủ quản. Một mặt, chấp nhận quyền tự quyết theo luật quốc tế nhưng mặt khác, lại có điều kiện phải được nước chủ quản chấp thuận – như lập luận đưa ra bởi Tây Ban Nha và đồng minh liên quan đến vấn đề Catalonia, rõ ràng là không hợp lý. Điều này cũng tương tự như việc nói rằng tất cả phụ nữ đều có quyền ly dị nhưng chỉ khi chồng cho phép.

Tây Ban Nha từ chối khả năng tuyên bố độc lập của xứ Catalan rõ ràng đã phủ nhận ý tưởng của quyền tự quyết. Nó phủ nhận quyền tự quyết là một quyền vốn có bằng cách nhường lại toàn bộ quyền lực cho nước chủ quản. Nếu được áp dụng rộng rãi, nguyên tắc này sẽ khiến hàng triệu người trên trái đất bị mắc kẹt vĩnh viễn trong những nhà nước mà họ không thừa nhận.

Ví dụ từ Kosovo và phản ứng trái ngược từ EU, NATO

Sự ủng hộ của các nền dân chủ phương Tây đối với Tây Ban Nha về quyền tự quyết của xứ Catalan cũng cho thấy nhiều mâu thuẫn. Điển hình như vụ Kosovo đơn phương tuyên bố độc lập khỏi Serbia năm 2008. Trong khi Tây Ban Nha không công nhận Kosovo, ngược lại với 82% các nước EU và 86% các quốc gia NATO công nhận. Mỹ, Anh, Đức, Pháp và nhiều nước khác đã thừa nhận sự ly khai đơn phương của Kosovo, nhưng lại từ chối quyền như vậy của xứ Catalan, rõ ràng có liên quan đến các liên minh và quyền lực chính trị hơn bất kỳ nguyên tắc pháp lý nào. Tây Ban Nhà là một thành viên của EU và NATO, bởi vậy đang được đối xử khác biệt và cách tiếp cận luật pháp quốc tế cũng có “chọn lọc” hơn.

Các tài liệu tham khảo cho Kosovo trong trường hợp của xứ Catalan luôn gây tranh cãi rằng Kosovo "xứng đáng" với nề độc lập vì người dân bị ảnh hưởng nặng nề trong tay chính phủ Belgrade. Tuy nhiên, cho rằng quyền dân tộc tự quyết chỉ có hiệu lực trên cơ sở khi bị nước chủ quản áp bức là không hợp lý. Điều đó chẳng khác gì nói với những nhà vận động độc lập rằng hãy cứ ở yên trong nước chủ quản đi cho đến khi nào bị thảm sát. Nguyên tắc này hoàn toàn không có trong luật quốc tế.

Bảo vệ quyền tự quyết của Catalonia không có nghĩa rằng đây là điều đúng đắn nhất cho Catalonia. Tính hợp pháp của yêu sách đòi ly khai phải được xác định bởi hàng loạt các yếu tố. Chúng bao gồm sự liên kết chính trị của thực thể đòi độc lập và mức độ ủng hộ ly khai giữa các công dân của khu vực sẽ tách ra. Khả năng tồn tại của một thực thể như một nhà nước độc lập và tác động của sự ly khai đối với hoà bình và ổn định khu vực và quốc tế cũng là vấn đề then chốt. Ngược lại, nếu chỉ dựa vào lập luận cho rằng Catalan không thể tuyên bố độc lập vì vi phạm hiến pháp Tây Ban Nha là không hợp lý.

Giang Hoàng (Theo Theconversaton)

Let's block ads! (Why?)

Trao trả bé trai 4 tháng tuổi bị lừa bán sang Trung Quốc

Một em bé Việt Nam bị lừa bán sang Trung Quốc vừa được công an TP. Phòng Thành Cảng (Trung Quốc) phát hiện, trao trả về nước.

Ngày 31/10, Công an TP. Móng Cái cho biết, cơ quan này vừa phối hợp với Đồn Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Móng Cái để tiếp nhận một em bé bị lừa bán sang Trung Quốc do Công an TP. Phòng Thành Cảng (Trung Quốc) phát hiện.

Nạn nhân là bé Hà Đức T., sinh ngày 1/7/2017, ở thôn Đồng Quặng, xã Đồng Lâm, huyện Hoành Bồ.

Công an Trung Quốc tiến hành trao trả cháu bé cho Công an Việt Nam (Ảnh: Dân trí)

Trước đó, vào ngày 20/7, Công an TP. Móng Cái nhận được công văn hợp tác điều tra của Cục Công an TP. Đông Hưng (Trung Quốc) đề nghị Công an TP. Móng Cái phối hợp điều tra, xử lý các đối tượng mang quốc tịch Việt Nam có liên quan đến vụ án “Mua bán trẻ em” do Cục Công an TP. Phòng Thành Cảng (Trung Quốc) phát hiện ngày 5/7 tại trấn Động Trung, khu Phòng Thành, TP. Phòng Thành Cảng.

Ngay khi nhận được công văn trên, công an TP. Móng Cái đã lập tức vào cuộc điều tra. Lực lượng công an qua quá trình xác minh đã làm rõ và tiến hành triệu tập một số đối tượng liên quan.

Tại cơ quan công an, các đối tượng này bước đầu đã thừa nhận hành vi “Mua bán trẻ em”. 

Cháu bé được bác sĩ kiểm tra sức khỏe (Ảnh: Tuổi trẻ)

Ngay khi tiếp nhận cháu T., Công an TP. Móng Cái đã tiến hành kiểm tra sức khỏe cho cháu và làm các thủ tục cần thiết để đưa cháu bé về Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Quảng Ninh.

Vụ việc hiện đang được cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra mở rộng.

Hồng Nhung(T/h)

Let's block ads! (Why?)

15 cơ quan bảo vệ nhưng không có số liệu chính xác trẻ em bị xâm hại

Nhiều vụ việc phức tạp

Quan tâm đặc biệt về vấn đề trẻ em bị xâm hại, trong phiên thảo luận sáng 1/11 về kinh tế-xã hội, ngân sách Nhà nước, ĐBQH Nguyễn Thị Thủy (đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Kạn) cho rằng, chưa khi nào, các vụ xâm hại trẻ em lại gây phức tạp như thời gian qua.

ĐBQH dẫn lại số liệu thống kê ước tính, mỗi năm, cả nước có trên 1.300 trẻ em bị xâm hại tình dục với tính chất và mức độ ngày càng nghiêm trọng: Số trẻ bị xâm hại ở lứa tuổi mẫu giáo ngày càng gia tăng; xảy ra nhiều vụ xâm hại rồi sau đó giết trẻ hoặc dẫn tới trẻ tự sát; nhiều vụ có tính chất loạn luân như cha dượng xâm hại con riêng của vợ  hay cả cha đẻ và ông nội cùng xâm hại trẻ trong thời gian dài (trường hợp ở Vĩnh Long), một số vụ thầy giáo và bảo vệ nhà trường cùng xâm hại nhiều học sinh, chỉ khi các cháu quá sợ hãi, sự việc mới bị phát hiện…

Xã hội - 15 cơ quan bảo vệ nhưng không có số liệu chính xác trẻ em bị xâm hại

ĐBQH Nguyễn Thị Thủy. (Ảnh: Quochoi.vn).

 Sự việc nghiêm trọng nhưng sau khi xảy ra lại có dấu hiệu bị bỏ qua, bỏ lọt hoặc khó khăn trong quá trình chứng minh tội phạm.

Gia đình phải là hàng rào đầu tiên bảo vệ các em, nhưng vẫn chủ yếu quan tâm tới con cái theo kiểu truyền thống mà chưa trang bị cho trẻ kiến thức cần thiết để tự bảo vệ mình trước các nguy cơ xâm hại, nhất là khu vực miền núi hoặc nông thôn. Có những vụ việc xảy ra, gia đình không muốn báo với cơ quan có thẩm quyền và cam chịu bỏ qua, chấp nhận đau đớn về tinh thần. Có những vụ việc gia đình quyết tâm đưa ra ánh sáng nhưng do thiếu hiểu biết hoặc mất bình tĩnh nên thiếu hoặc mất đi những chứng cứ ban đầu rất quan trọng để chứng minh tội phạm.

Không đưa được kẻ phạm tội ra trước pháp luật, nhiều gia đình chọn giải pháp chuyển nhà, chuyển trường, hạn chế bớt tác động tới trẻ, còn kẻ phạm tội vẫn bình thản sống ngoài xã hội và tiếp tục là nguy cơ với các trẻ khác.

Chưa đủ công cụ pháp lý bảo vệ nạn nhân

ĐBQH Nguyễn Thị Thủy cũng cho rằng, qua các vụ việc cho thấy, giáo dục giới tính trong nhà trường còn nhiều hạn chế và chưa cập nhật tình hình. Sách giáo khoa rất ít nội dung này, thực tế giáo viên có tâm lý e ngại khi dạy về chủ đề này…

Thiết nghĩ, đã đến lúc ngành Giáo dục cần quan tâm hơn nữa đến nội dung này. Giáo dục giới tính, phòng ngừa xâm hại phải trở thành những bài học bổ ích và có tính bắt buộc ở quy mô quốc gia, không phải mạnh trường nào trường đó làm, các trường ở thành phố có điều kiện thì đầu tư nhiều, các trường ở vùng khó khăn lại ít quan tâm.

Quá trình chứng minh các vụ án này rất khó khăn. Nguyên tắc của tố tụng hình sự là trọng chứng hơn trọng cung. Do đó, nếu không có chứng cứ hoặc chứng cứ yếu thì các cơ quan tố tụng cũng không thể khởi tố, truy tố, kết tội. Trong khi đó, các vụ xâm hại trẻ em thường xảy ra ở những nơi vắng vẻ, ít khi có nhân chứng, trẻ bị hại thường quá nhỏ chưa nhận thức được đầy đủ vụ việc, có những cháu quá hoảng sợ nên khai báo không thống nhất…

Một khó khăn nữa là vấn đề giám định. Luật Giám định tư pháp không có các quy định dành riêng cho loại án này mà áp dụng chung cho tất cả các vụ án khác như tài chính, ngân hàng, xây dựng…

Gia đình người bị hại chỉ có quyền tự trưng cầu giám định nếu sau 7 ngày mà cơ quan tố tụng từ chối giám định và sau đó sẽ rất khó lưu giữ chứng cứ tới thời điểm này. Đối với các vụ án xâm hại trẻ em, càng kéo dài càng khiến trẻ bị tổn thương, khả năng phá án giảm bớt và đặt ra những khó khăn mới.

Kiến nghị sửa luật

“Tôi xin kiến nghị với Quốc hội trong thời gian tới cho sửa luật Giám định tư pháp theo hướng cho phép gia đình nạn nhân được tự trưng cầu giám định ngay sau khi sự việc xâm hại xảy ra”, ĐBQH Nguyễn Thị Thủy nói.

Vị ĐBQH đoàn Bắc Kạn cũng chỉ rõ: “Công tác quản lý Nhà nước còn những hạn chế. Theo quy định của luật thì có tới 15 cơ quan được giao trách nhiệm bảo vệ trẻ em, trong đó, bộ Lao động-Thương binh và Xã hội là cơ quan đầu mối. Nhưng tới nay, chưa cơ quan nào có số liệu chính xác về tình hình trẻ em nước ta thực tế bị xâm hại. Tất cả các số liệu đều đang lấy theo số vụ án đã bị khởi tố. Nếu lấy theo số liệu này sẽ không phản ánh đúng tình hình. Vì có những trường hợp nạn nhân và gia đình sẽ giữ im lặng đến suốt đời. Không đánh giá đúng tình hình sẽ không giải quyết được vấn đề.

Điều 87 của luật Trẻ em quy định: Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm bảo vệ trẻ trên môi trường mạng. Nhưng trên internet hầu như không có cảnh báo, ngăn cản nào. Trong khi đó, khả năng ứng phó, phản kháng của các em với những nguy cơ xấu độc là rất hạn chế.

Những sự việc thời gian qua đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng với trẻ em và khiến người lớn đau lòng. Thời gian tới nhất thiết phải có thêm những hành động cụ thể từ các cơ quan để cải thiện tình hình mà trước hết là những cơ quan được luật giao trách nhiệm. Yêu cầu đặt ra là phải tạo môi trường an toàn cho trẻ. Nếu vụ việc xâm hại xảy ra phải có biện pháp kịp thời bảo vệ trẻ, nhanh chóng tìm ra tội phạm”.

“Tôi kiến nghị bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp chặt chẽ với các cơ quan để đánh giá đúng tình hình tội phạm xâm hại trẻ em xảy ra trên thực tế. Kiến nghị bộ Thông tin và Truyền thông có những giải pháp công nghệ để bảo vệ các em trên môi trường mạng. Kiến nghị các cơ quan tố tụng Trung ương sớm ban hành quy trình tố tụng đặc biệt giải quyết đối với các loại án này, hướng dẫn cách thức thu thập chứng cứ và rút ngắn tối đa thời gian giải quyết”, ĐBQH Nguyễn Thị Thủy nhấn mạnh. 

Let's block ads! (Why?)

Tổng thống Mỹ Donald Trump cam kết thắt chặt lệnh cấm nhập cư sau vụ khủng bố tại New York

Sau vụ tấn công khủng bố tại New York, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhanh chóng cam kết sẽ thắt chặt hơn nữa lệnh hạn chế nhập cư.

Trên trang Twitter cá nhân, Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây đã đăng nội dung: "Tôi đã chỉ đạo Bộ An ninh Nội địa đẩy mạnh Chương trình thắt chặt nhập cư. Ngoại giao thân thiện cũng tốt thôi, nhưng không phải để nhận lấy những điều này!".

Trang Twitter của Tổng thống Trump - Ảnh: Twitter

Trước đây, Tổng thống Trump từng đề cập đến mối đe dọa của các cuộc tấn công khủng bố và vấn đề an ninh khi giải thích nguyên nhân lệnh tạm dừng việc nhập cư cho người dân tị nạn từ một số quốc gia Hồi giáo.

Sau vụ tấn công đêm Halloween tại New York, ông Trump sẽ đẩy mạnh hơn trước các lệnh cấm và kiểm soát gấp nhiều lần: "Chúng ta không được phép để IS lọt vào đất nước này khi đang đánh chúng tơi tả tại Trung Đông".

Hiện trường vụ khủng bố tại New York - Ảnh: TheIndependents

Các chuyên gia về khủng bố từng cảnh báo sự viện trợ của Mỹ đối với quân đội Iraq hay Lực lượng người Kurd tại Syria chống lại IS sẽ dẫn đến các vụ khủng bố trả thù trong các thành phố lớn tại quốc gia này.

Cơ quan điều tra đã nhanh chóng nhận định vụ tấn công ở New York khiến 8 người thiệt mạng là một hành động khủng bố. Ủy viên Cảnh sát New York James O'Neil cho biết, ông đã nghe thấy hung thủ Sayfullo Saipov hô lớn "Allahu Akbar". Ngoài ra, theo một số nguồn tin địa phương, cảnh sát đã thu giữ một số mẩu ghi chú liên quan đến IS trong chiếc xe tải hắn sử dụng để gây án.

Các bản điều tra mới nhất kết luận Saipov có quốc tịch Uzbekistan và nhập cư vào Mỹ từ năm 2010. Trước đây, nhiều nhà phê bình và tòa án từng chỉ trích rằng chính sách cấm nhập cư của ông Trump là vô nhân đạo và phân biệt chủng tộc bởi quá trình nhập cư cho dân tị nạn luôn được tiến hành kiểm tra kỹ càng.

Thu Phương(Theo TheIndependents)

Let's block ads! (Why?)

Lương hưu kỷ lục ở Việt Nam: 101 triệu/tháng

Bà Đinh Thị Thu Hiền - Phó Trưởng ban thực hiện chính sách BHXH, BHXH Việt Nam cho biết tại Hội nghị trực tuyến cung cấp thông tin về BHXH, BHYT chiều 31/10: Một người đàn ông ở TP. Hồ Chí Minh, từng làm việc trong doanh nghiệp FDI, nghỉ hưu từ năm 2015 và nay đang hưởng lương hưu 101 triệu đồng/ tháng. Thông tin này được nhiều báo chí hôm nay đăng tải.

Xã hội - Lương hưu kỷ lục ở Việt Nam: 101 triệu/tháng

Ảnh minh họa.

Cũng theo bà Hiền, người đàn ông này làm việc từ năm 1992 tới tháng 3/2015, tới khi nghỉ hưu có tổng thời gian làm việc là 23 năm.

Do làm việc ở công ty nước ngoài, có thời điểm người này hưởng mức lương tháng gần 250 triệu đồng. Tiền lương đóng BHXH của người đó rất cao.

Mặt khác, trước năm 2006, số tiền đóng BHXH không bị giới hạn mức trần, vì thế trung bình trong hơn 15 năm đầu, người này đóng BHXH tới 69 triệu đồng/tháng.

Đến thời điểm luật BHXH năm 2006 có hiệu lực, mức trần đóng BHXH mới được giới hạn không quá 20 tháng lương cơ sở. Mức đóng BHXH của người này trong những năm còn lại tính trung bình khoảng 18 triệu đồng/tháng.

Trong khi đó, thông tin về cô giáo mầm non Trương Thị Lan (trường mầm non Lê Duẩn, xã Cẩm Duệ, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh) hưởng lương hưu 1,3 triệu/tháng sau 37 năm cống hiến khiến nhiều người không khỏi xót xa.

Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội, Bộ trưởng bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết: "Chuyện nhận lương hưu thấp không phải riêng các cô giáo mầm non hay một mình cô Lan mà đây là thực trạng phổ biến của các thầy, cô vì thang bảng lương trong giáo dục thấp so với yêu cầu, nhất là yêu cầu đổi mới.

Chúng tôi đã làm việc với bộ Nội vụ phải có đánh giá một cách công bằng khi các thầy cô đảm nhận các nhiệm vụ, yêu cầu đổi mới thì chế độ đãi ngộ phải phù hợp mới tạo động lực".

Trên tờ Zing, đại biểu Bùi Sỹ Lợi (Phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội Quốc hội) cho hay: "Câu chuyện cô giáo Lan cho thấy sự bất cập giữa khu vực công, khi so sánh với các ngành nghề như công an, bộ đội nhận lương cao.

Bài toán đặt ra là muốn làm lĩnh vực nào cũng được, phần cứng của anh phải lớn.

Đằng này của mình phần cứng lại nhỏ hơn phần mềm. Có ngành dựa theo thâm niên, có ngành lại không nên xảy ra câu chuyện không bình đẳng".

Cũng theo đại biểu Lợi, hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 7 cần phải đặt vấn đề này để xem xét, người về hưu có mức sống tương đồng nhau.

"Không có đất nước nào công bằng được hết cả nhưng tối thiểu người về hưu ít nhất phải bằng mức sống tối thiểu chung của xã hội. Sau đó, anh nào đóng góp cao hơn thì được hưởng nhiều hơn", ông Lợi nhấn mạnh.

 Thành Huế (tổng hợp)

Let's block ads! (Why?)

Vụ khủng bố New York: Nghi phạm tuyên bố trung thành với IS

Nghi phạm Uzbekistan tiến hành vụ khủng bố New York sáng 1/11  khiến 8 người thiệt mạng đã để lại một ghi chú trong xe tải rằng hắn cam kết trung thành với IS.

Vụ việc xảy ra 15h05 chiều 31/10 (giờ địa phương), tức rạng sáng ngày 1/11, gần khu vực trường học nơi các phụ huynh và học sinh đang chuẩn bị mừng Halloween. Nghi phạm được xác định là Sayfullo Saipov, 29 tuổi, người gốc Uzbekistan, đến Mỹ từ năm 2010 và hiện đang sống tại Tampa, Florida.

Trước khi bị bắn, Saipov đã hét lên "Allahu Akbar!" (nghĩa là: Thượng đế vĩ đại trong tiếng Ả Rập). Ngoài ra, trong xe tải – chiếc xe hắn dùng làm hung khí gây ra cái chết của 8 người vô tội còn có 1 tờ ghi chú bằng tiếng Ả Rập, ghi lại cam kết trung thành với tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) của nghi phạm. Một lá cờ đen của IS cũng được tìm thấy, theo New York Post.

Nghi phạm vụ khủng bố New York khiến 8 người thiệt mạng, 12 người bị thương. Ảnh: Twitter

Trước đó, tại một cuộc họp báo sau vụ tấn công, thị trưởng thành phố New York Bill de Blasio đã gọi vụ tấn công là một hành động khủng bố "hèn nhát". Các quan chức của thành phố, tiểu bang và cơ quan thực thi luật pháp cho biết không có dấu hiệu cho thấy Saipov là một kẻ tấn công theo kiểu "con sói đơn độc" – tên gọi dành cho những kẻ cực đoan không thuộc một tổ chức, nhóm khủng bố cụ thể nào.

Vụ khủng bố này được xem tàn ác nhất ở New York kể từ vụ 11/9/2001, khiến ít nhất 3.000 người thiệt mạng. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã viết trên Twitter rằng IS đã, đang và sẽ không được phép vào Mỹ.

Dư luận Mỹ dậy sóng sau vụ tấn công và rất nhiều ý kiến được đưa ra sau đó. Một số người cho rằng vụ việc đã được dàn dựng bởi các nhóm cực đoan, nhưng nhiều người khác lại cho rằng có thể nghi phạm không có động cơ rõ ràng. Trong quá khứ, các nhóm cực đoan từng kêu gọi những người ủng hộ/có cảm tình với chúng sử dụng bất kỳ loại vũ khí nào trong tay, bao gồm cả xe tải. Chiến thuật này đã tạo ra thách thức lớn cho các lực lượng an ninh trên khắp thế giới.

PHƯƠNG PHƯƠNG

(Theo Sputnik)

Let's block ads! (Why?)

Cơ hội cứu sống bé trai 13 tháng tuổi bị não úng thủy

Sau khi nghe những chia sẻ của chị Bùi Thị Hoa (SN 1998, làng Chẩm, xã Phùng Giáo, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa) về việc không cho con trai 13 tháng tuổi là Bùi Trung Đoàn bị não úng thủy sang Singapore chữa bệnh, dư luận vẫn dành nhiều sự quan tâm để đi tìm nguyên nhân dẫn tới quyết định này của người mẹ trẻ.

Trước rất nhiều nghi vấn đặt ra ấy, chúng tôi đã liên hệ với chị Lan Anh (Thanh Hóa), một Mạnh Thường Quân đã đồng hành cùng bé Đoàn từ những ngày thăm khám đầu tiên ở bệnh viện Nhi Trung ương. Đây cũng là người lặn lội từ Thanh Hóa ra Hà Nội để thuyết phục gia đình bé Đoàn đưa bé đi chụp chiếu, gửi hồ sơ qua Singapore chữa bệnh. Đồng thời, chị Lan Anh cũng phối hợp cùng một số người đang ở Singapore nhằm tạo điều kiện tốt nhất trong việc đưa bé Đoàn đi điều trị bệnh.

Tuy nhiên, dù đã cố gắng thuyết phục nhưng chị Lan Anh cảm thấy khá buồn trước việc gia đình chị Hoa không đưa bé Đoàn sang Singapore chữa bệnh. Vì khi xem hình ảnh và chụp phim bác sĩ bên Singapore nói có thể cứu được, bé vẫn nhận thức được. Bác sĩ cũng nhấn mạnh, nên đưa bé sang càng sớm càng tốt để kịp thời thăm khám trực tiếp và điều trị.

Cho tới lúc này, chị vẫn không hiểu nguyên nhân gì dẫn tới họ quyết định như thế. Bởi lẽ, lúc đầu, gia đình bé Đoàn cũng đồng ý nhưng sau đó lại đổi ý và quyết không cho bé đi, bỏ ngoài tai những lời thuyết phục, năn nỉ của các Mạnh Thường Quân.

Xã hội - Cơ hội cứu sống bé trai 13 tháng tuổi bị não úng thủy

Bé trai 13 tháng tuổi bị não úng thủy với phần đầu to bất thường.

Trao đổi thêm với chúng tôi, chị Trần Thanh, người đón bé ngoài Hà Nội, đưa  vào bệnh viện Nhi Trung ương thăm khám, rồi sau đó cùng mọi người thuyết phục bà và mẹ bé đưa bé sang bệnh viện Vinmec chụp phim, gửi hồ sơ sang Singapore, cho biết:

“Dù các bác sĩ cho biết trường hợp của bé Đoàn rất nặng, khó có thể cứu chữa nhưng đã có 7 cháu bé cũng mắc bệnh não úng thủy từ Việt Nam sang Singapore đều trở về và phục hồi tốt, nên tôi khuyên nhủ gia đình chụp phim để gửi sang nhờ bác sĩ bên Singapore tư vấn”.

Chia sẻ về việc cả nhóm đã cố gắng thuyết phục gia đình đưa bé sang Singapore chữa bệnh nhưng không được, chị Thanh cho hay: “Tôi cảm thấy buồn và hụt hẫng bởi bao cố gắng, công sức của mọi người đến cuối cùng nhận được tin không hay. Không nhìn thấy bé thì đỡ xót, chứ nhìn thấy cảnh con bệnh tật như vậy mà rất ngoan, biết ăn, biết khóc thì lại càng thương con hơn”.

Để hiểu thêm về hồ sơ của bé Đoàn được nhóm tình nguyện giúp đỡ gửi sang Singapore, chúng tôi đã liên lạc với chị Hương, một Mạnh Thường Quân hiện đang sống tại Singapore. Được biết, chị Hương là người từng đồng hành, giúp đỡ 7 bé là người Việt Nam mắc căn bệnh não úng thủy được đưa qua Singapore chữa bệnh và đã khỏe mạnh, trở về nước.

“Khi xem hình ảnh và chụp phim của bé Đoàn bác sĩ bên Singapore bảo con có thể cứu được. Não con sẽ phát triển từ từ, tùy vào thể trạng. Còn đầu của con cần 4 đến 5 năm mới nhỏ lại được nhưng vẫn to hơn so với các bé khác.

Bác sĩ cũng nói, phần rủi ro của bé Đoàn chính là phần da bé mỏng dễ bị nhiễm trùng nên con sẽ phải ở bệnh viện theo dõi sau mổ lâu hơn các bé khác. Nhưng gia đình bé đã từ chối không cho bé sang Singapore chữa bệnh thì mình cũng tôn trọng quyết định ấy”, chị Hương cho hay.

Và việc gia đình chị Bùi Thị Hoa từ chối đưa bé Đoàn sang Singapore chữa trị, thông tin từ chị Hương cho biết, họ đã “nhường” cơ hội đó cho một bé ở Nghệ An cũng mắc căn bệnh não úng thủy.

“Tôi nghĩ, cứu ai cũng là một mạng người, thiện nguyện cũng phải dựa trên sự tự nguyện. Nếu gia đình không nhiệt tình hợp tác thì cũng rất khó, bởi phẫu thuật cho con chỉ là bước đầu, đoạn đường sau này chăm sóc con mới là một quãng đường dài”, chị Hương trao đổi thêm.

Nguyễn Huệ

Let's block ads! (Why?)