Tuesday, October 31, 2017

BOT “chặn ngõ, bó chân”, có hay không lợi ích nhóm?

Tiếp tục phiên làm việc chiều nay 31/10, Quốc hội thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế-xã hội, ngân sách Nhà nước…

ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng (đoàn ĐBQH tỉnh Bến Tre) đã có tranh luận về các vấn đề liên quan đến trách nhiệm của Chính phủ mà nhiều ĐBQH đã đề cập trước đó.

“Cần có sự chia sẻ với Chính phủ. Vấn đề kinh tế-xã hội liên quan đến trách nhiệm của cả cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp. Cơ quan hành pháp có trách nhiệm trực tiếp tạo ra xung lực cho sự phát triển kinh tế-xã hội nhưng các cơ quan khác không thể đứng ngoài cuộc”, ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng nói.

Xã hội - BOT “chặn ngõ, bó chân”, có hay không lợi ích nhóm?

ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng. (Ảnh: Quochoi.vn).

 “Tôi đơn cử, Quốc hội, ĐBQH có vai trò, trách nhiệm gì trong các vụ việc mà dư luận bức xúc như vụ xẻ thịt Sơn Trà, phá rừng Phú Yên… hay là việc tăng nhanh chóng số lượng phân bón từ 7.000 loại lên 14.000 loại từ kỳ họp thứ 2 cho đến nay. Qua 2 kỳ họp, số lượng phân bón tăng gấp đôi, vậy người dân lại rơi vào ma trận phân bón.

Tiếp xúc cử tri, người dân vô cùng bức xúc về phân bón giả, kém chất lượng. Người dân làm sao phân biệt được 14.000 loại phân bón. Chúng ta có trách nhiệm gì chưa? Cơ quan dân cử đã làm tốt vai trò giám sát, thực hiện chính sách pháp luật của Chính phủ, bộ, ngành, địa phương để xảy ra nhiều vụ việc phức tạp về kinh tế-xã hội hay chưa? Giá trị của việc giám sát như thế nào”, vị ĐBQH đoàn Bến Tre đặt vấn đề.

“Có một số việc tôi cảm giác như chìm xuồng, ví dụ như vụ phân bón giả ở công ty Thuận Phong (Đồng Nai), chúng ta cứ lờ lững mãi mà không thấy các đoàn ĐBQH lên tiếng; hay các vụ xâm hại tình dục như cháu bé 1 tuổi ở Thủ Đức, TP.HCM…”, ĐBQH Lưu Bình Nhưỡng nhấn mạnh.

Xã hội - BOT “chặn ngõ, bó chân”, có hay không lợi ích nhóm? (Hình 2).

ĐBQH Nguyễn Thị Kim Bé. (Ảnh: Quochoi.vn).

 ĐBQH Nguyễn Thị Kim Bé (đoàn ĐBQH tỉnh Kiên Giang) cho biết, cử tri vùng đồng bằng sông Cửu Long vui mừng vì đã không còn cảnh “qua sông phải lụy con đò” như trước đây. Tuy nhiên, trong điều kiện liên kết phát triển vùng như hiện nay, hạ tầng giao thông tại khu vực còn nhiều khó khăn.

“Việc quan tâm, đầu tư hạ tầng giao thông còn rất hạn chế. Ví dụ: Tuyến đường cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận – Cần Thơ đã được Chính phủ khóa trước khởi công nhưng đến nay vẫn im hơi lặng tiếng; cầu Vàm Cống (bắc qua sông Hậu nối tỉnh Đồng Tháp với TP.Cần Thơ) sắp đưa vào sử dụng và kết nối với Quốc lộ 80 mới, nhưng Quốc lộ này vẫn chưa xây dựng; đường Hồ Chí Minh qua đồng bằng sông Cửu Long hiện còn một đoạn là huyện Gò Quao đến Bình Thuận chưa được đưa vào kế hoạch đầu tư trong khi cả đoạn đã hoàn thành… Một loạt dự án đầu tư theo kiểu đứt đoạn như vậy thử hỏi có lãng phí không?”, ĐBQH Nguyễn Thị Kim Bé trăn trở.

Bà cũng nêu thực trạng: “Chất lượng đầu tư một số dự án quá kém, như Quốc lộ 61 qua Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang đã xuống cấp nghiêm trọng, nhất là đoạn qua Kiên Giang đưa vào khai thác chưa đầy năm đã nhiều ổ voi, ổ trâu…

Người dân muốn đi ra ngoài vùng đồng bằng sông Cửu Long chỉ có con đường độc đạo là Quốc lộ 1A, nhưng các dự án BOT lại chặn ngõ, bó chân.

Tôi không phê bình hình thức đầu tư BOT vì điều kiện kinh tế còn khó khăn, xã hội hóa là cần thiết, nhưng với cách làm chưa thuận lòng dân. Không thể nào chỉ đầu tư sửa chữa chắp vá đôi chút lại lắp trạm, hoặc qua phà Vàm Cống (nằm trên Quốc lộ 80, nối liền 2 tỉnh Đồng Tháp và An Giang), người dân trên tuyến Quốc lộ 80 chỉ tham gia vào đoạn đường BOT vài trăm mét mà phải đóng mấy chục ngàn đồng mới xuống phà. Người dân đặt câu hỏi có hay không lợi ích nhóm?”.

Let's block ads! (Why?)

Ước mơ vào đại học của chàng sinh viên nghèo bán vé số

Sự cho biết, em mồ côi từ nhỏ. May mắn, em được người dì yêu thương chăm sóc. Thế nhưng, dì cũng nghèo khổ nên tuổi thơ của Sự vô cùng cơ cực. Ngoài giờ học, em còn mò cua, bắt ốc để kiếm tiền phụ giúp dì.

Đến khi tốt nghiệp lớp 12, giữa lúc bạn bè đăng ký thi đại học, Sự quyết định đăng ký học một trường cao đẳng tại TP.HCM.

Xã hội - Ước mơ vào đại học của chàng sinh viên nghèo bán vé số

Tấm vé số giúp nhiều mảnh đời cơ cực được đến trường. (Ảnh minh họa).

Để có tiền trang trải việc học hành cho cháu, người dì cũng lên TP.HCM thuê trọ, cùng cháu đi bán vé số dạo. Hàng ngày, sau những buổi học, Sự cùng dì rong ruổi trên mọi nẻo đường, con hẻm TP.HCM bán vé số dạo.

Sự nói, mình không thi đại học, bởi không đủ tiền đóng học phí. Ngoài ra, Sự cũng muốn học một nghề cho chắc để nhanh ra trường đi làm kiếm tiền nuôi dì.

Ngày nào cũng vậy, sau khi bán vé số xong, Sự đạp xe ngay về nhà, lại vùi đầu vào học tập. Có hôm mệt rã rời, nhưng nghĩ đến người dì còn đang bán vé số dạo, Sự không cho phép mình nghỉ ngơi. Em quyết tâm san sẻ, đòi dì chia vé số cho mình để hai dì cháu được về nghỉ sớm hơn.

Với nghị lực phi thường, chàng sinh viên Nguyễn Thanh Sự đã vượt qua những khó khăn, xóa đi tự ti mặc cảm của mình để thực hiện ước mơ nơi giảng đường.

Khi chúng tôi hỏi về thu nhập từ việc bán vé số có đủ nuôi sống và giúp em ăn học, Sự tự tin chia sẻ: “Mỗi ngày, ngoài giờ học, em bán hơn 200 tấm vé số tương đương với số tiền gần 200.000 đồng. Số tiền không lớn nhưng đã giúp em tự nuôi sống bản thân mình, đồng thời có tiền trang trải cho việc học tập”.

“Mỗi tuần, thứ Hai và thứ Bảy, đến kỳ xổ số đài TP.HCM, em bán được nhiều hơn. Nhiều người thích mua vé số của đài. Nếu không có bài vở nhiều, trong 2 ngày này, có hôm em bán hơn 300 tấm vé số”, Sự cho biết thêm.

“Có công mài sắt, có ngày nên kim”, vừa bán vé số vừa đi học nhưng 2 năm học vừa qua, năm nào Sự cũng được nhận học bổng của trường. Em tâm sự, bản thân luôn cố gắng thu xếp mọi công việc và thời gian để học tốt. Dì của em cũng không muốn em phải đi bán vé số nhiều, nhưng sau khi nhận được kết quả học tập, dì cũng rất yên tâm.

Sự chia sẻ: “Cả đời dì đã khổ cực nuôi em nên người nên em phải cố gắng phấn đấu học tập. Sau khi ra trường tìm một công việc ổn định, em sẽ vừa làm vừa liên thông học tiếp đại học. Phải cố gắng anh ạ, để không phụ lòng dì em”.

Nhìn Nguyễn Thanh Sự hàng ngày đi khắp những nẻo đường TP.HCM để nuôi giấc mơ nơi giảng đường, chúng tôi rất khâm phục chàng sinh viên nghèo có nghị lực phi thường và ý chí quyết tâm theo đuổi ước mơ.

Sự kể, có hôm trời mưa lớn, đường ngập phải nghỉ ở nhà với xấp vé số ế trên tay, hai dì cháu rất buồn. May thay, những người trong xóm thấy vậy thương tình ủng hộ, mỗi người mua vài tờ vé số. Vì vậy, hai người chỉ mang trả lại cho đại lý một ít.

Bà Cao Thị Tư, một hàng xóm chung khu trọ của Sự cho biết: “Ở xóm trọ này, ai cũng quý Sự. Cháu Sự nghèo khó nhưng có chí. Cháu vừa đi học vừa bán vé số dạo mà lại học giỏi. Hễ con, cháu nào trong xóm không lo học hành là chúng tôi nhắc đến Sự để làm tấm gương cho tụi nhỏ noi theo”.

Trong khi đó, người dì của Sự (xin được giấu tên) tâm sự: “Cả đời tôi quen khổ cực rồi, chỉ mong sao thằng Sự cố gắng học hành để mai này không khổ như tôi. Nhìn nó vừa bán vé số vừa đi học tôi thương lắm, nhưng nó cứ thuyết phục nói không ảnh hưởng gì đến việc học hành, lại còn nhận được học bổng nên tôi yên tâm cho nó đi bán”.

Chia tay Sự giữa cơn mưa chiều TP.HCM nặng hạt, chúng tôi thầm cầu chúc cho em có một tương lai tươi sáng được vun đắp lên từ những tờ vé số. Hình ảnh của em chính là tấm gương sáng cho những học trò nghèo biết tự mình vươn lên từ khó khăn để nuôi dưỡng ước mơ nơi giảng đường.

Thiện Ngọc

Let's block ads! (Why?)

“Lương hưu thực chất của cô Trương Thị Lan chỉ 1.270.000 đồng”

Sáng 31/10, Quốc hội thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế-xã hội và vấn đề liên quan đến ngân sách. ĐBQH Ngọ Duy Hiểu (đoàn ĐBQH TP.Hà Nội) đề cập đến nhiều vấn đề xã hội nổi cộm, trong đó đề nghị cần quan tâm hơn nữa đến đội ngũ nhà giáo, đặc biệt là giáo viên mầm non. Vì rằng, cô giáo mầm non vừa sử dụng kỹ năng, trí tuệ, tình yêu thương để giáo dục, nhưng đồng thời, họ phải lao động chân tay để chăm lo bữa ăn, giấc ngủ cho trẻ. Họ rất xứng đáng để nhận đồng lương cao hơn.

“Chúng ta quyết không còn những trường hợp như cô giáo Trương Thị Lan ở Hà Tĩnh, sau 37 năm dạy học mầm non khi nhận quyết định nghỉ hưu, cô đã chết lặng với mức lương hưu sắp tới được hưởng sẽ là 1.300.000 đồng/1 tháng”, ĐBQH Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh.

Ngay sau ý kiến này, ĐBQH Bùi Sỹ Lợi (Phó Chủ nhiệm ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội - ĐBQH tỉnh Thanh Hóa) đã giơ biển tranh luận. Ông nói: “Đây là vấn đề hết sức quan trọng, nếu chúng ta nói không chuẩn thì người lao động sẽ rất băn khoăn”.

Xã hội - “Lương hưu thực chất của cô Trương Thị Lan chỉ 1.270.000 đồng”

ĐBQH Bùi Sỹ Lợi. (Ảnh: Quochoi.vn).

 ĐBQH Bùi Sỹ Lợi cho biết: “Trường hợp của chị Lan ở Hà Tĩnh, chiều hôm qua (30/10), chúng tôi đã đề nghị Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam báo cáo lại toàn bộ quá trình đóng BHXH. Tôi đã giải thích trên báo chí, hôm nay, tôi xin trao đổi lại để Quốc hội được biết.

Chị Lan thực chất đi dạy hơn 37 năm, nhưng trước đó chỉ dạy theo cách tự nguyện và hưởng theo mức đóng góp của người dân là công điểm. Còn thực chất, thời gian đóng BHXH của chị Lan là 22 năm 8 tháng. Toàn bộ hệ thống tiền lương bình quân các năm đóng BHXH của chị Lan là 1.800.000 đồng. Đây là căn cứ đóng BHXH. Khi chị Lan về hưu là 22 năm, tương đương với 69% tính bình quân trên mức đóng của 22 năm đó. Như vậy, 69% x 1.800.000 đồng thì lương của chị chỉ được 1.270.000 đồng.

Quốc hội rất sáng suốt là, tất cả những người tham gia BHXH bắt buộc mà về hưu thấp hơn mức lương cơ sở thì được bằng lương cơ sở. Cho nên, chúng ta đã cấp bù cho chị Lan để đạt 1.300.000 đồng.

Như vậy, chính sách không sai mà do chúng ta đang cải cách chính sách, tiền lương sẽ tính theo mức đóng cao để hưởng cao hơn và thời gian đóng dài hơn”.

Vị ĐBQH đoàn Thanh Hóa cũng cho biết: “Tôi muốn trao đổi thêm về vấn đề công đoàn đề cập, đó là sa thải lao động 35 tuổi trở lên.

Khi nghe báo cáo tại ủy ban Thường vụ, Ủy ban chúng tôi cũng rất bức xúc. Tôi trực tiếp làm Trưởng đoàn đi khảo sát ở các tỉnh, thành: TP.Cần Thơ, TP.HCM, tỉnh Đồng Nai và Bắc Ninh. Các doanh nghiệp rất mong muốn giữ lao động ở độ tuổi cao, có kinh nghiệm để làm việc”.

“Có 3 nguyên nhân đẩy lao động ra khỏi doanh nghiệp: Một là, khi hết hợp đồng lao động (nhưng ở độ tuổi dưới 30, không phải 35); hai là những lao động nhảy việc. Khi thấy doanh nghiệp này lương cao hơn, họ nhảy sang gây khó khăn cho doanh nghiệp đang làm vì thiếu lao động; thứ ba là vi phạm pháp luật Lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động.

Như vậy, tỉ lệ lao động đến tuổi 35 nghỉ ở các doanh nghiệp nhìn chung rất thấp và lao động nữ lại càng thấp. Chúng ta phải khen rất nhiều doanh nghiệp trong đó có FDI như công ty Việt Vinh ở Đồng Nai. Họ làm nhà trẻ, nhà ở, chăm sóc người lao động rất tốt. Họ rất mong muốn Đảng, Nhà nước và các cơ quan có liên quan, đặc biệt là công đoàn thực hiện một cơ chế đối thoại trong doanh nghiệp theo quy định của pháp luật để giải quyết ngay những vấn đề khó khăn, không tạo ra sự xung đột giữa chủ sử dụng lao động và người lao động. Họ mong muốn xây dựng cơ chế hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp.

Tôi xin nói thêm để chúng ta đánh giá tình hình đúng, khách quan. Rất nhiều doanh nghiệp FDI nói riêng và doanh nghiệp nói chung chăm lo tốt đến người lao động”, ĐBQH Bùi Sỹ Lợi khẳng định. 

Let's block ads! (Why?)

Ngân hàng số Timo của VPBank gặp sự cố kỹ thuật

Sau nhiều khiếu nại về trục trặc, ngân hàng số Timo đã chính thức gửi thư xin lỗi đến toàn bộ khách hàng.

Từ tối ngày chủ nhật (29/10) nhiều khách hàng đã phản ánh về tình trạng thực hiện không thành công các giao dịch trực tuyến qua tài khoản Timo. Đồng thời, hiện tượng không thể rút tiền mặt cũng được khách hàng thắc mắc.

Anh Đặng Hoài Vũ (ngụ quận Bình Thạnh, TP.HCM) cho biết: “Từ tối chủ nhật đến nay, tôi không thể giao dịch trực tuyến cũng như rút tiền tại ATM. Khi gọi đến tổng đài Timo để phán ánh thì nhân viên chỉ ghi nhận, yêu cầu tôi chờ đợi vì có thể xảy ra lỗi mạng. Nhưng đến tận hôm nay, khi đến cơ quan làm việc, tôi vẫn không thể giao dịch thành công. Nhiều bạn bè và đối tác của tôi cũng gặp tình cảnh tương tự.”

Tài chính - Ngân hàng - Ngân hàng số Timo của VPBank gặp sự cố kỹ thuật

Thư thông báo của Timo gửi đến khách hàng.

Đến 16h ngày 31/10, Timo đã chính thức gửi thư điện tử đến toàn bộ khách hàng để thông báo về sự việc. Theo Timo, ứng dụng bị gián đoạn vì sự cố kỹ thuật từ hệ thống ngân hàng VPBank. 

Trong thư, Timo cam kết giữ an toàn tuyệt đối và khách hàng vẫn có thể sử dụng thẻ Timo để giao dịch thanh toán. Đồng thời, đội ngũ kỹ thuật của Timo cũng đang phối hợp với VPBank để xử lý vấn đề.

Timo là dịch vụ ngân hàng số do VPBank và công ty Global Online Financial Solution hợp tác thực hiện từ tháng 5/2016. Đây có thể xem là mô hình ngân hàng số đầu tiên ở Việt Nam khi tối giản toàn bộ thủ tục giấy tờ. Thậm chí, ngân hàng số Timo tại TP.HCM chỉ có một địa điểm giao dịch ở quán cà phê Timo Hangout trên đường Pasteur (quận 3).

Tài chính - Ngân hàng - Ngân hàng số Timo của VPBank gặp sự cố kỹ thuật (Hình 2).

Địa điểm giao dịch của Timo tại TP.HCM.

Tháng 11/2016, Timo đã ra mắt tại Hà Nội với điểm giao dịch tại số 17 đường Ngô Quyền.

Với tiện ích miễn phí mở tài khoản và thẻ ATM Timo, miễn phí mọi giao dịch chuyển tiền đến tất cả ngân hàng tại Việt Nam, miễn phí thường niên và không có chi phí duy trì tài khoản, Timo đang là dịch vụ tài chính được nhiều người sử dụng. Đây là sự cố kỹ thuật đầu tiên của Timo khiến khách hàng lo lắng.

Let's block ads! (Why?)

Kiểm điểm nhân viên đánh máy vụ " rách tay chỉ định khâu âm hộ"

Sở Y tế Hà Nội đã yêu cầu lãnh đạo bệnh viện Đa khoa Thạch Thất kiểm điểm nhân viên đánh máy vụ nam bệnh nhân bị rách tay nhưng lại được bác sĩ chỉ định "khâu âm hộ, âm đạo".

Mới đây, tại bệnh viện Đa khoa Thạch Thất (Hà Nội) vừa xảy ra vụ việc khá hi hữu khi nam bệnh nhân bị rách tay lại được bác sĩ chỉ định "khâu âm hộ, âm đạo".

Ngay sau khi nắm bắt được thông tin trên, chiều 30/10, sở Y tế Hà Nội đã yêu cầu lãnh đạo bệnh viện Đa khoa Thạch Thất kiểm điểm nhân viên đánh máy.

Theo lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội, phía bệnh viện đã báo cáo lên Sở, sự cố hi hữu đó là do... lỗi đánh máy của nhân viên kế toán. Sở Y tế đã yêu cầu bệnh viện nghiêm túc sửa chữa các lỗi, sai sót có thể xảy ra trong quá trình thực hiện dịch vụ tại bệnh viện.

Xã hội - Kiểm điểm nhân viên đánh máy vụ ' rách tay chỉ định khâu âm hộ'

Phiếu chỉ định dịch vụ bị "lỗi đánh máy" tại bệnh viện Đa khoa Thạch Thất.

Trước đó, mạng xã hội lan truyền một tờ phiếu chỉ định dịch vụ của bệnh viện Đa khoa Thạch Thất cho bệnh nhân Đào Xuân L. (34 tuổi ở xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội) với nội dung “khâu vết thương âm hộ, âm đạo. Khâu vết thương phần mềm tổn thương sâu chiều dài >10cm. Nơi thực hiện, Phòng thủ thuật khoa Sản”. Trong khi bệnh nhân cho biết mình chỉ bị rách tay. Theo thông tin ghi trên giấy chỉ định, thì sự việc xảy ra vào sáng ngày 28/10.

Sự việc ngay sau khi được đăng tải lên mạng xã hội đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều người. Liên quan đến vụ việc trên, ngày 30/10, ông Vương Trung Kiên, Giám đốc bệnh viện Đa khoa Thạch Thất cho biết, ngay thời điểm bác sĩ phát hiện ra lỗi đánh máy sai giấy chỉ định cho bệnh nhân, bác sĩ đã ngay lập tức rút lại giấy và in giấy chuẩn cho bệnh nhân. Đồng thời có lời xin lỗi đến người bệnh trước sự cố.

"Khi kế toán đánh từ “vết thương” trên máy lại hiện ra hàng loạt, sau đó chuột kích nhầm và in ra. Bác sĩ đã giải thích với bệnh nhân và sửa lại ngay, giấy cũng thu lại và vứt bỏ thùng rác. Ngay sau khi có thông tin đưa trên mạng xã hội về sự "nhầm lẫn" đó, nhân viên y tế đã tìm lại tờ giấy và chuyển cho tôi. Hơn nữa giấy sai bác sĩ cũng chưa ký”, ông Kiên nói.

 Nguyễn Huệ 

Let's block ads! (Why?)

Nữ thủ tướng trẻ nhất New Zealand dự APEC tại Việt Nam

Sau khi nhậm chức cuối tháng 10, bà Jacinda Ardern trở thành nữ thủ tướng trẻ nhất New Zealand dự APEC tại Việt Nam.

Ở tuổi 37, Jacinda Ardern là lãnh đạo trẻ nhất New Zealand trong hơn 150 năm. Bà được so sánh với các nhà lãnh đạo trẻ tuổi, lôi cuốn khác như Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Canada Justin Trudeau. Sau khi nhậm chức ngày 26/10, bà sẽ thay người tiền nhiệm Bill English dự hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) được tổ chức tại Việt Nam.

Tân Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern - Ảnh: Getty.

Sau nhiều tuần đàm phán, Đảng New Zealand First đã tuyên bố quyết định thành lập Chính phủ liên hiệp với Đảng Lao động và Đảng Xanh. Điều này giúp bà Ardern được chỉ định làm Thủ tướng mới sau kết quả sít sao với ông Bill English của đảng Quốc gia.

Ngày 24/10, bà Jacinda Ardern bắt tay với lãnh đạo Đảng Xanh James Shaw trong buổi ký kết thỏa thuận tại Quốc hội  ở Wellington, New Zealand. Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã có cuộc điện đàm qua Skype với bà Ardern để chúc mừng chiến thắng của bà. Hai bên bày tỏ mong muốn sớm được gặp mặt. Cơ hội này sẽ tới trong hội nghị cấp cao APEC tại Việt Nam vào tháng 11.

Tuần lễ cấp cao APEC Việt Nam 2017 sẽ được tổ chức tại Đà Nẵng trong tháng 11 tới. Các nhà lãnh đạo của 21 nền kinh tế thành viên APEC cùng họp bàn để đưa ra những giải pháp chung nhằm giải quyết những vấn đề thách thức của khu vực.

Cũng theo hãng tin Sydney Morning Herald, tuần lễ cấp cao APEC Việt Nam 2017 có thể là một áp lực đối với Tổng thống Mỹ Donald Trump bởi ngay sau khi nhậm chức, ông Trump đã ký sắc lệnh rút khỏi Hiệp định Đối tác Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đây là Hiệp định đã được ký kết tại tại Auckland vào năm ngoái.

Ngay sau động thái này của ông Trump, cựu Tổng thống New Zealand Bill English và 11 nhà lãnh đạo các nền kinh tế còn lại đã vận động Mỹ quay lại Hiệp định này.

Trước đó, ông Trump đã nhiều lần bày tỏ sự phản đối của mình đối với các thỏa thuận thương mại tự do và cũng đã ký một sắc lệnh để đàm phán lại Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) giữa Mỹ, Canada và Mexico.

Trả lời tờ Sky News bà Ardern cho biết, Đảng Lao động tin vào lợi ích của tự do thương mại. "Chúng tôi đã ký kết các thoả thuận thương mại dự do quan trọng và chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện điều này trong tương lai”, bà Ardern nhấn mạnh.

Hằng Thanh(T/h)

Let's block ads! (Why?)

Trang phục truyền thống độc đáo của các nguyên thủ khi dự Hội nghị APEC

Các nhà lãnh đạo của các nền kinh tế thành viên APEC thường chụp ảnh nhóm vào ngày cuối cùng của mỗi hội nghị, mặc trang phục truyền thống của nước chủ nhà.

Dưới đây là những bộ đồ bắt mắt, đặc sắc mà những nguyên thủ đã từng mặc khi tham dự hội nghị APEC trong nhiều năm qua:

APEC năm 1999, các nhà lãnh đạo mặc áo khoác, áo polo dài tay và quần đen được làm bằng chất liệu len nổi tiếng thế giới của New Zealand. Ảnh: Getty

Trang phục của hội nghị APEC năm 2000 là trang phục truyền thống của Brunei, thường được gọi là MIB, bao gồm sơ mi xanh lam với dải hoa văn trang trí có màu sắc khác nhau. Ảnh: Getty

Tổng thống Nga Vladimir Putin trò chuyện với Tổng thống Mỹ George W. Bush trong hội nghị APEC ở Thượng Hải, năm 2001. Các nhà lãnh đạo mặc áo lụa truyền thống đời Đường của Trung Quốc. Ảnh: Getty

Các lãnh đạo mặc áo guayabera màu trắng dài tay có 4 túi và họa tiết thêu trước ngực tại hội nghị APEC tổ chức ở Mexico năm 2002. Guayabera là trang phục truyền thống dành cho nam giới tại rất nhiều quốc gia vùng Caribe. Ảnh: Getty

Các nhà lãnh đạo mặc trang phục dân tộc Thái Lan trong hội nghị APEC năm 2003 tại Bangkok. Loại trang phục này từng chỉ được dành riêng cho gia đình hoàng gia Thái Lan. Ảnh: Getty

Trang phục dành cho các nhà lãnh đạo tham dự hội nghị APEC ở Chile năm 2004 là Chamantos. Đây vốn được xem là thứ hàng may mặc xa xỉ, được tầng lớp thượng lưu ở quốc gia này ưa chuộng với giá lên đến khoảng 1.400 USD (tương đương 31 triệu đồng) một bộ. Ảnh: Getty

Các nhà lãnh đạo mặc trang phục truyền thống Hàn Quốc trong hội nghị APEC năm 2005 tại Busan. Các mẫu trang phục tượng trưng cho tuổi thọ của văn hoá phương Đông cổ đại. Ảnh: Getty

APEC 2006 diễn ra tại Việt Nam, trang phục truyền thống được lựa chọn là Áo dài. Ảnh: Getty

Các nhà lãnh đạo tham dự APEC 2007 ở Úc mặc áo Driza-Bone với logo APEC ở ngực trái. Kiểu áo này trước đây được thiết kế dành cho người đi ngựa vì có khả năng chống thấm nước. Hiện tại, nhiều người thường xuyên mặc Driza-Bone khi lái xe. Ảnh: Baidu

Tổng thống Mỹ Barack Obama cùng các nhà lãnh đạo khác mặc trang phục truyền thống của Singapore tại Hội nghị APEC năm 2009. Ảnh: Getty

Trang phục của các nhà lãnh đạo tham dự APEC 2013 là đồ được may bằng vải endek của người Bali. Ảnh: Getty

Tổng thống Mỹ Barack Obama, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng phu nhân trong trang phục được thiết kế riêng cho APEC 2014, lấy cảm hứng từ phong cách truyền thống Trung Quốc. Ảnh: Getty

Các nhà lãnh đạo mặc áo choàng Poncho trong hội nghị APEC 2016 tại Lima, Peru. Poncho là một tấm vải lớn, có một lỗ hở ở giữa để chui đầu qua và thường có thêm một tấm vải lớn khác làm mũ đội. Điều đặc biệt là Poncho được làm bằng lông lạc đà. Ảnh: Getty

(Theo CriEnglish)

Let's block ads! (Why?)