Saturday, September 30, 2017

Truy tìm nhóm thanh niên hành hung nhân viên, đập phá trung tâm y tế

Công an huyện Phú Ninh cho biết, đã xác định sự việc và đang truy tìm nhóm thanh niên gây náo loạn tại Trung tâm Y tế huyện, hành hung nhân viên y tế.

Theo thông tin từ báo Tiền phong, ngày 28/9, Trung tâm Y tế huyện Phú Ninh (Quảng Nam) đã gửi Báo cáo số 399/BC-TTYT, ngày 28-9-2017 gửi đến các cơ quan chức năng về việc các thanh niên gây mất trật tự tại cơ quan này.

Báo cáo cho biết, khoảng 1h20 ngày 28/9, một số thanh niên đưa một nam bệnh nhân đến TTYT huyện Phú Ninh cấp cứu.

Các đối tượng đánh nhân viên lái xe tại Trung tâm (Ảnh Tiền phong cắt từ clip của camera tại Trung tâm Y tế huyện Phú Ninh). 

Trong lúc các điều dưỡng và bác sĩ trực tại Khoa Cấp cứu tiếp nhận bệnh nhân thì các thanh niên tranh cãi sau đó xông vào đánh nhau. Một lúc sau, anh Nguyễn Văn Minh, nhân viên lái xe của TTYT huyện Phú Ninh điều khiển xe cấp cứu về trung tâm cũng bị một thanh niên trong nhóm lao vào đánh.

Ngoài ra, nhóm thanh niên này còn đập phá dụng cụ y tế tại khoa Khám - Cấp cứu làm cho phiên trực, bệnh nhân nằm tại khoa này và người nhà của bệnh nhân hoảng sợ, báo Công an nhân dân cho biết.

Do sự việc diễn ra quá nhanh và nhóm đối tượng có thái độ rất hung hãn nên không ai dám can thiệp.

Ngày 29/9, Công an huyện Phú Ninh cho biết, đã xác định sự việc và đang truy tìm nhóm thanh niên gây náo loạn tại Trung tâm Y tế huyện vào rạng sáng ngày 28/9.

(Tổng hợp)

Let's block ads! (Why?)

Triều Tiên chỉ trích chính sách của Mỹ, Washington mở kênh liên lạc với Bình Nhưỡng

Ngày 30/9, Triều Tiên đã chỉ trích sắc lệnh của Mỹ về các biện pháp trừng phạt nước này sau vụ thử hạt nhân mới nhất của Bình Nhưỡng, đồng thời kêu gọi Washington ngừng chính sách thù địch chống Bình Nhưỡng.

Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson trong cuộc họp báo tại New York (Mỹ) ngày 20/9. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo phóng viên TTXVN tại Hàn Quốc, một người phát ngôn của Ủy ban Hòa bình châu Á – Thái Bình Dương của Triều Tiên đã chỉ trích việc Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh hành pháp về các biện pháp trừng phạt Triều Tiên sau khi nước này tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ 6 vào ngày 3/9 vừa qua. Quan chức này đồng thời cảnh báo Triều Tiên sẽ có hành động mạnh mẽ nếu Mỹ tiếp tục chính sách chống Bình Nhưỡng.

Cùng ngày, phát biểu với báo giới tại thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson tuyên bố Washington mở các kênh liên lạc với Bình Nhưỡng và đang tìm hiểu liệu Triều Tiên có sẵn sàng ngồi vào bàn đàm phán về từ bỏ các chương trình phát triển vũ khí hạt nhân hay không.

Trong một diễn biến liên quan, Hãng Thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) thông báo Vụ trưởng Vụ Bắc Mỹ Bộ Ngoại giao Triều Tiên Choe Son-hui đã có cuộc hội đàm với Đại sứ lưu động Nga Oleg Burmistrov tại Moskva ngày 29/9 và gặp Thứ trưởng Ngoại giao nước chủ nhà Igor Morgulov.

Tại các cuộc hội đàm và gặp gỡ này, hai bên đã trao đổi quan điểm về nhiều vấn đề cùng quan tâm như tình hình trên Bán đảo Triều Tiên và quan hệ song phương. Theo KCNA, bà Choe Son-hui  đã nhấn mạnh rằng Mỹ cần phải ngừng chính sách thù địch đối với Triều Tiên nhằm tháo ngòi cho tình trạng căng thẳng và đảm bảo hòa bình cũng như an ninh trên bán đảo Triều Tiên và khu vực Đông Bắc Á.

Chuyến thăm của bà Choe Son-hui tới Nga diễn ra trong bối cảnh căng thẳng trong khu vực Đông Bắc Á đang leo thang sau khi Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân lần thứ 6 hồi đầu tháng này và sau việc Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un liên tục đưa ra những lời tuyên bố mạnh mẽ về nguy cơ nổ ra chiến tranh.

Nhiều nhà quan sát cho rằng chuyến đi này là một phần của ý định của Nga trong việc đóng một vai trò lớn hơn trong các nỗ lực giải quyết tình trạng đối đầu liên quan đến chương trình hạt nhân của Triều Tiên.

Let's block ads! (Why?)

Sản phụ sinh con khi chồng dừng xe máy tại chốt đèn đỏ

Xã hội - Sản phụ sinh con khi chồng dừng xe máy tại chốt đèn đỏ

Sức khỏe bé gái con sản phụ Hoa hồi phục rất tốt.

Chiều 30/9, bác sĩ Nguyễn Thị Mỹ Hà, Giám đốc bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Sóc Trăng xác nhận, đơn vị có tiếp nhận một ca sản phụ sinh ngoại viện vào khoa Sản vào sáng cùng ngày.

“Hiện, sản phụ Sơn Thị Hồng Hoa (31 tuổi, ngụ xã Phú Tâm, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng) nằm ở phòng Hồi sức cấp cứu. Sức khỏe của em bé đang hồi phục tốt, còn người mẹ rách cơ vòng hậu môn phải phẫu thuật...”, bác sĩ Hà cho biết.

Anh Nguyễn Hữu Nghĩa, thợ sửa xe đối diện trường THCS Pô Thi ở đường Tôn Đức Thắng, TP.Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng kể lại, khoảng 7h cùng ngày, anh thấy một người đàn ông chở vợ mang thai di chuyển từ hướng xã Trường Khánh của huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng về trung tâm TP.Sóc Trăng. Khi đến đèn đỏ, người chồng dừng xe chờ đèn đỏ thì người vợ bất ngờ bước xuống đường rồi nằm xuống sinh con tại đó.

Xã hội - Sản phụ sinh con khi chồng dừng xe máy tại chốt đèn đỏ (Hình 2).

Nếu không có những người dân tốt bụng, mẹ con sản phụ sẽ gặp nguy hiểm.

"Thấy vậy, vợ tôi chạy đến giúp thì thấy hai chân của em bé đưa ra ngoài. Tôi kêu taxi chở bà bầu sinh rớt vào bệnh viện nhưng các anh không chở. Thế nên, chúng tôi liền gọi xe ba gác đưa bà bầu đến bệnh viện cách hiện trường hơn 200m. Vừa tới cổng cấp cứu, bác sĩ chạy ra đã thấy chị ấy đã sinh con trên xe", anh Nghĩa kể.

Anh Nguyễn Trần Như Thông, chủ xe ba gác chở sản phụ đến bệnh viện thông tin: “Khi tôi đang chở hàng thuê trước cổng trường THSC Pô Thi, anh Nghĩa gọi đến nói có sản phụ đang hạ sinh, tài xế taxi không chở. Nghe vậy, tôi nghĩ nếu chờ xe cấp cứu tới sẽ không kịp nên cùng vợ chồng anh Nghĩa đưa sản phụ đi sinh”.

Một số bác sĩ tại bệnh viện Sản - Nhi tỉnh Sóc Trăng cho biết, nếu mọi người đưa đến trễ một vài phút, sản phụ có lẽ sẽ gặp nguy hiểm.

Let's block ads! (Why?)

Bên trong căn cứ quân sự của Trung Quốc tại châu Phi

Theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLAN) vừa tổ chức đợt diễn tập bắn đạn thật đầu tiên ở căn cứ nước ngoài mới thành lập tại Djibouti thuộc khu vực Sừng châu Phi.

Thế giới - Bên trong căn cứ quân sự của Trung Quốc tại châu Phi

Lính Trung Quốc trên tàu chiến tại Djibouti. 

“Đợt diễn tập sẽ giúp xây dựng mô hình huấn luyện mới cho đơn vị đồn trú hải ngoại. Đây là lần đầu tiên binh sĩ tại Djibouti rời căn cứ tham gia huấn luyện tác chiến”, chỉ huy căn cứ Liang Yang nói về hoạt động tập trận. Chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin, chuyên viên nghiên cứu cấp cao tại viện Nghiên cứu Viễn Đông thuộc viện Khoa học Nga đánh giá, Trung Quốc đang tích cực gia cố căn cứ quân sự tại Djibouti. Điều đó được thể hiện qua cuộc tập trận chỉ diễn ra 2 tháng sau khi Bắc Kinh khai trương căn cứ này. Qua đó cho thấy, Bắc Kinh đang có quyết tâm hiện diện lâu dài tại khu vực này.

Chuyên gia nhấn mạnh một thực tế, cơ sở quân sự mới của Trung Quốc ở một quốc gia nhỏ bé của châu Phi ngày càng giống một “pháo đài”.

“Dựa vào những thông tin đã được công bố, tôi thấy thực thể mà Trung Quốc xây dựng ở Djibouti có hình dạng của một pháo đài kiên cố, bao quanh là những bức tường lớn, với lính gác nghiêm ngặt và các cổng an ninh được gia cố công phu, vững chãi. Chưa hết, còn có hai lớp rào bằng bê tông chạy song song ở vòng ngoài của các bức tường”, ông Kashin nói.

Chuyên gia lưu ý, các bức tường dường như được thiết kế theo phong cách của tường thành thời trung cổ với đường hầm bên trong cho phép các binh sĩ khai hỏa trong trường hợp có kẻ thù tấn công.

Theo chuyên gia Kashin, Trung Quốc đã áp dụng bài học rút ra từ các chiến dịch quân sự gần đây tại Iraq và Syria, nơi xe ô tô và các phương tiện bọc thép mang theo thuốc nổ trở thành phương tiện chính để khủng bố tấn công các vị trí kiên cố.

“Căn cứ của Trung Quốc được chuẩn bị một cách chính xác cho kịch bản xấu nhất có thể xảy ra tình trạng hỗn loạn ở nước sở tại khi các nhóm cực đoan nổi dậy tấn công vào chính quyền”, ông Kashin, giải thích thêm rằng cơ sở vật chất tại căn cứ đều được xây dựng theo hướng nhằm đối phó với một cuộc vây hãm kéo dài.

Thêm vào đó, căn cứ này còn có một đường bay cho máy bay lên thẳng dài 400m, được thiết kế để nhận các container chở hàng thả theo dù xuống từ máy bay vận tải. “Do vậy, căn cứ có thể nhận được viện trợ bằng đường hàng không trong trường hợp bị bao vây, khi mà sân bay ở Djibouti không hoạt động được”, chuyên gia làm rõ.

Thế giới - Bên trong căn cứ quân sự của Trung Quốc tại châu Phi (Hình 2).

Djibouti nhìn từ trên cao. 

Ông Kashin nhấn mạnh, tất cả hạ tầng thiết yếu phục vụ cho binh sĩ và tàu Trung Quốc tới thăm căn cứ đều được đặt ở trong khu vực được gia cố kỹ lưỡng. Nó bao gồm một bến đỗ có khả năng nhận 2-3 tàu chiến lớn (tàu khu trục lớn và nhỏ), đồng thời còn có kho chứa nhiên liệu, nước và các mặt hàng thô, khu nhà ở, trụ sở chỉ huy, kho chứa trang thiết bị quân sự, cùng các địa điểm tổ chức các cuộc họp và những sự kiện lớn. Căn cứ cũng được xây dựng với nhiều thiết kế dưới lòng đất, chuyên gia cho hay.

Việc lực lượng đặc nhiệm Trung Quốc được trang bị trực thăng hạng nặng Z-8F sẽ cho phép Bắc Kinh tiến hành các nhiệm vụ quân sự đặc biệt tại căn cứ, ví dụ như giải cứu tàu bị cướp biển bắt, trong bán kính vài trăm km và sơ tán các binh sĩ bị thương từ các tàu chiến Trung Quốc đang hoạt động ở khu vực Sừng châu Phi.

Trước đó, truyền thông đưa tin, căn cứ sẽ được bảo vệ bởi một đại đội hải quân có trang bị các phương tiện chiến đấu bọc thép, vũ khí hạng nhẹ và hệ thống chống tăng. Ngoài ra, tàu chiến cũng luôn túc trực ở gần khu căn cứ để hỗ trợ công tác phòng thủ đối với cơ sở hạ tầng trong khu vực.

Như vậy, Trung Quốc đang quyết tâm xây dựng một hệ thống phòng thủ kiên cố nhất có thể tại Djibouti, căn cứ đầu tiên ở nước ngoài của Bắc Kinh. Từ đó, Trung Quốc có thể vươn rộng tầm ảnh hưởng thông qua ý chí hiện diện dài lâu không chỉ ở Djibouti hay khu vực Sừng châu Phi, chuyên gia kết luận.

Xem thêm: 

D.T

Let's block ads! (Why?)

[Video] SAA đập tan âm mưu tái chiếm Hama của khủng bố, giải phóng khu biên giới Jordan

Theo hãng tin Al Masdar News, ngày hôm qua 27/9, SAA đã chính thức triệt hạ âm mưu phản công của lực lượng khủng bố nhằm tái chiếm thành phố Hama. SAA đã phát hiện và thu giữ một lượng lớn vũ khí được cất giấu kỹ càng để cho các tay súng Hồi giáo cực đoan sử dụng trong những trận giao tranh ở thành phố.

Thế giới - [Video] SAA đập tan âm mưu tái chiếm Hama của khủng bố, giải phóng khu biên giới Jordan

Lực lượng phiến quân đối lập tại Syria. 

Theo báo cáo của SAA, lực lượng này phát hiện ra chiếc xe chở theo vũ khí từ khu vực mà những phần tử khủng bố kiểm soát ở tỉnh Idlib và đang hướng tới thành phố Hama. Nguồn tin cho biết những vũ khí trên được ngụy trang và bảo quản rất kỹ lưỡng trên chiếc xe tải. Do vậy, tại một trạm kiểm soát an ninh, quân Chính phủ Syria suýt bỏ qua chiếc xe này và để số vũ khí trên tuồn vào Hama.

Sau khi đã giữ được chiếc xe, lực lượng an ninh Syria đã công bố một đoạn video cho thấy toàn bộ số lượng vũ khí thu được, cho thấy quy mô âm mưu của những phần tử khủng bố.

Hầu hết trong số đó là vũ khí hạng nhẹ và các phương tiện chiến đấu, gồm hàng chục khẩu súng trường, một số súng phóng lựu và rốc-két, các bánh thuốc nổ và áo vest chống đạn, thậm chí là cả súng lục giảm thanh (có khả năng được sử dụng để thực hiện các vụ ám sát).

 

 

Đoạn video thu giữ vũ khí của khủng bố. (Nguồn: SAA)

Đây là một trong những vụ bắt giữ vũ khí vận chuyển trái phép lớn nhất cho các phần tử cực đoan được phát hiện tại Hama.

Trong 4 năm qua, sau hàng chục lần nỗ lực tấn công Hama thông qua các cuộc xâm lăng từ bên ngoài nhưng thất bại, dường như lực lượng khủng bố và các nhóm phiến quân đối lập chống Chính phủ đang cố gắng tuồn một lượng lớn vũ khí vào bên trong thành phố để phát động một cuộc phản công quy mô lớn từ bên trong.

Trong một diễn biến khác liên quan tới tình hình chiến trường Syria, cũng trong ngày hôm qua 27/9, quân SAA tiếp tục tiến công, thực hiện đợt oanh kích quy mô lớn tại khu vực biên giới với Jordan và chiếm được nhiều vị trí chiến lược từ tay phiến quân nổi dậy đối lập Quân đội Syria tự do (FSA).

Quân đoàn số 5 của SAA đã oanh tạc qua những khu vực cuối cùng mà FSA đang kiểm soát ở phía Đông Nam Damascus, ghi dấu cho những bước tiến mới của quân ủng hộ Tổng thống Bashar al-Assad trong cuộc chiến khốc liệt ở gần biên giới với Jordan.

Theo nguồn tin quân sự Syria, SAA đã có những bước đột phá giúp phá vỡ phòng tuyến của FSA khu vực biên giới này, chiếm được thị trấn nhỏ Rajm Materah và nhiều vị trí chiến lược.

Hiện tại, SAA đã trên đường hướng tới Đơn vị đồn trú số 177 và tiến hành nhiều đợt pháo kích nhằm vào khu vực Hamad ở phía Đông Nam Damascus.

Xem thêm: Căng thẳng Mỹ-Triều Tiên: Có một "cuộc chiến ngầm" trên Internet?

D.T

 

Let's block ads! (Why?)

Toan tính của Triều Tiên khi doạ nổ bom nhiệt hạch ở Thái Bình Dương

Ngày 29/9, đài KBS của Hàn Quốc đưa tin Triều Tiên mới đây đã di chuyển một số tên lửa khỏi một cơ sở ở Thủ đô Bình Nhưỡng. Giới chức tình báo Mỹ và Hàn Quốc đã phát hiện các tên lửa được di chuyển khỏi trung tâm nghiên cứu và phát triển tên lửa của Triều Tiên ở khu vực Sanum-dong, phía Bắc Thủ đô Bình Nhưỡng.

Cơ sở nói trên được Triều Tiên sử dụng để chế tạo các tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) và những tên lửa trên có thể là loại ICBM Hwasong-14 hoặc Hwasong-12 tầm trung.

Điều này đặc biệt gây lo ngại khi mà xuất hiện nhiều nghi vấn về việc Triều Tiên chuẩn bị có thêm những hành động khiêu khích.

Nguy cơ của một cuộc chiến tranh hạt nhân

Bình luận về những căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, mới đây cựu đô đốc hải quân Mỹ James Stavridis đã đưa ra đánh giá bất ngờ về khả năng xảy ra chiến tranh hạt nhân giữa Washington với Bình Nhưỡng.

Ông tin rằng có ít nhất 10% cơ hội xảy ra một cuộc chiến tranh hạt nhân giữa Mỹ và Triều Tiên, còn cơ hội xảy ra một cuộc xung đột thông thường nhưng đẫm máu là 20 – 30%.

Quân sự - Toan tính của Triều Tiên khi doạ nổ bom nhiệt hạch ở Thái Bình Dương

Theo chuyên gia, nguy cơ xảy ra một cuộc xung đột thông thường nhưng đẫm máu giữa Triều Tiên và Mỹ là 20 – 30%.

Theo đô đốc Stavridis, số người thương vong từ một cuộc chiến tranh, ngay cả khi không phải là chiến tranh hạt nhân, với Triều Tiên thật kinh khủng. Theo ông, Triều Tiên sở hữu ít nhất 11.000 khẩu pháo chĩa vào thủ đô Seoul của Hàn Quốc với 25 triệu dân sinh sống và chắc chắn sẽ kích hoạt đến chúng khi xảy ra xung đột.

Mỹ chắc chắn cần lên kế hoạch không kích lâu dài để có thể phá hủy những khẩu pháo trên nhanh nhất có thể. Với tình thế như vậy, con số thương vong mà ông dự đoán “không ít hơn 500.000 người tới 1 triệu người” nếu cuộc chiến tranh thực sự xảy ra.

Và khả năng thử bom nhiệt hạch ở Thái Bình Dương

Đáp trả lại lời đe doạ “huỷ diệt hoàn toàn” của Tổng thống Donald Trump, Ngoại trưởng Triều Tiên Ri Yong-ho hôm 21/9 ám chỉ Bình Nhưỡng có thể cho nổ bom nhiệt hạch ở Thái Bình Dương.

Theo National Interest, giới chuyên gia nhận định lời đáp trả của Triều Tiên không hẳn chỉ mang ý nghĩa đe doạ. Nhiều khả năng Bình Nhưỡng sẽ sử dụng một tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân để thực hiện kế hoạch này.

Ông Jeffery Lewis, giám đốc chương trình phi hạt nhân ở Đông Á tại viện nghiên cứu quốc tế Middlebury, cho rằng Triều Tiên rất có thể lựa chọn phương án phóng tên lửa đạn đạo tầm xa (IRBM) hoặc tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) mang đầu đạn hạt nhân và kích nổ ở Thái Bình Dương.

Quân sự - Toan tính của Triều Tiên khi doạ nổ bom nhiệt hạch ở Thái Bình Dương (Hình 2).

Triều Tiên có thể phóng IRBM hoặc ICBM mang đầu đạn hạt nhân để thể hiện tiềm lực quân sự của mình. 

Có nhiều lý do khiến Triều Tiên thực hiện kế hoạch này. Trước hết, đó là việc giới lãnh đạo Mỹ lâu nay tỏ ra hoài nghi về khả năng sở hữu vũ khí nhiệt hạch của Triều Tiên. Thêm nữa, Mỹ dường như cũng không chấp nhận rằng Bình Nhưỡng đã trở thành quốc gia hạt nhân.

Trước đây, Mỹ cũng nhiều lần xem thường khả năng sở hữu vũ khí hạt nhân của Trung Quốc. Khi Trung Quốc bắt đầu phát triển năng lực hạt nhân với sự giúp đỡ của Liên Xô, Washington đã phủ nhận tiến bộ kỹ thuật của Bắc Kinh, giống như cách họ bác bỏ năng lực hạt nhân của Bình Nhưỡng hiện nay.

Năm 1964, khi Trung Quốc lần đầu thử bom hạt nhân, Tổng thống Mỹ khi đó là ông Lyndon B. Johnson tuyên bố Bắc Kinh "sẽ phải mất nhiều năm mới có thể phát triển vũ khí hạt nhân đáng tin cậy và hệ thống triển khai nó hiệu quả". Thật bất ngờ, Trung Quốc phóng thử tên lửa tầm trung mang đầu đạn hạt nhân chỉ sau đó hai năm như một cách đáp trả.

Và Triều Tiên cũng có thể áp dụng cách Trung Quốc từng làm, đó là phóng IRBM hoặc ICBM mang đầu đạn hạt nhân, chấm dứt những nghi ngờ từ phía Mỹ về tiềm lực quân sự của Bình Nhưỡng.

Ngoài ra, những tuyên bố cứng rắn mà chính quyền ông Trump đưa ra trong thời gian gần đây cũng khiến Triều Tiên bực bội. Và việc phóng thử một quả tên lửa mang đầu đạn hạt nhân có thể là cách mà Bình Nhưỡng giải tỏa sức ép.

Một lý do khác có thể khiến Triều Tiên quyết tâm thử hạt nhân ở Thái Bình Dương đó là việc so găng với Mỹ. Ngày 5/6/1962, Mỹ phóng thử tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân trên đảo Christmas ở Thái Bình Dương.

Bình Nhưỡng tin rằng việc phóng một tên lửa đạn đạo hạt nhân và kích nổ trên Thái Bình Dương có thể đặt vị thế của họ ngang hàng với Washington, chuyên gia Lewis nhận định.

Xem thêm >> Mỹ điều “sát thủ” săn ngầm tới Thái Bình Dương giữa căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên

V.T.H

Let's block ads! (Why?)

Người dân ở tâm bão Quảng Bình rưng rưng trước món quà ân tình từ Hà Nội

Cầm trên tay món quà đầy ân tình do các cán bộ của công ty TNHH Phát triển Công nghệ (Hà Nội) trao tặng thông qua cầu nối của báo điện tử Người Đưa Tin, người dân vùng tâm bão Quảng Bình ai cũng rưng rưng, xúc động.

Ngày 30/9, thông qua cầu nối của báo điện tử Người Đưa Tin, các cán bộ, nhân viên của công ty TNHH Phát triển Công nghệ, quận Cầu Giấy, Hà Nội đã đến động viên, chia sẻ khó khăn và trao tận tay 100 suất quà, mỗi suất trị giá 600.000 đồng cho người dân vùng tâm bão Quảng Bình. 

Chính trị - Xã hội - Người dân ở tâm bão Quảng Bình rưng rưng trước món quà ân tình từ Hà Nội

Những lời hỏi thăm, chia sẻ chân tình của các thành viên trong đoàn giúp người dân vùng tâm bão Quảng Bình có thêm động lực khắc phục khó khăn.

Theo đó, đoàn đã trao 60 suất quà cho người dân phường Quảng Thuận, TX.Ba Đồn và 40 suất quà cho người dân xã Quảng Phú, huyện Quảng Trạch. Đây là 2 địa phương phải gánh chịu thiệt hại nặng nề sau cơn Bão số 10 vừa qua.

Chính trị - Xã hội - Người dân ở tâm bão Quảng Bình rưng rưng trước món quà ân tình từ Hà Nội (Hình 2).

Một cụ bà vui mừng gói gém cẩn thận món quà vừa được trao tận tay.

“Cơn Bão vừa qua, nhà tôi đã bị bay toàn bộ mái tôn, sập hàng rào và mất trắng một ao cá đang chuẩn bị thu hoạch. Với chúng tôi, đó là những thiệt hại vô cùng lớn mà không biết bao giờ mới khắc phục hết được. Trong lúc hoạn nạn, những món quà, những lời hỏi han, chia sẻ của mọi người là động lực rất lớn để chúng tôi có thêm sức mạnh vượt qua giai đoạn khó khăn này”, bà Trần Thị Ngọc, tổ dân phố Cồn, phường Quảng Thuận xúc động chia sẻ.

Chính trị - Xã hội - Người dân ở tâm bão Quảng Bình rưng rưng trước món quà ân tình từ Hà Nội (Hình 3).

Trong chuyến đi lần này, đoàn đã trao tặng 100 suất quà đến với người dân Quảng Bình.

Chị Phạm Thị Hồng Thái, Trưởng đoàn từ thiện cho biết: “Với tinh thần “lá lành đùm lá rách”, “một miếng khi đói bằng một gói khi no”, để chung tay góp sức, chia sẻ với đồng bào bị ảnh hưởng nặng nề sau cơn bão, ban lãnh đạo đã kêu gọi các cán bộ, nhân viên trong toàn công ty ủng hộ một ngày công làm việc, nhằm động viên tinh thần, một phần nào có thể giúp người dân vượt qua hoàn cảnh khó khăn hiện tại”.

Let's block ads! (Why?)