[unable to retrieve full-text content]
Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Lưu Gia Linh: "Vì có Lương Triều Vỹ, nên cả đời tôi không cần trưởng thành"
[unable to retrieve full-text content]
[unable to retrieve full-text content]
[unable to retrieve full-text content]
[unable to retrieve full-text content]
[unable to retrieve full-text content]
Xin chào chuyên mục! Mình có đôi lời tâm sự, nhờ chuyên mục tư vấn giúp tôi! Bọn mình cưới nhau đã đc 5 năm. Vợ mình làm nhân viên ở cơ quan nhà nước, mình cũng làm nhân viên văn phòng ở công ty. Chúng mình đã có một cháu trai 4 tuổi. Thu nhập 2 vợ chồng mình chỉ được 11 triệu, kinh tế gia đình khá chật vật. Vợ chồng mình ở nhà thuê, trả 1,2 triệu/ tháng. Vợ chồng mình đã có đất nhưng chưa có tiền xây nhà. Nói chung cuộc sống còn khó khăn. Một năm nay, ban ngày mình vẫn đi làm, buổi tối đi học từ 6h đến 21h, từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần. Thời gian gần đây mình cảm thấy vợ có những dấu hiệu khác thường: cáu gắt, lạnh nhạt, ít quan tâm, không ghen, tin nhắn lạ…
Vợ chồng mâu thuẫn vì vợ đòi đi học thêm buổi tối (Ảnh minh họa) Đặc biệt, vợ mình còn nảy sinh ý tưởng đi học vào buổi tối từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (cách nhà khoảng 30km). Tất nhiên hai vợ chồng mình có bàn bạc và mình không đồng ý. Vì hiện tại mình đang đi học khung giờ này và nếu cô ấy cũng đi học thì không có thời gian chăm sóc dạy dỗ con buổi tối, bắt buộc phải gửi con ở nhà cô giáo đến 21 giờ. Tôi cũng biết đi học là tốt nhưng tình thế như vậy mà cô ấy sẵn sàng gửi con ở nhà cô giáo đến khuya như vậy. Mặc dù tôi đã khuyên, nhưng cô ấy vẫn tự quyết đi học (ĐH văn bằng 2) và nói tôi không ủng hộ. Cô ấy làm như vậy có đúng không? Hoặc có phải cô ấy đang có dấu hiệu thay đổi, không còn xem trọng lời nói của tôi? Không còn nghĩ đến hạnh phúc gia đình? Hay là cô ấy đang tìm hướng đi khác, người khác giới,... ? Tôi muốn nhờ chuyên mục tư vấn giúp tôi! Tôi xin cảm ơn! |
Trả lời:
Cảm ơn anh đã gửi những tâm sự của mình về cho chuyên mục. Qua thư, Thanh Bình hiểu rằng anh đang trong tâm trạng rối bời vì mâu thuẫn vợ chồng. Anh và vợ không đồng nhất trong quyết định đi học của vợ tại thời điểm này. Hơn nữa, điều khiến anh lo ngại còn là chuyện vợ dường như đang có chút thay lòng.
Đọc xong lời tâm sự của anh, Thanh Bình thấy có 2 vấn đề chính:
Thứ nhất, anh lo sợ việc vợ đang có những thay đổi, có một người khác nào đó. Lo lắng này hoàn toàn có cơ sở khi anh đang bận rộn như vậy. Anh đi làm cả tuần, tối cũng phải hơn 21h mới về tới nhà. Rõ ràng, thời gian anh dành cho gia đình đã ít, thời gian dành cho vợ lại càng ít hơn. Và nếu như anh không tinh tế, không hiểu cho vợ mình thì chắc chắn cô ấy sẽ cảm thấy cô đơn, chán chường.
Vợ bỏ con ở nhà đòi đi học thêm tối, nghi ngờ vợ có sự thay lòng... (Ảnh minh họa)
Trước tiên, anh nên thay đổi một chút. Cuộc sống tuy vất vả nhưng đừng xao nhãng việc thắp lửa cho tình cảm vợ chồng. Mặc dù quá bận nhưng anh nên quan tâm vợ. Mỗi tối về nhà, hãy dành thời gian trò chuyện, thể hiện tình cảm với vợ. Anh cũng có thể mua vài món quà nho nhỏ, thậm chí đơn giản là một món đồ ăn vặt cô ấy thích mỗi khi đi làm về,… Những hành động đó sẽ là niềm an ủi lớn với vợ anh khi mà thời gian hai người dành cho nhau không nhiều.
Nếu anh cứ mải miết đi làm, tối trở về nhà khi đã muộn, mệt mỏi lăn ra ngủ, dám chắc tình cảm vợ chồng sẽ thêm xa cách. Khi đó, cơ hội cho kẻ thứ ba xuất hiện là đương nhiên. Đừng trách vợ, hãy bắt đầu bằng thay đổi của chính mình. Không mất quá nhiều công sức và tiền bạc, chỉ cần anh dồn tâm sức một chút, chắc chắn sẽ khiến vợ hạnh phúc khi bên mình.
Thứ hai, về việc vợ anh muốn theo học khóa buổi tối: Thực sự, nếu điều đó xảy ra, người chịu thiệt thòi lớn nhất là bé con của anh, chị. Cháu mới 4 tuổi và cần được sự quan tâm của bố mẹ, nếu cả hai đều bận, bé sẽ khó lòng được phát triển toàn diện.
Anh chia sẻ có bày tỏ quan điểm không đồng ý, nhưng anh nên xem lại thái độ của mình. Anh nói với cô ấy bằng thái độ nào? Gay gắt, kiên quyết phản đối, hay nhẹ nhàng phân tích cho vợ mình hiểu? Hình thức nói chuyện quyết định rất nhiều tới cách tiếp nhận của đối phương.
Không mất quá nhiều công sức và tiền bạc, chỉ cần anh dồn tâm sức của mình, anh chắc chắn sẽ khiến vợ hạnh phúc khi bên mình. (Ảnh minh họa)
Phụ nữ khá nhạy cảm, cách anh nói với vợ có thể tạo nên sự thay đổi trong kết quả. Hãy dịu dàng hơn, phân tích cho cô ấy hiểu rằng anh ủng hộ việc theo đuổi chuyện học hành của vợ, nhưng thời điểm này mong vợ nên hoãn lại một chút vì con. Đừng tỏ thái độ giận dữ khi cô ấy muốn đi học, sự kiên quyết thái quá của anh sẽ làm cô ấy tổn thương và càng cứng đầu hơn.
Anh cũng thử cân đối lại thời gian và việc học của mình. Nếu như khoảng thời gian anh theo học không còn nhiều hãy khuyên vợ chờ đợi thêm một chút. Bên cạnh đó, anh cũng có thể nhờ những người cô ấy coi trọng tư vấn, đưa ra lời khuyên thêm: ví dụ như bạn thân chị gái hoặc mẹ. Từ những lời phân tích đó, có thể vợ anh sẽ thay đổi cách nghĩ của vợ để con không phải chịu thiệt thòi.
Sau này, khi anh đã hoàn thành việc học của mình, anh cũng nên ủng hộ vợ theo đuổi dự định mà cô ấy mong muốn.
Nhìn chung, Thanh Bình nghĩ rằng, thời điểm này, điều anh cần nhất vẫn là sự bình tĩnh, tỉnh táo và dịu dàng với vợ. Hãy dùng trái tim chân thành của mình để giải quyết mọi việc, đừng để sự giận dữ và cáu kỉnh của anh đẩy vợ ra xa hơn khỏi tổ ấm của mình.
Hi vọng anh sớm giải quyết được mọi chuyện, hạnh phúc sẽ đến với hai vợ chồng! Chúc anh mạnh khỏe!
Chuyên mục Eva Yêu - nơi chị em chia sẻ những câu chuyện, những tâm sự thầm kín, nỗi niềm chôn sâu, những thắc mắc không biết tỏ cùng ai về tình yêu, cuộc sống... Mời độc giả gửi những tâm sự, những lời nhắn nhủ yêu thương hoặc những thắc mắc về chủ đề này về địa chỉ evayeu@eva.vn để nhận những sẻ chia, tư vấn từ chuyên gia. |
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
Mục tiêu của việc đào tạo, bồi dưỡng nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ trong hoạt động công vụ của cán bộ, công chức và hoạt động nghề nghiệp của viên chức, góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên nghiệp, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị và năng lực, đáp ứng yêu cầu phục vụ nhân dân, sự nghiệp phát triển của đất nước.
Ảnh: VPG |
Đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; vị trí việc làm; gắn với công tác sử dụng, quản lý cán bộ, công chức, viên chức, phù hợp với kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và nhu cầu xây dựng, phát triển nguồn nhân lực của cơ quan, đơn vị.
Thực hiện phân công, phân cấp trong tổ chức bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; kết hợp phân công và cạnh tranh trong tổ chức bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm.
Đối tượng, điều kiện đào tạo
Về đối tượng, Nghị định 101 nêu rõ, điều kiện đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học, Nghị định quy định: Cán bộ, công chức cấp xã là người dân tộc thiểu số hoặc công tác tại các xã miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và phải có cam kết thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 2 lần thời gian đào tạo.
Về đào tạo sau đại học, cán bộ, công chức phải đáp ứng điều kiện: Có thời gian công tác từ đủ 3 năm trở lên (không kể thời gian tập sự) và 2 năm liên tục liền kề trước thời điểm được cử đi đào tạo hoàn thành tốt nhiệm vụ; không quá 40 tuổi tính từ thời điểm được cử đi đào tạo sau đại học lần đầu; có cam kết thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 2 lần thời gian đào tạo; chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm.
Điều kiện đào tạo sau đại học đối với viên chức gồm: Đã kết thúc thời gian tập sự (nếu có); có cam kết thực hiện nhiệm vụ, hoạt động nghề nghiệp tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 2 lần thời gian đào tạo; chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm.
Cán bộ, công chức, viên chức được cử đi học theo các chương trình hợp tác với nước ngoài được ký kết hoặc gia nhập nhân danh Nhà nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ngoài các quy định nêu trên còn phải đáp ứng yêu cầu khác của chương trình hợp tác.
Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo từ trình độ trung cấp trở lên bằng nguồn ngân sách nhà nước hoặc kinh phí của cơ quan quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức nếu tự ý bỏ học, bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trong thời gian đào tạo; không được cơ sở đào tạo cấp văn bằng tốt nghiệp; đã hoàn thành và được cấp văn bằng tốt nghiệp khóa học nhưng bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc khi chưa phục vụ đủ thời gian cam kết thì phải đền bù chi phí đào tạo.
4 hình thức bồi dưỡng
Nghị định 101 cũng quy định cụ thể về hình thức, nội dung, chương trình, chứng chỉ bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo 4 hình thực.
Cụ thể, 4 hình thức bồi dưỡng là: 1- Tập sự; 2- Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; 3- Bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý; 4- Bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành bắt buộc hàng năm (thời gian thực hiện tối thiểu là 1 tuần/1 năm; một tuần được tính bằng 5 ngày học, một ngày học 8 tiết).
Nội dung bồi dưỡng gồm: Lý luận chính trị; kiến thức quốc phòng và an ninh; kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước; kiến thức quản lý chuyên ngành, chuyên môn, nghiệp vụ; đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp; kiến thức hội nhập quốc tế; tiếng dân tộc, tin học, ngoại ngữ.
Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 21/10/2017.