Friday, September 1, 2017

Làm hoa nhài bằng giấy trang trí góc nhà thêm tinh tế

[unable to retrieve full-text content]

Làm hoa nhài bằng giấy trang trí góc nhà thêm tinh tếChỉ cần chút tỉ mỉ bạn đã có một bình hoa nhài cực đẹp để trang trí cho ngôi nhà của mình rồi.
Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Làm hoa nhài bằng giấy trang trí góc nhà thêm tinh tế

Ngôi làng kỳ lạ được coi là “thủ đô” của những chất quý hiếm nhất trên hành tinh

[unable to retrieve full-text content]

Ngôi làng kỳ lạ được coi là "thủ đô" của những chất quý hiếm nhất trên hành tinhBốn trên mười chất cực kì hiếm của hành tinh đã được tìm thấy ngôi làng này và vì thế người ta không ngại mà nói rằng đây là thủ đô của những chất quý hiếm.
Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Ngôi làng kỳ lạ được coi là "thủ đô" của những chất quý hiếm nhất trên hành tinh

‘Người tình ánh trăng’ IU tham gia trận chiến tháng 9 của Kpop

[unable to retrieve full-text content]

'Người tình ánh trăng' IU tham gia trận chiến tháng 9 của KpopMỹ nhân của phim Người tình ánh trăng sẽ phát hành album kỷ niệm 9 năm ra mắt vào tháng 9, đối đầu trực tiếp cùng BTS và EXO trên các bảng xếp hạng âm nhạc.
Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết 'Người tình ánh trăng' IU tham gia trận chiến tháng 9 của Kpop

Lý do bất ngờ về vụ thử tên lửa "nguy hiểm chưa từng có" của Triều Tiên

Chọn thời điểm hay sự cấp bách về kỹ thuật?

Theo CNBC, trong khi các vụ thử tên lửa liên tiếp của Triều Tiên và sự thách thức của những lệnh trừng phạt quốc tế có thể là điều gì đó bất thường với dư luận quốc tế, song với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, những động thái này chính là chiến lược dựa trên “khả năng tính toán thời điểm chính xác”.

Đây là nhận định của một nhà chiến lược uy tín chia sẻ với CNBC.

Ông Philippe Dauba-Pantanacce, Chiến lược gia địa chính trị toàn cầu của ngân hàng Chartered giải thích, Bình Nhưỡng đã tính toán kỹ lưỡng về thời điểm thử tên lửa trong vụ thử hôm 29/8.

Theo chuyên gia này, vụ thử tên lửa diễn ra đúng khi Tổng thống Mỹ Donald Trump  đang bận rộn với siêu bão Harvey và liên minh giữa Trung Quốc, Nga và các đối tác quốc tế khác vẫn chưa được tập hợp.

Tên lửa nước này phóng thử bay qua hòn đảo Hokkaido của Nhật Bản.

Quân sự - Lý do bất ngờ về vụ thử tên lửa 'nguy hiểm chưa từng có' của Triều Tiên

Việc thử tên lửa mới đây của Triều Tiên được cho là chiến lược dựa trên “khả năng tính toán thời điểm chính xác” của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un

“Theo quan điểm của ông Kim Jong-un, về cơ bản, tất cả các lựa chọn, giải pháp mà cộng đồng quốc tế áp đặt cho nước này đều là xấu”, ông Dauba-Pantanacce giải thích.

Vì vậy, nhà lãnh đạo Triều Tiên đang nỗ lực hết sức bằng cách “cố gắng đạt tới mức để nước mình được công nhận là cường quốc hạt nhân”, ông cho biết thêm.

"Việc phóng tên lửa mới nhất của Triều Tiên và những gì mà ông Kim Jong-un đang cố làm đều có mục tiêu. Lần phóng tên lửa mới nhất là do sự cấp bách về mặt kỹ thuật", chuyên gia này lý giải.

Động thái thử tên lửa của Triều Tiên là nhằm thử nghiệm tên lửa ở một góc ngang, so với trước đây.

Điều này là để “chứng minh rằng Bình Nhưỡng có thể vươn tới một khoảng cách nhất định”, cụ thể là lời đe dọa bắn tên lửa tới vùng lãnh thổ Guam của Mỹ ở Thái Bình Dương.

Các vụ thử tên lửa của Triều Tiên trước đây được thực hiện theo chiều thẳng đứng, ông Dauba-Pantanacce.

Chiến lược gia lập luận, việc tăng cường những đấu khẩu, đối đáp giữa các bên là điều nguy hiểm và điều này tạo tiền lệ cho những động thái nguy hiểm hơn. Mỹ hiện đã bớt có phản ứng căng thẳng với Triều Tiên kể từ sau tuyên bố cứng rắn của ông Trump hồi đầu tháng. Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson cuối tuần trước cũng dịu giọng rằng Mỹ sẽ duy trì “áp lực hòa bình”.  

Tăng cường khẩu chiến và trừng phạt?

Ông Dauba-Pancanacc cũng cho rằng “không có khả năng Mỹ sẽ tấn công quân sự, điều sẽ gây ra hậu quả thảm khốc, đặc biệt cho Seoul”. Lựa chọn khả dĩ duy nhất của cộng đồng quốc tế là tiếp tục "khẩu chiến" và tăng cường trừng phạt.

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, trong cuộc họp hôm thứ ba dù lên án việc Triều Tiên thử tên lửa mới đây nhưng cũng không tăng cường biện pháp trừng phạt.

Quân sự - Lý do bất ngờ về vụ thử tên lửa 'nguy hiểm chưa từng có' của Triều Tiên (Hình 2).

Việc thử tên lửa mới nhất của Triều Tiên là nhằm thử nghiệm tên lửa ở góc ngang.   

Một bản tuyên bố do Mỹ soạn thảo khẳng định lệnh trừng phạt là “điều quan trọng thiết yếu” để Triều Tiên chấm dứt chương trình hạt nhân.

Tuy nhiên, Trung Quốc, Nga và những thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và có quyền phủ quyết các biện pháp trừng phạt thì vẫn do dự rằng việc thử vũ khí tầm xa hay tên lửa hạt nhân có đáng để tăng trừng phạt.

Hai nước này cũng cảnh báo về việc Mỹ triển khai hệ thống tên lửa ở Hàn Quốc.

Trong khi đó, Đại sứ Mỹ về giải trừ quân bị Robert Wood cho biết, Mỹ đang chuẩn bị để áp đặt các biện pháp trừng phạt mới với Bình Nhưỡng. Còn Tổng thống Mỹ Donald Trump luôn tuyên bố “đàm phán không phải là câu trả lời” cho vấn đề Triều Tiên hiện nay.

Phép thử với Trung Quốc

Ở một góc độ khác, giới chuyên gia cho rằng, việc Triều Tiên thử tên lửa mới đây chính là phép thử với Trung Quốc.

 "Tôi nghĩ đây sẽ là bài kiểm tra đích thực đối với Trung Quốc", ông Robert Manning, chuyên gia tại Hội đồng Đại Tây Dương, nhận xét, đề cập đến việc Triều Tiên hôm 29/8 lần đầu tiên trong vòng 8 năm phóng tên lửa bay qua Nhật Bản.

Bắc Kinh "hiểu rõ người Triều Tiên đã làm thay đổi cuộc chơi với động thái này và nâng cao mức độ rủi ro", ông Robert Manning nhận xét.

"Giờ đây, không còn lời nào để biện minh cho việc làm ăn với các mạng lưới Triều Tiên. Nếu Trung Quốc không sẵn sàng hành động, đồng nghĩa họ không có ý định nghiêm túc", ông Robert Manning nhận định. 

Hơn 2/3 giao dịch thương mại của Triều Tiên là với Trung Quốc.

Giới phân tích đánh giá Trung Quốc còn có thể làm nhiều hơn nữa để gây áp lực lên Triều Tiên trên phương diện kinh tế.

Hồi đầu năm, Trung Quốc ngưng nhập khẩu than đá từ Triều Tiên. Hôm 25/8, Bộ Thương mại Trung Quốc ra quyết định cấm các cá nhân và tổ chức Triều Tiên làm việc tại nước này.

Tuy nhiên, trong lĩnh vực quan trọng hơn cả là cung cấp năng lượng, Bắc Kinh vẫn chưa thực sự tích cực, tờ CNBC nhận định.

Xem thêm >> Bắn tên lửa bay qua Nhật Bản: Mối nguy hiểm chưa từng thấy và cảnh báo của Triều Tiên

V.T.H

Let's block ads! (Why?)

Bốn con giáp nữ sẽ nhận được lời tỏ tình, cầu hôn ngay trong hôm nay!

[unable to retrieve full-text content]

Bốn con giáp nữ sẽ nhận được lời tỏ tình, cầu hôn ngay trong hôm nay!Dù bạn đang độc thân hay đang yêu nhưng nếu bạn thuộc bốn con giáp này thì hãy chuẩn bị đón nhận điều bất ngờ vào ngày hôm nay, ngày Thất tịch (7/7 âm lịch).
Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Bốn con giáp nữ sẽ nhận được lời tỏ tình, cầu hôn ngay trong hôm nay!

Gặp lại anh… trong tưởng tượng

[unable to retrieve full-text content]

Gặp lại anh… trong tưởng tượngEm vẫn thường tưởng tượng: Nếu như bất chợt ta gặp lại! Lúc đó sẽ ra sao? Em ngẩng cao đầu, chúng ta mỉm cười với nhau, em tự tin và xinh đẹp…
Xem chi tiết tại: Việt Giải Trí với bài viết Gặp lại anh… trong tưởng tượng

Liên minh Nga-Thổ-Iran sẽ quyết định bàn cờ thế sự Trung Đông?

Theo Sputnik, sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Trung Đông đã đẩy Nga, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran xích lại gần nhau hơn, tạo ra một liên minh mới gây bất lợi cho Washington.

"Sự hiện diện của quân đội Mỹ cùng việc Washington tăng cường tích tụ quân sự ở Trung Đông đang khiến nhiều quốc gia trong khu vực cảm thấy quan ngại về an ninh, điều đó buộc họ phải hình thành một liên minh mới, gắn kết những nỗ lực để đối mặt với mối đe doạ chung", nhà báo, nhà phân tích chính trị Thổ Nhĩ Kỳ Bora Bayraktar nhận xét trên tờ Sputnik.

Theo ông Bora, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và cả Syria sẽ sớm hình thành một liên minh vững chắc ở Trung Đông bởi các lý do sau đây: Lính Mỹ luôn thường trực ở khu vực, số lượng các căn cứ quân sự Mỹ vẫn tiếp tục gia tăng khiến họ phải cảnh giác về an ninh.

Bên cạnh đó, nguy cơ bị chia cắt của Syria và Iraq cùng với khả năng thành lập một nhà nước tự trị độc lập của người Kurd buộc những nước này phải xích lại gần nhau.

Lính Mỹ tại cơ quan chỉ huy của lực lượng người Kurd ở Syria. 

Nhà phân tích chính trị lưu ý, mặc dù 14 năm đã trôi qua kể từ khi Mỹ bắt đầu can thiệp quân sự tại Iraq vào năm 2013, nhưng tới nay lính Mỹ vẫn chưa rời khỏi lãnh thổ của quốc gia độc lập này.

Dù những phương pháp và cách thức thực hiện của Mỹ cho tới nay có nhiều thay đổi, nhưng mục tiêu duy trì sự có mặt của người Mỹ tại khu vực vẫn giữ nguyên.

Theo Bayraktar, hiện tại Mỹ đang tìm cách cắt giảm ngân sách nên rõ ràng, Lầu Năm Góc đã quyết định hợp tác với các chiến binh người Kurd và các đảng phái chính trị trong khu vực, nhằm duy trì mục tiêu ấy.

"Một loạt sự kiện đang đồng thời diễn ra tại khu vực: Chiến dịch nhằm giải phóng thành phố Tel Afar của Iraq, những sự chuẩn bị cho cuộc trưng cầu dân ý về nền độc lập cho người Kurd ở Iraq, hai đợt oanh kích nhằm vào Raqqa và Deir ez-Zor", nhà phân tích chính trị nói.

Theo ông, sự kiện mang tính chất then chốt chính là cuộc trưng cầu dân ý tại khu vực sinh sống của người Kurd ở Iraq dự kiến diễn ra vào ngày 25/9 tới.

Trong khi Mỹ coi người Kurd là lực lượng quan trọng trong cuộc chiến chống IS tại Syria, thì Thổ Nhĩ Kỳ lại coi đó là lực lượng khủng bố đe dọa tới an ninh của quốc gia này.

Ankara luôn coi người Kurd là “cái gai” trong mắt nên họ sẽ nỗ lực để Mỹ ngừng hỗ trợ cộng đồng người này phát triển ở Trung Đông.

Trên thực tế, mới đây Thổ Nhĩ Kỳ và Iran đã bắt tay hợp tác để tìm cách giải quyết vấn đề này.

Liên minh Nga-Thổ-Iran sẽ quyết định bàn cờ thế sự Trung Đông? - Ảnh 2Phóng to

Các Ngoại trưởng Iran, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc họp nhằm tìm kiếm giải pháp cho vấn đề Syria.

"Chuyến thăm mới đây của Tổng Tham mưu trưởng quân đội Iran tới Thổ Nhĩ Kỳ và việc lần đầu tiên thiết lập các hợp đồng quân sự giữa Tehran và Ankara kể từ Cách mạng Iran 1979 cho thấy hiện tại cả hai nước đang phải đối mặt với một mối đe doạ chung", ông Bayraktar nhấn mạnh, ám chỉ tới người Kurd và sự hậu thuẫn của Mỹ với lực lượng này.

Hiện tại, tương lai của các chiến binh người Kurd cũng rất bấp bênh mặc dù họ đang nhận được sự hỗ trợ từ phía Mỹ, ông Bayraktar nói.

Khi đưa ra nhận xét trên, nhà báo Bayraktar đang ám chỉ tới cuộc gặp mặt mới diễn ra giữa ông Brett McGurk và những nhà lãnh đạo Arab của tất cả các cộng đồng lớn ở tỉnh Raqqa. Ông McGurk là đặc phái viên của Tổng thống Mỹ ở Liên quân quốc tế chống IS tại bộ Ngoại giao Mỹ.

Theo ông Bayraktar, cuộc gặp ngay lập tức gây ra những đồn đoán rằng Mỹ đang ấp ủ kế hoạch hình thành một liên minh Arab mới ở Syria.

"Người Kurd đang lo lắng liệu nước Mỹ có quay lưng lại với họ hay không. Điểm mấu chốt của vấn đề là Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) đã tạm dừng hỗ trợ các hoạt động quân sự đối với các phiến quân đối lập Syria. Người Kurd sợ điều tương tự sẽ xảy đến với họ một khi chiến dịch ở Raqqa hoàn tất", ông Bayraktar phân tích.

Trong khi đó, vấn đề giải phóng Idlib cũng đáng được chú ý đặc biệt.

Chuyên gia cho rằng, những vấn đề khủng hoảng ở tỉnh này nên do Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ giải quyết, chứ không phải liên minh do Mỹ dẫn đầu.

“Nếu Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran cùng thống nhất về việc bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của Syria thì phương án tối ưu nhất là 3 quốc gia này nên hợp thành một lực lượng hợp pháp tại Syria và tiến hành một đợt tổng oanh kích quét sạch toàn bộ các phần tử khủng bố”, chuyên gia người Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh.

Theo Bayraktar, nếu điều đó không xảy ra thì Mỹ sẽ cố gắng gây ảnh hưởng lên Idlib thông qua liên minh của mình. Điều đó hoàn toàn đi ngược lại với lợi ích của cả Nga, Thổ và Iran, đồng thời đẩy tương lai của Chính phủ Syria vào vô định.

“Tôi tin rằng vấn đề Idlib không nên để Mỹ và các đồng minh giải quyết. Khi nhắc tới đồng minh của Mỹ, cần phải nhớ tới các quốc gia Arab ở khu vực vùng Vịnh. Chính quan điểm của họ về tình hình khu vực đã khiến Syria rơi vào tình cảnh hiện tại”, chuyên gia kết luận.

Let's block ads! (Why?)