Tuesday, August 1, 2017

Quân đội Mỹ chi hơn 80 triệu USD mua thuốc Viagra

Bộ Quốc phòng Mỹ đã hơn 10 chi tiền để mua Viagra và các thuốc trị rối loạn cương dương khác hơn là dành cho các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ của binh lính chuyển giới, tờ Military Times đưa tin.

Tổng thống Donald Trump hôm 26/7 đã tuyên bố: “Sau khi tham vấn với các tướng lĩnh và chuyên gia quân sự, tôi khẳng định rằng chính phủ Mỹ sẽ không đồng ý hay cho phép người chuyển giới phục vụ trong quân đội Mỹ dưới mọi hình thức. Quân đội không thể chịu gánh nặng từ chi phí y tế quá lớn và sự gián đoạn mà người chuyển giới tạo nên”.

Tuy nhiên, mối quan tâm của ông Trump về việc này vấp phải làn sóng phản ứng dữ dội từ dư luận, và những bài viết trích dẫn báo cáo của Military Times trước đó, đồng thời so sánh việc điều trị của binh lính chuyển giới và bệnh rối loạn cương dương.

Các lọ thuốc Viagra - Ảnh: Getty Images.

Các báo cáo ghi nhận rằng, ước tính mỗi năm Bộ Quốc phòng Mỹ chi khoảng 8 triệu USD cho việc chăm sóc sức khoẻ của khoảng 7.000 binh lính chuyển giới là rất nhỏ so với số tiền quân đội dùng nhằm điều trị rối loạn tình dục ở nam giới, đặc biệt là thuốc cường dương.

Trên thực tế, hồi năm 2014, quân đội Mỹ đã dành đến 41,6 triệu USD cho loại thuốc Viagra và 84,24 triệu USD cho các đơn thuốc chữa trị rối loạn cương dương.

Khoảng 1,18 triệu đơn thuốc đã được xuất ra, cho phép dùng thuốc kích dục hầu hết là Viagra.

Tính từ năm 2011, Cục Quân y Mỹ đã dành tổng cộng là 294 triệu USD cho những loại thuốc cường dương này, trong đó có Viagra, Cialis và Levitra. Số tiền này đủ để mua 4 chiếc chiến đấu cơ F-35 cho Không lực Mỹ.

Theo nghiên cứu của Cơ quan Giám sát Sức khỏe Quân đội Mỹ năm 2014, 100.248 binh sĩ tại ngũ bị rối loạn cương dương trong thời gian 2004- 2013. Tỷ lệ bị rối loạn cương dương hàng năm tăng trong quãng thời gian này. Lý do của nửa số ca được cho là bị rối loạn là do yếu tố tâm lý.

(The Military Times)

Let's block ads! (Why?)

Hành trình hơn 300 ngày truy tìm bị can Trịnh Xuân Thanh

Sau gần một năm bị truy nã, Trịnh Xuân Thanh đã đến Trực ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đầu thú.

Phó chủ tịch tỉnh sử dụng xe cá nhân Lexus gắn biển xanh

Theo báo Vietnamnet, cách đây 1 năm, đầu tháng 6/2016, dư luận xôn xao về việc một vị Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, sử dụng xe cá nhân Lexus gắn biển xanh. Đó chính là Trịnh Xuân Thanh.

Khi ấy, lãnh đạo tỉnh Hậu Giang giải thích do địa phương thiếu xe nên ông Thanh mượn chiếc xe hơn 5 tỷ này đưa vào Hậu Giang để tiện công tác. Phòng Cảnh sát giao thông (PC67) Công an Hậu Giang cấp biển số xanh 95A-0699 cho xe tư nhân nhằm phục vụ việc đi lại của ông Thanh.

Sau khi báo chí phản ánh, các cơ quan chức năng vào cuộc làm rõ và xác định Trịnh Xuân Thanh thời điểm đó không thuộc diện được xe biển xanh đưa đón. Lúc này, Tỉnh ủy Hậu Giang mới thừa nhận việc cấp biển xanh cho xe Lexus LX570 là sai.

Cùng với đó, báo chí cũng phản ánh tình trạng thua lỗ nặng của Tổng công ty cổ phần Xây lắp dầu khí Việt Nam (PVC), nơi ông Thanh từng giữ các vị trí lãnh đạo chủ chốt từ năm 2007 đến năm 2013.

Ông Trịnh Xuân Thanh - Ảnh: Cổng thông tin Bộ Công an

Tuy nhiên, ông Thanh vẫn được bổ nhiệm nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng và lên làm Phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang. Đồng thời, ông Thanh cũng được giới thiệu ứng cử và và trúng cử ĐBQH khóa 14.

Ngày 9/6, Văn phòng Trung ương Đảng có công văn truyền đạt ý kiến của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng giao 9 cơ quan kiểm tra, xem xét, kết luận những nội dung bài báo liên quan đến Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh.

Ngày 16/6/2016, tại phiên họp HĐND tỉnh Hậu Giang, Trịnh Xuân Thanh không xuất hiện trong danh sách giới thiệu đại biểu ứng cử chức danh Phó Chủ tịch tỉnh nhiệm kỳ mới. Trước đó, Trịnh Xuân Thanh đã viết đơn gửi Tỉnh ủy và HĐND tỉnh nhiệm kỳ 2016 – 2021 xin không tái cử vào chức danh Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2016 – 2021.

Ngày 11/7/2016, UB Kiểm tra TƯ ra thông báo kết luận: “Trong thời gian từ năm 2007-2013, Trịnh Xuân Thanh và Ban Thường vụ Đảng ủy, HĐQT, Ban Tổng giám đốc Tổng công ty PVC đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, làm trái các quy định của pháp luật về quản lý kinh tế, để xảy ra nhiều sai phạm và thua lỗ 3.298,27 tỷ đồng (giai đoạn 2011- 2013)”.

Ngày 15/7, Hội đồng Bầu cử quốc gia không công nhận tư cách ĐBQH của ông Trịnh Xuân Thanh.

Ngày 18/7, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng giao Ban Thường vụ Đảng ủy Công an TƯ chỉ đạo các đơn vị điều tra việc để xảy ra thua lỗ gần 3.300 tỷ đồng (giai đoạn 2011-2013) ở PVC.

Tại kỳ họp lần thứ 6 từ ngày 6-8/9/2016, UB kiểm tra TƯ đã đề nghị Ban bí thư thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ khỏi Đảng đối với ông Trịnh Xuân Thanh, Tỉnh ủy viên, nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang.

Lý do UB Kiểm tra TƯ đưa ra là: “Nhận thấy những khuyết điểm, vi phạm của ông Thanh rất nghiêm trọng, gây bức xúc trong dư luận, làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, Nhà nước”.

Sau đó, Ban Bí thư biểu quyết bằng phiếu kín, với 100% phiếu đồng ý kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng với ông Trịnh Xuân Thanh.

Ngày 19/8/2016, Trịnh Xuân Thanh gửi đơn lần 2 xin nghỉ một tháng (3/8-2/9) để đi nước ngoài trị bệnh và không rõ tung tích từ đó.

Ngày 15/9/2016, Bộ Công an đã ra quyết định số khởi tố vụ án hình sự: Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại PVC và các đơn vị thành viên.

Cùng ngày Bộ Công an cũng ra quyết định khởi tố bị can với Trịnh Xuân Thanh. Sau khi xác định đối tượng đã bỏ trốn, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã ra quyết định truy nã quốc tế. Theo Thứ trưởng Bộ Công an Lê Qúy Vương, lệnh truy nã đối với Trịnh Xuân Thanh là truy nã đỏ.

Quyết tâm truy bắt bị can Trịnh Xuân Thanh

Theo báo VnExpress, hơn một tháng truy tìm, trung tướng Phan Văn Vĩnh (Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an) cho biết nhiều nước đã "đồng thuận rất cao, hứa chung tay với Việt Nam truy bắt bằng được Trịnh Xuân Thanh".

Cùng thời điểm, Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh cho biết Trịnh Xuân Thanh đã trốn ra nước ngoài, rồi sang châu Âu.

Nhiều tháng truy tìm vẫn chưa có kết quả, thiếu tướng Phạm Văn Các (Phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát) cho biết "chưa rõ ông Thanh bỏ trốn qua đường nào". Bộ Công an thể hiện quyết tâm làm quyết liệt bằng tất cả các biện pháp để truy bắt. “Chúng tôi tin rằng Trịnh Xuân Thanh không thể trốn thoát”, ông Các nói.

Ngày 17/4, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp tục yêu cầu các lực lượng điều tra mở rộng vụ án xảy ra tại PVC; tập trung truy bắt, dẫn độ Trịnh Xuân Thanh về nước.

Gần một năm mất dấu, Bộ Công an thông báo ngày 31/7 nghi can trốn truy nã quốc tế này đã đến Trực ban hình sự Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) đầu thú. Thủ tục tiếp nhận được thực hiện đúng quy định.

Trước đó, liên quan đến vụ án này, giữa tháng 3/2017, sau quá trình xét xử vụ án lừa đảo tại dự án Thanh Hà - Cienco 5 Land, Hội đồng xét xử (HĐXX) TAND Cấp cao tại Hà Nội đã công bố quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với Trịnh Xuân Thanh về tội “Tham ô tài sản”.

Tháng 5/2017, Chủ tịch nước Trần Đại Quang ký quyết định hủy bỏ Quyết định khen thưởng Huân chương Lao động hạng ba đối với Trịnh Xuân Thanh.

Cùng với việc hủy bỏ danh hiệu đối với cá nhân Trịnh Xuân Thanh, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng quyết định hủy bỏ danh hiệu Anh hùng Lao động, Huân chương Lao động hạng nhất, Huân chương Lao động hạng nhì đối với PVC.

Tối 31/7, trao đổi trên báo Thanh Niên, một lãnh đạo của Bộ Công an cho biết việc ông Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú sẽ nhanh chóng tháo gỡ những “nút thắt” trong việc điều tra vụ án tại PVC, bởi khi xuất hiện bị can chính trong vụ án thì tang chứng, vật chứng sẽ nhanh chóng được làm rõ. Đáng chú ý, các vụ án liên quan đến ông Trịnh Xuân Thanh nay đã chuyển sang cho Cơ quan An ninh điều tra thụ lý.

Liên quan đến việc, Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú có được hưởng khoan hồng của pháp luật hay không?, báo Tri thức trực tuyến dẫn lời luật sư Đoàn Minh Thắng, Công ty Luật TNHH Châu Á, cho biết, Bộ luật hình sự năm 1999 chỉ quy định người phạm tội tự thú là tình tiết giảm nhẹ (điểm o khoản 1 Điều 46), còn trường hợp đầu thú không được đề cập.

Luật sư nói cũng có nơi, thẩm phán cho rằng Công văn 81/2002/TANDTC không phải là văn bản pháp quy, không bắt buộc phải chấp hành nên vẫn đồng nhất đầu thú với tự thú để áp dụng khoản 1 Điều 46 Bộ luật Hình sự.

Việc Trịnh Xuân Thanh biết không thể trốn tránh nên đến cơ quan có thẩm quyền trình diện thì bị can có có thể được áp dụng khoản 1 điều 46 Bộ luật hình sự để xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, phụ thuộc vào cách hiểu của thẩm phán theo Công văn 81/2002/TANDTC.

Ngoài ra nếu Trịnh Xuân Thanh thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải hoặc có những việc làm khác thuộc trường hợp được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự thì cũng được hưởng tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự tương ứng quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật Hình sự.

(Tổng hợp)

Let's block ads! (Why?)

Tổng thống Venezuela có tên trong danh sách trừng phạt của Mỹ

Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro đã bất ngờ có tên trong danh sách trừng phạt của Mỹ. Điều này có nghĩa, tất cả tài sản của Tổng thống Maduro tại Mỹ sẽ bị phong tỏa.

Báo VOV đưa tin, ngày 31/7, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bất ngờ đưa Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro vào danh sách trừng phạt.

Theo Văn phòng kiểm soát tài sản thuộc Bộ Tài chính Mỹ, tất cả tài sản của Tổng thống Nicolas Maduro tại Mỹ sẽ bị phong tỏa và người dân Mỹ không được có bất kỳ giao dịch nào với ông Maduro.

Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro. Ảnh: SHUTTERSTOCK

Báo Thanh Niên đưa tin, theo CNN và CNBC, động thái của Mỹ diễn ra một ngày sau khi ông Maduro tuyên bố thắng lợi trong cuộc bỏ phiếu sẽ cho phép ông tiếp tục củng cố quyền lực của mình. Đây là cuộc bỏ phiếu chịu nhiều tranh cãi và nhiều người cho rằng nó đi ngược với dân chủ, pháp quyền.

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin nhấn mạnh, thông qua lệnh trừng phạt vừa nêu, Mỹ đã cho thấy sự phản đối của Washington đối với chế độ của Tổng thống Nicolas Maduro cũng như là cuộc bầu cử Quốc hội lập hiến vừa diễn ra.

Hiện Bộ Tài chính Mỹ cũng đang cân nhắc cơ chế trừng phạt đối với các quan chức cao cấp khác của Venezuela trong đó có Bộ trưởng Quốc phòng Vladimir Padrino và Phó Chủ tịch Đảng Xã hội cầm quyền Diosdado Cabello.

Giới quan sát cho rằng, biện pháp trừng phạt nhằm vào những cá nhân Venezuela ít có tác động đến các chính sách hiện hành của nước này, trừ khi nó đánh thẳng vào lĩnh vực dầu mỏ, huyết mạch chính của nền kinh tế Venezuela.

Venezuela hiện chìm vào cuộc khủng hoảng kinh tế với lạm phát phi mã và tình trạng thiếu hụt thực phẩm. Nền kinh tế phụ thuộc vào dầu mỏ lao dốc cùng giá dầu từ đầu năm 2014. Trong những tháng gần đây, người biểu tình tràn ngập đường phố Venezuela và nhiều vụ đụng độ trở thành bạo lực, khiến hơn 100 người thiệt mạng.

(Tổng hợp)

Let's block ads! (Why?)

Dự báo chuyện tình yêu của 12 con giáp trong tháng 8: Người tuổi Sửu sẽ được tỏ tình!

Tử vi tình yêu 12 con giáp tháng 8:

Theo Ngọc Trâm (Khám Phá)

Let's block ads! (Why?)

Tử hình kẻ vận chuyển thuê hơn 4,5 kg ma túy

Điều 194. Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy (Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009):

1. Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy  năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

e) Sử dụng trẻ em vào việc phạm tội hoặc bán ma tuý cho trẻ em;

g) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ năm trăm gam đến dưới một kilôgam;

h) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ năm gam đến dưới ba mươi gam;

i) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ mười kilôgam đến dưới hai mươi lăm kilôgam;

k) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ năm mươi kilôgam đến dưới hai trăm kilôgam;

l) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ mười kilôgam đến dưới năm mươi kilôgam;

m) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ  hai mươi gam đến dưới một trăm gam;

n) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ một trăm mililít đến dưới hai trăm năm mươi mililít;

o) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm g đến điểm n khoản 2 Điều này;

p) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:

a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ một kilôgam đến dưới năm kilôgam;

b) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ ba mươi gam đến dưới một trăm gam;

c) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ hai mươi lăm kilôgam đến dưới bảy mươi lăm kilôgam;

d) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ hai trăm kilôgam đến dưới sáu trăm kilôgam;

đ) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ năm mươi kilôgam đến dưới một trăm năm mươi kilôgam;

e) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ  một trăm gam đến dưới ba trăm gam;

g) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ hai trăm  năm mươi mililít đến dưới  bảy trăm năm mươi mililít;

h) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản 3 Điều này.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ năm kilôgam trở lên;

b) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ một trăm gam trở lên;

c) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ bảy mươi lăm kilôgam trở lên;

d) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ sáu trăm kilôgam trở lên;

đ) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ một trăm năm mươi kilôgam trở lên;

e) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ  ba trăm gam trở lên;

g) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ bảy trăm năm mươi mililít trở lên;

h) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản 4 Điều này.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo

Let's block ads! (Why?)

"Nữ quái" giấu hàng trăm viên thuốc lắc trong áo lót

Điều 194. Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy (Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009):

1. Người nào tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma tuý, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy  năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội nhiều lần;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Vận chuyển, mua bán qua biên giới;

e) Sử dụng trẻ em vào việc phạm tội hoặc bán ma tuý cho trẻ em;

g) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ năm trăm gam đến dưới một kilôgam;

h) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ năm gam đến dưới ba mươi gam;

i) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ mười kilôgam đến dưới hai mươi lăm kilôgam;

k) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ năm mươi kilôgam đến dưới hai trăm kilôgam;

l) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ mười kilôgam đến dưới năm mươi kilôgam;

m) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ  hai mươi gam đến dưới một trăm gam;

n) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ một trăm mililít đến dưới hai trăm năm mươi mililít;

o) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm g đến điểm n khoản 2 Điều này;

p) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:

a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ một kilôgam đến dưới năm kilôgam;

b) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ ba mươi gam đến dưới một trăm gam;

c) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ hai mươi lăm kilôgam đến dưới bảy mươi lăm kilôgam;

d) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ hai trăm kilôgam đến dưới sáu trăm kilôgam;

đ) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ năm mươi kilôgam đến dưới một trăm năm mươi kilôgam;

e) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ  một trăm gam đến dưới ba trăm gam;

g) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ hai trăm  năm mươi mililít đến dưới  bảy trăm năm mươi mililít;

h) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản 3 Điều này.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có trọng lượng từ năm kilôgam trở lên;

b) Hêrôin hoặc côcain có trọng lượng từ một trăm gam trở lên;

c) Lá, hoa, quả cây cần sa hoặc lá cây côca có trọng lượng từ bảy mươi lăm kilôgam trở lên;

d) Quả thuốc phiện khô có trọng lượng từ sáu trăm kilôgam trở lên;

đ) Quả thuốc phiện tươi có trọng lượng từ một trăm năm mươi kilôgam trở lên;

e) Các chất ma tuý khác ở thể rắn có trọng lượng từ  ba trăm gam trở lên;

g) Các chất ma tuý khác ở thể lỏng từ bảy trăm năm mươi mililít trở lên;

h) Có từ hai chất ma tuý trở lên mà tổng số lượng của các chất đó tương đương với số lượng chất ma tuý quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản 4 Điều này.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo

Let's block ads! (Why?)

Tin mới nhất vụ súng nổ trong nhà hàng khiến một người nhập viện

Thời điểm xảy ra vụ nổ súng tại nhà hàng Táo Đỏ, Lãm đi cùng nhóm đối tượng gây án, trong người "thủ" theo một khẩu súng tự chế.

Báo Công an nhân dân dẫn nguồn tin từ Đội Cảnh sát hình sự, Công an TP Huế (tỉnh Thừa Thiên- Huế), liên quan đến vụ nổ súng tại nhà hàng Táo Đỏ (phường Xuân Phú, TP Huế) làm một người bị thương, chiều 31/7 đối tượng Hoàng Trọng Lãm (26 tuổi, trú xã Hương Toàn, Thị xã Hương Trà) đã ra đầu thú khai nhận hành vi phạm tội của mình, đồng thời cơ quan công an đã tiến hành thu giữ khẩu súng tự chế bắn đạn bi của đối tượng này.

Cơ quan công an xác định, Lãm không trực tiếp dùng súng bắn nạn nhân nhưng thời điểm xảy ra vụ án tại nhà hàng Táo Đỏ, đối tượng này có mang theo súng. Qua điều tra và khám xét, lực lượng Công an đã thu giữ một khẩu súng ngắn tự chế bắn đạn bi của Lãm.

Nhà hàng Táo Đỏ - nơi xảy ra vụ nổ súng. Ảnh: Internet

Như báo Tiền phong thông tin, tối 26/7, tại nhà hàng Táo Đỏ xảy ra vụ nổ súng do mâu thuẫn khi giải quyết nợ nần tiền bạc giữa chủ nợ Trần Thành Nhân (38 tuổi, quê TT-Huế, ngụ quận 12, TPHCM) và con nợ Mai Văn Lâm (42 tuổi, trú phường Kim Long, Huế).

Hậu quả, anh Nhân bị Nguyễn Viết Trung (đi cùng nhóm khoảng 20 người với Lâm) dùng súng bắn vào hông trái, gây thương tích phải cấp cứu tại bệnh viện T.Ư Huế.

Sau khi xảy ra nổ súng, khoảng 20 đối tượng của nhóm Lâm cùng nhậu trước đó với anh Nhân và bạn gái, lập tức lên hai xe ô tô mang BKS tỉnh TT-Huế rời nhà hàng, tẩu thoát.

Cơ quan Công an lấy lời khai đối tượng Trung. Ảnh: báo Công an nhân dân

Báo Infonet thông tin thêm, nhận được tin báo, lực lượng Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế đã chỉ đạo Phòng Cảnh sát hình sự phối hợp Công an các đơn vị tập trung lực lượng xác minh, truy xét để làm rõ các đối tượng có liên quan và đồng thời yêu cầu vận động các đối tượng ra đầu thú, giao nộp hung khí.

Đến khoảng 9h30 ngày 28/7/2017, đối tượng Nguyễn Viết Trung (35 tuổi, trú tại Hương Toàn, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế) người trực tiếp cầm súng tự chế gây án đã đến đến cơ quan Công an đầu thú.

Cơ quan điều tra ngay sau đó đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam Nguyễn Viết Trung về hành vi Cố ý gây thương tích.

Hiện vụ án vẫn đang được Cơ quan công an tiếp tục điều tra, làm rõ các đối tượng liên quan.

Điều 104. Tội Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe người khác (Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009):

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm: 

A) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

B) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân; 

C) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;

D) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ; 

Đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; 

E) Có tổ chức; 

G) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;

H) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê; 

I) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm; 

K) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân. 

2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.

4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân

Chú ý: Thông tin pháp lý trong hộp nội dung này được trích từ nguồn trên mạng Internet, nên chỉ mang tính tham khảo

(Tổng hợp)

Let's block ads! (Why?)