Thursday, December 1, 2016

Ba người bay so tài tốc độ với 8 tiêm kích Pháp trên độ cao 1.200 m

Ba người bay so tài tốc độ với 8 tiêm kích Pháp trên độ cao 1.200 m với tốc độ 260 km/h.

Video được đăng tải vào ngày 24/11 ghi lại cảnh tượng ngoạn mục khi 3 người đàn ông đeo thiết bị phản lực và so tài tốc độ cùng 8 tiêm kích Alpha Jet thuộc đội bay Patrouille de France (tạm dịch: Vệ binh nước Pháp), phi đội bay biểu diễn lâu đời nhất thế giới của Pháp. Các tiêm kích Pháp và 3 người bay đã có màn bay lượn trên không ở độ cao 1.200 mét với tốc độ 260 km/h.

Màn trình diễn ngoạn mục tưởng chừng như có vẻ đơn giản và đầy tính ngẫu nhiên này thực chất đòi hỏi sự chuẩn bị rất kỹ lưỡng nhằm đảm bảo an toàn và tránh những rủi ro bất chợt với các thiết bị bay khi những "người bay" lao đi với tốc độ cao giữa không trung.

Các đây 1 năm, một màn trình diễn tương tự đã diễn ra khi một người bay đã lao vút trên bầu trời Dubai cùng máy bay A380 của Airbus trong một sự kiện đặc biệt do hãng hàng không Emirates Airlines tổ chức.

Patrouille de France là phi đội biểu diễn nhào lộn của không quân Pháp. Được ra đời từ năm 1931, đây là phi đội biểu diễn có tuổi đời lớn nhất thế giới và được coi là một trong những đội bay có kỹ năng hàng đầu của thế giới.

Phi đội trình diễn Patrouille de France của Pháp.

Các máy bay huấn luyện hai chỗ ngồi Alpha Jet được phi đội Patrouille de France sử dụng vào năm 1982 thay cho những chiếc Fouga Magister được sử dụng từ những ngày đầu thành lập vào nằm 1964.

Mỗi máy bay của đội đều được sơn ba màu xanh-trắng-đỏ, là màu của quốc kỳ nước Pháp và các thiết bị vũ khí trên máy bay được thay thế bằng máy tạo khói để phục vụ cho việc biểu diễn.

Các máy bay huấn luyện Alpha Jet thuộc đội bay Patrouille de France.

Phan Hoàng

Let's block ads! (Why?)

Vợ sắp cưới bị ung thư, tôi có nên tiếp tục?

Tôi quen em trong buổi sinh nhật của cậu bạn thân. Mới đầu gặp em, tôi rất ấn tượng bởi em có đôi mắt to tròn, dáng người nhỏ nhắn. Sau hôm đó, tôi xin số điện thoại làm quen, và giữ liên lạc từ đó. Khoảng 2 tháng sau, tôi ngỏ lời yêu và em đồng ý.

Yêu rồi tôi mới hay, gia cảnh của em ở quê rất nghèo. Bố em bị ung thư qua đời khi em vừa lọt lòng mẹ, năm em lên 7 tuổi mẹ em tái hôn, từ ngày đó em sống cùng bà ngoại. Bà là niềm hi vọng duy nhất của em, nhưng rồi một ngày khi em đang học năm thứ 2 Đại học, bà cũng qua đời vì tai biến mạch máu não. Từ ngày đó, em nương nhờ chú thím.

Nói nương nhờ chú thím, nhưng thực chất em phải tự mình bươn chải để có tiền lo học hành suốt những năm cuối đại học. Tôi nghe chuyện của em mà cảm thấy thương cho sự thiệt thòi của em, tôi càng muốn bù đắp cho em hơn.

Xin nói thêm một chút, dù không thuộc hàng thiếu gia đình đám, nhưng tôi cũng là một công tử thực thụ của đất Hà Thành. Bố mẹ tôi có công ty kinh doanh riêng, gia đình chỉ có 2 anh em, nên từ nhỏ tôi được bố mẹ cưng chiều hết mực. Hết Đại học, tôi sang Anh du học và trở về Việt Nam trong vai trò là trưởng phòng kinh doanh của một công ty điện tử lớn.

Tôi thật sự không biết phải làm gì, tôi càng không muốn mình trở thành gã đàn ông tồi (Ảnh minh hoạ).

Cũng bởi gia đình cơ bản, nên bố mẹ tôi rất khắt khe trong việc chọn con dâu, họ cho rằng, tôi phải yêu một người con gái xinh đẹp, gia thế giàu có. Vì thế, khi tôi dẫn em về, bố mẹ tôi một mực phản đối. Phải tới khi tôi khóc lóc, quỳ xin, bố mới đồng ý cho 2 đứa qua lại với nhau, còn mẹ tôi vẫn chưa thuận lắm.

Thời gian trôi đi em dần khiến bố mẹ tôi thay đổi quyết định. 3 tháng sau ngày ra mắt chúng tôi quyết định làm đám cưới. Khi chúng tôi đang ở đỉnh cao của hạnh phúc thì bi kịch ập đến. Đó là buổi chiều, khi đi lấy kết quả tiền khám trước hôn nhân, tôi và em mới hay tin em bị ung thư xương. Khi đó, tôi như chết lặng.

Từ hôm đó, em suy sụp, còn tôi cũng đau khổ không kém. Tôi yêu em rất nhiều, tôi càng thương em hơn khi biết số phận đã đẩy em vào cảnh trớ trêu, nghiệt ngã ấy. Bố mẹ tôi biết chuyện đã một mực đòi hoãn đám cưới lại. Ông bà giải thích rằng, không phải vì ghét em, mà họ không muốn cả hai đứa sẽ đau khổ vì cuộc hôn nhân dang dở sau này.

Bản thân em cũng một mực muốn hủy cuộc hôn nhân này, em không muốn bản thân trở thành gánh nặng cho tôi, cho gia đình tôi sau khi kết hôn. Em cũng nói, tôi đừng yêu đừng chờ đợi em nữa.

Còn tôi, tôi thật sự không biết phải làm gì, tôi càng không muốn mình trở thành gã đàn ông tồi tệ khi thấy em bệnh tật mà bỏ rơi em. Giờ tôi biết phải làm sao đây? Xin hãy cho tôi một lời khuyên.

Nguyễn Anh Văn (Hà Nội)

Let's block ads! (Why?)

Quy định đổi GPLX bị Bộ Tư pháp 'tuýt còi', Bộ GTVT nói gì?

Những ngày qua, dư luận xôn xao về thông tư 58 của Bộ GTVT về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ, bắt buộc người dân phải đổi giấy phép lái xe bằng chất liệu giấy sang giấy phép được làm bằng chất liệu PET. Tuy nhiên, Bộ Tư Pháp lại cho rằng việc đổi giấy phép lái xe là không cơ sở.

Sáng ngày 1/12, trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, ông Nguyễn Văn Huyện – Tổng cục trưởng Tổng cục Đường Bộ Việt Nam cho biết: “Tổng cục Đường bộ VN và Bộ GTVT đã làm việc với Bộ Tư Pháp về những vấn đề liên quan tới việc chuyển đổi giấy phép lái xe còn thời hạn từ bìa giấy sang vật liệu PET”.

Đổi giấy pháp lái xe đang gây xôn xao dư luận.

Nói về việc người dân bắt buộc phải đổi giấy phép lái xe, ông Huyện cho rằng: “Bộ GTVT sẽ sửa đổi lại, trong tháng 12 thông tư mới sẽ được Bộ Trưởng ban hành. Người dân đều phải đổi giấy phép lái xe, nhưng sẽ không xử phạt, đối với xe máy sẽ được gia hạn tới năm 2020”.

Ông Huyện cũng khẳng định: “Việc đổi GPLX không sai quy định của pháp luật, đây chỉ là giải pháp để quản lý, tránh tình trạng sử dụng giấy phép giả.

GPLX cơ giới đường bộ có chất liệu bằng giấy đã được các cơ quan có thẩm quyền phát hành và cấp. Qua quá trình sử dụng, giấy phép lái xe bằng giấy đã bộc lộ nhiều bất cập như lạc hậu, mức độ bảo mật không cao, dễ bị làm giả; dễ bị tẩy xóa, sửa đổi, dễ bị hư hỏng không thuận tiện cho công tác quản lý, xử lý khi người lái xe vi phạm...”

Ông Nguyễn Hồng Trường - Thứ trưởng Bộ GTVT (ảnh: Thế Anh)

Trong một diễn khác, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cho biết: “Bộ đã nhận được văn bản từ Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) liên quan đến tính hợp pháp của Thông tư số 58 về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe (GPLX) cơ giới đường bộ. Bộ cũng đã thảo luận về những vấn đề trên và đồng ý sửa đổi thông tư 58”.

Ông Nguyễn Hồng Trường cũng cho hay: “Bộ GTVT đã xin ý kiến và nhận được sự đồng tình từ Bộ Tư pháp, đến năm 2020 sẽ giải quyết xong việc đổi bằng xe máy, còn bằng lái ôtô đến kỳ hạn thì đổi. Nếu ai cố tình đến hạn không đổi sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Trước tình trạng GPLX làm giả quá nhiều, Bộ GTVT ra thông tư này để dễ quản lý và “phòng chống tiêu cực”.

Khi chuyển giấy phép sang thẻ PET, lực lượng chức năng dễ dàng phát hiện ra bằng giả thông qua thiết bị quẹt thẻ. Quy định này ảnh hưởng rất lớn đến người dân vì vậy, Bộ GTVT sẽ thống nhất với Bộ Tư pháp sửa đổi Thông tư 58 theo hướng: Lộ trình vẫn như cũ nhưng chỉ khuyến khích người dân đổi càng sớm càng tốt chứ không phạt và yêu cầu phải sát hạch lại lý thuyết nữa”, Thứ trưởng Bộ GTVT chia sẻ.

Ông Đồng Ngọc Ba - Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp vừa ký văn bản kết luận việc kiểm tra Thông tư số 58/2015/TT-BGTVT ngày 20.10.2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.

Theo đó, băn bản này cho biết Điều 57 của Thông tư 58 quy định về lộ trình chuyển đổi giấy phép lái xe sang vật liệu PET của Bộ Giao thông Vận tải không có cơ sở pháp lý, không bảo đảm tính thống nhất và tính hợp pháp.

Cụ thể, Điều 57 quy định giấy phép lái xe bằng giấy bìa phải được chuyển đổi sang giấy phép lái xe mới bằng vật liệu PET theo lộ trình như sau: Giấy phép lái xe ô tô và giấy phép lái xe hạng A4 trước ngày 31/12/2016; Giấy phép lái xe không thời hạn (các hạng A1, A2, A3) phải trước ngày 31/12/2020. Sau 6 tháng theo lộ trình chuyển đổi này mà người có giấy phép lái xe bằng giấy bìa không chuyển đổi sẽ phải sát hạch lại lý thuyết để được cấp lại giấy phép lái xe.

Thế Anh

Let's block ads! (Why?)

Hà Nội: Nhà chờ xe buýt nhanh ‘5 sao’ phủ bụi trước lịch vận hành

Theo ghi nhận của PV báo Người Đưa Tin, mặc dù còn 15 ngày nữa (15/12) tuyến buýt nhanh Kim Mã - Yên Nghĩa sẽ được vận hành thí điểm, thế nhưng, đến thời điểm hiện tại, nhiều nhà chờ trên tuyến này vẫn đang trong cảnh bụi phủ dày đặc.

Nhiều nhà chờ xe buýt trên đường Lê Văn Lương kéo dài đang trong tình trạng bụi phủ dày đặc.

Tại điểm trên đường Hoàng Đạo Thúy (Lê Văn Lương), cảnh bụi phủ dày đặc trên cánh cửa, các kết cấu thép, kính cường lực. Các cánh cửa kính ra vào nhà chờ phải dùng giấy bìa chèn phía dưới.

Bên trong vẫn trống không mặc dù theo dự kiến, khi đi vào hoạt động, phía bên trong nhà chờ này sẽ trang bị máy bán vé, máy quét thẻ và soát vé tự động.

Trong khi đó, bên ngoài nhà chờ, quang cảnh hiện vẫn còn khá ngổn ngang. Một số công nhân hàng ngày vẫn tiếp tục thi công rào sắt lối dẫn vào nhà chờ.

Tương tự, tại điểm trên đường Lê Văn Lương kéo dài, nhiều nhà chờ cũng trong cảnh “đắp chiếu” và bụi phủ từ trong ra ngoài. Hệ thống cầu vượt dẫn đến các nhà chờ cũng đã hoàn thiện nhưng rất ít người qua lại khiến nhiều người dân cảm thấy lãng phí.

Cảnh bụi bẩn bám tại các nhà chờ xe buýt nhanh BRT.

Được biết, dự án xe buýt nhanh Hà Nội (BRT) được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế, lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam được khởi công xây dựng từ tháng 3 năm 2014. Dự án do Ban quản lý dự án đầu tư phát triển giao thông đô thị Hà Nội thực hiện với tổng kinh phí đầu tư khoảng 55 triệu USD, tương đương hơn 1.000 tỷ đồng.

Cửa vào nhà chờ xe buýt nhanh với dòng chữ "cửa hỏng".

Tuyến buýt nhanh Kim Mã - Yên Nghĩa là tuyến thí điểm đầu tiên của Hà Nội, xe chạy theo lộ trình Yên Nghĩa - Ba La - Lê Trọng Tấn - Lê Văn Lương kéo dài - Láng Hạ - Giảng Võ - bến xe Kim Mã có độ dài 14 km, dự kiến xe sẽ chạy hết 30 phút/1 lượt, thay vì mất hơn một giờ như xe buýt thường hiện nay.

Với tần suất 3-5 phút/chuyến, công suất vận chuyển 90 khách, có 4 cửa ra vào, tốc độ di chuyển 22 km/h, các xe đều có hệ thống GPS kết nối Trung tâm để giải quyết sự cố phát sinh. Tại nút giao thông có hệ thống tích hợp với đèn tín hiệu để ưu tiên xe buýt nhanh qua nút.

Có chỗ cánh cửa phải lấy giấy bìa đệm phía dưới.

Khung thép có chỗ xuất hiện màu ố vàng, đen gỉ...

Bên trong nhà chờ vẫn trống trơn.

Bụi bám khắp nơi...

Xung quanh ngổn ngang gạch đá...

Nhà chờ xe buýt nhanh Hoàng Đạo Thúy.

Những lan can bằng thép còn chưa được chôn cẩn thận trước nhà chờ trên đường Lê Văn Lương kéo dài.

Nhóm công nhân đang thi công lối phía trước nhà chờ.

Cầu vượt bắc qua nhà chờ có ít người qua lại, gạch, đá ngổn ngang.

Nhất Nam

Let's block ads! (Why?)

Phụ nữ nên quẳng gánh nặng tinh thần sau hôn nhân để sống vui vẻ hơn

Lang thang lòng vòng trên face tối qua em có đọc được một cái stt của một chị nào đó than thở về thân phận đàn bà đa đoan, phải gồng mình lên vì những gánh nặng tinh thần trong hôn nhân. Đọc xong rồi em không khỏi buông một tiếng thở dài các chị ạ. Đúng là chị em phụ nữ chúng mình sao mà khổ sở, thiệt thòi đủ đường như thế này. Nhưng chẳng lẽ chúng ta cứ cam chịu oằn mình mà sống, sống mà lúc nào cũng thấy nhọc trong lòng. Em lại nghĩ một người phụ nữ có thể sống hạnh phúc, thanh thản hay không là tùy thuộc vào cái nhìn, suy nghĩ của chúng ta mà thôi.

Nguyên văn cái stt mà em đã đọc được như sau:

“Phụ nữ kết hôn, lãi mỗi đứa con. Còn gần như mất đi mọi thứ: ba mẹ đẻ, thanh xuân, nhan sắc, sự tự do...và...quyền bình đẳng!!

Họ cũng kiếm tiền như chồng, lại phải thêm công việc nhà cửa. Lại phải bầu bí sinh đẻ nuôi dạy con cái!

Sau sinh, sức khoẻ lẫn sự trẻ trung mất đi. Gặp người chồng hiểu chuyện thì cho vợ tân trang ăn diện. Gặp thằng khốn nạn nó chê nó chán nó đi cặp bồ

Kết hôn, phụ nữ rời xa những ngày tháng vui vẻ tự do đi đâu đi đó, bớt vui chơi bớt làm những thứ mình thích. Thay vào đó là áp lực từ chồng từ con, từ gia đình chồng, bên nội bên ngoại... Người thương thì ít kẻ ganh ghét đâm thọt thì bao vây..

Sống vui thì bị nói là đồ vô lo vô nghĩ

Sống trầm uất thì bị chửi là "sướng thế có gì mà than. Đồ ko biết điều.."

Kiếm ra tiền thì bảo là nhờ chồng mà có

Ko kiếm đc tiền thì bảo là thứ ăn bám gánh nặng cho đàn ông..!

Làm tốt 10 lần thì coi như ko biết ko thấy

Sai sót vài lần thì nhắc tới nhắc lui.

Mỗi lần có chuyện là đưa đầu ra hứng trọn tội lỗi

Có bao nhiêu ông chồng thấy hiểu đc mỗi khổ, mệt mỏi, căng thẳng buồn phiền mà vợ mình phải trải qua mỗi ngày!

Có bao nhiêu ông chồng dám bảo vệ vợ như lời hứa trước khi cưới??

Có bao nhiêu ông chồng chấp nhận rời xa gd để xây dựng và bảo vệ cho gia đình nhỏ của mình trước sóng gió và mâu thuẫn?

Có bao nhiêu ông hiểu đc ý nghĩa từ "khác máu tanh lòng", hiểu cảm giác cô độc giữa 1 "gia đình"??

Có bao nhiêu?? !!!!

Hay ông nào cũng muốn thêm mà ko muốn bớt! Thà để vợ khổ chứ ko để mình thiệt!
Mọi lời hứa trc hôn nhân đều màu hồng bay bổng! Cái làm đc trong hôn nhân mới là cái khẳng định bản lĩnh người làm chồng, làm cha!”.

Phụ nữ sau khi kết hôn phải chịu rất nhiều gánh nặng tinh thần. Nguồn: Internet

Không thể phủ nhận được chuyện phụ nữ luôn phải lo toan nhiều hơn đàn ông. Phụ nữ khổ không chỉ vì vai trò, trách nhiệm mà xã hội “phân công”, gán ghép cho họ mà từ chính nhận thức của họ. Trời sinh ra phụ nữ với thiên tính làm mẹ và bản năng chăm sóc, hi sinh, bảo vệ con cái, gia đình. Thiên tính và bản năng này tồn tại trong mỗi người phụ nữ như một điều gì đó bí ẩn luôn khiến họ từ bỏ những điều quý giá, thậm chí chối bỏ cả con người và cái tôi của mình vì chồng con.

Thế nên sau khi kết hôn và sinh con, ngoài công việc, phụ nữ chỉ quẩn quanh với những điều nhỏ nhặt trong gia đình bé mọn của mình. Không gian trong tâm tưởng họ thu nhỏ lại vừa bằng ngôi nhà mà họ gọi thân thương là “tổ ấm”, chồng con và gia đình chồng choán hết mọi suy nghĩ của họ. Với những người phụ nữ không thể sống một cách vị kỷ, hôn nhân tước đoạt bản ngã của họ. Khi không còn giữ được bản ngã của chính mình thì hạnh phúc phụ thuộc vào người khác là chuyện đương nhiên thôi.

Đọc stt trên mà em cảm thấy buồn thay cho phụ nữ chúng mình. Hạnh phúc của chúng ta, giá trị của chúng ta sao lại phụ thuộc vào cái nhìn của gia đình chồng và sự đối xử của chồng. Phải chăng đối với một người phụ nữ, hạnh phúc nghĩa là nhận được sự nhìn nhận của gia đình chồng và sự quan tâm, yêu thương của chồng? Nếu một người phụ nữ chẳng may gặp phải một người chồng không tốt hay gia đình chồng chẳng tử tế thì sao? Điều đó đồng nghĩa với bất hạnh!

Em không hiểu tại sao phụ nữ lại để hạnh phúc và cảm nhận của mình lệ thuộc vào người khác, dù đó là những người rất thân thương với mình. Là phụ nữ, chị em cần biết yêu thương bản thân mình nhiều hơn, nghĩ cho bản thân mình nhiều hơn và đừng quá để tâm đến cách nhìn nhận của người khác, nhất là sự xét nét của gia đình chồng đối với mình. Còn với chồng, đừng trông đợi vào sự ban phát yêu thương và quan tâm. Hôn nhân là một quan hệ bình đẳng và cần có một sự thẳng thắn. Hãy nói thẳng với chồng rằng mình cần gì và muốn gì, cảm nhận và suy nghĩ của mình ra sao.

Lời cuối cùng, phụ nữ cần nhớ rằng không gì quan trọng hơn bản thân mình, sống vị kỷ, sống vì mình không phải là ích kỷ. Hãy quẳng hết những gánh nặng tinh thần ấy đi thì chị em chúng mình mới có thể hạnh phúc được. Chỉ khi chúng ta hạnh phúc, chúng ta mới mang lại hạnh phúc cho những người bên cạnh mình, phải không mấy chị?

Theo webtretho

Let's block ads! (Why?)

Bé sơ sinh kháu khỉnh bị bỏ rơi bên chùa cùng mẩu giấy nguệch ngoạc

Theo thông tin ban đầu, khoảng 15h30 ngày 29/11, bà Phùng Thị Xuân (sinh năm 1971, trú tại tổ 2, phường Tân Thịnh, TP. Thái Nguyên) phát hiện một chiếc làn nằm ven đường cách cổng chùa Đán chừng 40m.

Bà Xuân lại gần kiểm tra thấy trong làn có một bé gái sơ sinh. Ngoài ra, trong làn cón có 1 bình sữa, tã, khăn bông và mảnh giấy viết nguệch ngoạc. Bà tìm xung quanh khu vực cổng chùa nhưng không thấy mẹ của bé đâu, cũng không thấy ai nhận nên báo cho UBND phường Thịnh Đán.

Sau khi tiếp nhận thông tin, UBND phường đã cử cán bộ tiếp nhận và đưa bé gái vào bệnh viện kiểm tra sức khỏe.

Trao đổi với PV báo Người Đưa Tin, ông Nguyễn Đức Cường - Chủ tịch UBND phường Thịnh Đán (TP. Thái Nguyên) cho biết, địa phương tiếp nhận một bé sơ sinh bị bỏ rơi gần cổng chùa do người dân phát hiện.

Ông Cường cũng cho biết, thời điểm mới phát hiện, sức khỏe của bé rất yếu nên được chăm sóc trong lồng ấp tại khoa Nhi (Bệnh viện A Thái Nguyên). UBND phường tạm thời đặt tên bé là Nguyễn An Bình.

Sức khỏe của bé gái bị bỏ rơi đã ổn định

Về tình hình sức khỏe của cháu bé bị bỏ rơi sau khi được đưa vào bệnh viện chăm sóc, ông Hà Hải Bằng – Phó giám đốc Bệnh viện A Thái Nguyên cho biết: “Ngay sau khi cháu bé được đưa vào bệnh viện, cán bộ y tá của đơn vị đã tích cực chăm sóc sức khỏe cho cháu. Đến ngày 1/12, sức khỏe của bé gái đã ổn định, ăn sữa tốt. Tính đến thời điểm cháu bé bị bỏ rơi thì cháu cũng đã được sinh ra khoảng 1 tháng”.

“Cháu bé bị bỏ rơi không có giấy tờ nên không được hưởng bảo hiểm. Phía bệnh viện đã trích từ quỹ hỗ trợ bệnh nhân nghèo để chăm sóc cho cháu bé. Bệnh viện cũng đang phối hợp với chính quyền để làm các thủ tục giấy tờ cho cháu. Phía bệnh viện cũng đã tiến hành các xét nghiệm kiểm tra về viêm gan B, HIV cho cháu bé nhưng kết quả đều bình thường”, ông Bằng cho biết.

Ông Cường cho biết thêm, chính quyền địa phương đang tiến hành làm giấy khai sinh cho cháu để được hưởng chế độ bảo hiểm. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cũng đăng tin thông báo rộng rãi trong thời hạn 7 ngày. Hết thời gian quy định nếu bố mẹ đẻ của cháu bé không đến nhận, địa phương sẽ tiến hành các thủ tục cho những người có nhu cầu nhận cháu làm con nuôi hay đưa vào trung tâm bảo trợ xã hội của tỉnh.

“Hiện, có nhiều gia đình đến muốn xin nhận cháu làm con nuôi nhưng chúng tôi cũng phải thực hiện theo đúng thủ tục quy định. Đồng thời, xác minh rõ nhân thân cũng như những điều kiện khác của những người có nhu cầu nhận cháu làm con nuôi trước khi giao nhận”, ông Cường cho biết.

Nguyên Mạnh

Let's block ads! (Why?)

'Nếu trả cho em 2000 USD, em làm lại cho tôi được bao nhiêu tiền?'

Mới đây, tại buổi tọa đàm hướng nghiệp dành cho sinh viên tại trường Học viện Kĩ thuật Mật mã (Hà Nội), báo giới phải chú ý vì nhiều câu hỏi của sinh viên. Trong số đó, phải kể đến một câu hỏi của em Phạm Thị Thanh - SV năm 3, ngành An toàn thông tin, Học viện Kĩ thuật Mật mã: "Em phải học tập và làm việc như thế nào để các nhà tuyển dụng ở đây nhận em vào làm với mức lương khởi điểm 2.000 đô la/ tháng?".

Sinh viên Phạm Thị Thanh đặt câu hỏi: “Em phải học tập và làm việc như thế nào để các nhà tuyển dụng ở đây nhận em vào làm với mức lương khởi điểm 2.000 đô la/ tháng?”. Ảnh Vietnamnet.

Câu hỏi của nữ sinh viên này khiến cả phía doanh nghiệp và rất nhiều sinh viên có mặt tại buổi tọa đàm hết sức quan tâm và bất ngờ. Trước câu hỏi "khó", phía doanh nghiệp đã cung cấp đầy đủ thông tin và cả lời khuyên hữu ích để đạt được mức lương này, khiến cho các bạn sinh viên đều hài lòng.

Điều đáng nói, khi bài tường thuật về buổi tọa đàm được đăng tải lên báo, nhiều cư dân mạng có phản ứng khá gay gắt trước câu hỏi của nữ sinh viên này. Và chỉ trong một ngày, từ khóa "lương khởi điểm 2.000 USD cho tân cử nhân" trở thành chủ đề được cộng đồng mạng quan tâm nhiều nhất. Câu hỏi của nữ sinh Phạm Thị Thanh gợi nhớ đến sự việc một sinh viên tại trường đại học nổi tiếng nhất nhì Việt Nam từng tuyên bố rằng: "Ra trường, lương dưới 1.000USD thì sẽ không làm".

Không chỉ có Thanh, còn rất nhiều trường hợp sinh viên có những câu hỏi “khó” dành cho các vị lãnh đạo, các doanh nghiệp về vấn đề việc làm sau khi ra trường.

Em Đặng Văn Thủy, SV năm 3 trường Đại học Xã hội Nhân văn (ĐHQGHN) chia sẻ quan điểm: “Là một sinh viên sắp ra trường ai cũng mong muốn sẽ xin được một công việc thu nhập cao, đúng với ngành nghề được đào. Để đáp ứng hoài bão ước mơ, không uổng những ngày tháng miệt mài đèn sách.

Mọi người đang xôn xao với câu hỏi của cô sinh viên năm 3, Học viện Kỹ thuật mật mã: “Làm sao để thu nhập 2000 USD/ tháng”. Chưa xét đến khả thi đến đâu nhưng chúng đã bao giờ tự hỏi ta có dám mơ ước và chúng ta đã cố gắng, nỗ lực được bao nhiêu?

Em Đặng Văn Thủy. Ảnh NVCC

Trong ghế giảng đường đại học, không tính đến những bạn ham chơi, lười học. Còn lại chúng ta đa phần cặm cụi chỉnh chu bài vở cho tấm bằng thật đẹp. Đi làm thêm kinh qua mọi công việc để lo toan cho cuộc sống? Hay đi gia sư? (nghề mà mọi học sinh mơ ước nếu thành sinh viên)... Tất cả điều đó phản ánh một sự thật đó là chúng ta không ứng dụng được những gì giảng đường trang bị vào công việc chúng ta làm - ít nhất về mặt chuyên môn.

Tôi là sinh viên năm 3 ngành báo chí, lớp có 100 sinh viên. Chỉ ba người trong số đó đi làm báo, cộng tác viên cho các toà soạn, thì một người trong đó làm trong đài truyền hình với lương cao. Còn đa phần đi làm đủ mọi công việc khác. Tôi cam đoan rằng, khi thực hiện một cuộc khảo sát thì đại đa số sinh viên tin vào một thực tế, thất nghiệp, làm trái nghề khi ra trường. Và bị “khủng bố” bởi con số thực tế 191.000 cử nhân, thạc sỹ thất nghiệp.

Quay trở lại câu hỏi của bạn sinh viên “học làm sao để khi ra trường thu nhập 2000 USD”, tức gần hơn 40 triệu VND. Xét về góc độ lương cơ bản như vậy là quá cao, do đặc thù nghề nghiệp có những ngành nghề dù công tác lâu, chuyên môn giỏi, cũng không đạt được mức lương như vậy. Nên khi câu hỏi được lan truyền đã phải hứng chịu nhiều “gạch đá” dư luận. Em nhớ lại câu nói Bí thư TP. Hồ Chí Minh - ông Đinh La Thăng: “Lương kỹ sư Công nghệ thông tin mà 8-10 triệu thì sao đủ sống, kỹ sư mà chỉ bằng lương công nhân may là không được”.

Chúng ta bị khủng bố với những số “2 vạn” hay “2000 USD”. Chúng ta không dám nghĩ, đối diện, hay mơ về nó. Và chúng ta không hề quan tâm đến trong buổi hội thảo người ta nói gì, giải pháp ra sao?

Thay vì “ném đá” tại sao chúng ta không động viên, kích lệ. Bản thân hãy cố gắng, dám mơ ước và hành động. Đừng nghĩ đến nó là điều không tưởng, mà hãy nghĩ nó là điều phải đạt được".

Anh, Nguyễn Mạnh Cửu Long - nhân viên cao cấp tại một Công ty CNTT tại Hà Nội cho rằng: "Tôi thấy cách em ấy đặt vấn đề không phải chỉ đơn giản là ước mơ. Câu hỏi rất đơn giản, rõ ràng và đúng trọng tâm. Em ấy hỏi vì mục đích của em ấy là đạt được điều đó, thông qua các nhà tuyển dụng em ấy muốn tìm hiểu thị hiếu của người ta. Có thể bây giờ em ấy mới là sinh viên năm 3, nên chưa đủ kiến thức và kĩ năng để thực hiện điều đó. Nhưng nếu thực sự quyết tâm và có trí mình tin là em ấy sẽ làm được. Tại sao lại cười cợt hoặc hạ thấp mục đích của em ấy trong khi với nhiều người, khi ra trường chỉ mong kiếm được 1 công việc lương 4-5 triệu một tháng?".

Anh Lê Công Thành – Giám đốc Công ty CP Công nghệ chọn lọc thông tin (InfoRe) – Công ty mới được vinh danh tại giải thưởng Nhân tài đất Việt 2016 vừa qua cho rằng: Anh hoàn toàn đồng ý với câu hỏi ngược lại với nữ sinh này, cũng như là một câu hỏi rất thực tế dành cho mọi người: “Nếu anh trả cho em 2.000 thì em làm lại được cho anh bao nhiêu tiền?”.

Công Luân

Let's block ads! (Why?)