Monday, October 31, 2016

Bộ GG&ĐT sẽ lấy ý kiến về các dự thảo thi THPT quốc gia

Theo phương án tổ chức kỳ thi THPT quốc gia năm 2017 mà Bộ đã thông báo, kỳ thi sẽ được tổ chức thi theo bài (thay vì thi theo môn như trước đây).

Có tất cả 5 bài, trong đó 3 bài độc lập (toán, văn, ngoại ngữ) và 2 bài tổ hợp: khoa học tự nhiên (lý, hóa, sinh), khoa học xã hội (sử, địa, giáo dục công dân). Căn cứ để xét tốt nghiệp là điểm 4 bài thi, trong đó 3 bài độc lập và 1 bài tổ hợp. Nếu trong trường hợp thí sinh (TS) có thể dự thi cả 5 bài, điểm bài thi tự chọn nào cao hơn sẽ được tính để xét tốt nghiệp. Còn căn cứ để xét tuyển ĐH vẫn theo tổ hợp xét tuyển 3 môn như từ trước đến nay.

Bộ GD&ĐT sẽ công bố các dự thảo thi THPT quốc gia và tuyển sinh ĐH để lấy ý kiến ngay trong tuần này.

Theo thông tin trên báo Thanh Niên, nhiều khả năng trong dự thảo quy chế sắp công bố, Bộ sẽ tách riêng diện TS tự do (trừ đối tượng chưa được xét tốt nghiệp, nay thi lại để được xét) và TS lớp 12. Theo đó, TS lớp 12 bắt buộc phải đăng ký và dự thi theo bài, còn TS tự do có thể đăng ký và dự thi theo từng thành phần (tức từng môn) với các bài thi tổ hợp.

Trong quá trình làm bài thi tổ hợp, thí sinh lớp 12 bắt buộc ngồi (và làm bài) trong phòng thi suốt 150 phút thời gian làm bài. Còn TS tự do có thể chỉ cần làm phần thi mà mình đăng ký. Chẳng hạn, nếu đăng ký môn lý trong bài thi khoa học tự nhiên, TS chỉ phải làm bài trong thời gian 50 phút. Sau đó, TS có thể ra khỏi phòng thi để sang khu vực chờ, thậm chí có thể rời hội đồng thi để ra về. Trước khi ra khỏi phòng thi, TS sẽ bị thu lại đề. Tất cả TS đều phải vào phòng thi ngay từ đầu buổi thi.

Đề thi sẽ được in thành 3 phần có thể tách rời nhau. Bộ đã phân chia cụ thể thời gian làm bài 50 phút/phần (môn), nên hết thời gian cho từng phần, giám thị sẽ thu lại giấy nháp và đề thi của từng TS trong phòng. Vì thế, với những TS thi thêm bài tổ hợp thứ hai chỉ để lấy điểm một phần, cũng chỉ có đúng 50 phút để làm bài phần mà mình chọn. Bộ sẽ thiết kế làm sao để TS không gian lận được, như vậy nhiều khả năng đề thi cũng sẽ được phát ra từng phần chứ không phát cả 3 phần ngay từ đầu buổi thi.

Mới đây, tại Hội nghị tổng kết công tác tuyển sinh đại học chính quy năm 2016 và phương hướng tuyển sinh đại học chính quy năm 2017, Ông Nguyễn Kim Sơn - Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội cho biết, phương hướng tuyển sinh năm 2017 của ĐH QGHN sẽ tiếp tục triển khai phương thức thức thi ĐGNL phục vụ tuyển sinh đại học chính quy năm 2017 cho ĐHQGHN và gần 20 đơn vị ngoài ĐHQGHN với quy mô mở rộng ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam.

“Để chuẩn bị kỹ lưỡng hơn cho công tác tuyển sinh năm 2017 thông qua việc rà soát, bổ sung số lượng, chất lượng câu hỏi của ngân hàng đề thi; gia tăng tính chất đánh giá năng lực của bộ đề và tăng cường yếu tố bảo mật đề thi; tiếp tục hoàn thiện các phần mềm cho việc thi và xét tuyển theo hướng phục vụ, sử dụng tốt nhất cho đội ngũ tổ chức thi và thí sinh”, ông Sơn cho biết thêm.

Nhật Lâm

Let's block ads! (Why?)

[unable to retrieve full-text content]

Vụ sáng lớp 5, chiều phụ đạo lại lớp 1: Chỉ đạo... rút kinh nghiệm!

Để làm rõ thông tin liên quan đến việc hàng chục học sinh sáng học lớp 5, chiều phải phụ đạo lại lớp 1 tại trường L.M.C.N (Củ Chi, TP.HCM), PV đã liên lạc với ông Trần Văn Toản, Phó phòng Giáo dục huyện Củ Chi. Ông Toản cho biết, Phòng vừa làm việc với trường về vấn đề này.

Qua tìm hiểu, xác minh, Phòng Giáo dục được biết, chuyện xảy ra tại trường tiểu học L.M.C.N (xã Tân An Hội). Việc phụ đạo đối với một số học sinh lớp 5 có thể hiểu như sau: Sau một thời gian dạy học, căn cứ vào kết quả học tập của học sinh, giáo viên chủ nhiệm xây dựng kế hoạch phụ đạo với các em học sinh yếu theo chỉ đạo chung của ngành.

Cụ thể, trong năm học 2016 – 2017, đối với khối lớp 5 của trường tiểu học L.M.C.N có 21 em (tỷ lệ 13,9%) ở 4 lớp cần được phụ đạo những kiến thức, kỹ năng các em còn yếu so với chuẩn qui định. Trong số 21 học sinh này, có 4 em có giấy xác nhận chậm phát triển trí tuệ của UBND xã Tân An Hội từ năm 2013. Các em này, đọc viết hay tính toán còn khó khăn, cá biệt có 2 em cộng trừ chưa thành thạo trong phạm vi 20.

Số học sinh còn lại đọc và tính toán chậm hơn so với học sinh trong lớp, thậm chí một số em còn viết sai lỗi chính tả trong một bài viết hay kỹ năng làm bài Tập làm văn còn yếu.

Học sinh được tổ chức học theo nhóm (ảnh chỉ có tính chất minh họa).

Do đó, theo ông Toản, các giáo viên chủ nhiệm phải xây dựng kế hoạch phụ đạo thêm cho các em về kỹ năng tính toán hay môn Chính tả và Tập làm văn. Qua sự việc trên, Phòng GD&ĐT sẽ tiếp tục chỉ đạo rút kinh nghiệm đối với tất cả Hiệu trưởng trong việc chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt hơn nữa việc đổi mới phương pháp giảng dạy.

Ông Toản cũng nhấn mạnh, thực hiện nghiêm túc việc kiểm tra, đánh giá học sinh cũng như phụ đạo đối với những kiến thức, kỹ năng mà học sinh còn yếu so với chuẩn quy định.

Trao đổi với PV, cô Nguyễn Thị Th., giáo viên một trường tiểu học tại TP.HCM khẳng định: “Chuyện học sinh yếu kém, có lẽ trường nào cũng có. Vấn đề quan trọng là nhà trường phụ đạo như thế nào để học sinh có thể nắm bắt kịp kiến thức. Nhìn vào thành tích cuối năm, chuyện 100% lớp học có học sinh khá giỏi tại TPHCM ở bậc tiểu học là bình thường. Do đó, khi phát hiện học sinh yếu kém như trường tiểu học này, tôi cho rằng nhà trường cần có kế hoạch phụ đạo riêng cho từng em để có kết quả tốt”.

Một giờ ra chơi của học sinh tiểu học (ảnh chỉ có tính chất minh họa).

Theo chuyên gia tâm lý Huỳnh Anh Bình, việc học sinh khối lớp 5 đang học cùng các bạn buổi sáng nhưng buổi chiều học phụ đạo với học sinh lớp 1 có thể làm tổn thương tâm lý các em. Các em dễ xảy ra tâm lý tự ti, mặc cảm khiến cho kết quả học tập có thể giảm sút. Nhà trường nên có kế hoạch phụ đạo khoa học, không ảnh hưởng đến các em.

Cùng thời gian trên, chia sẻ với PV, bà Nguyễn Thị Loan, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Củ Chi cho biết: “Chuyện xảy ra ở trường tiểu học L.M.C.N, lãnh đạo Phòng đã trực tiếp tới trường làm việc. Tới đây, chúng tôi sẽ có báo cáo cụ thể lên Sở để có kế hoạch phụ đạo riêng cho các em”.

Cũng thông tin với PV, một cán bộ thuộc Phòng Giáo dục tiểu học, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM khẳng định, nếu nhà trường đã cố gắng phụ đạo cho những em học sinh yếu kém nhưng vẫn không có kết quả, Sở sẽ cử cán bộ hỗ trợ thêm để cho các em có kiến thức theo kịp chương trình. Từ đó, chất lượng học tập của các em sẽ tốt hơn.

Hương Sen - Vi Hậu

Let's block ads! (Why?)

Hàn Quốc rối loạn vì bê bối của tổng thống

Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye gấp rút cải tổ đội ngũ phụ tá, trong nỗ lực ứng phó vụ bê bối liên quan đến người bạn thân Choi Soon-sil.

Ngày 30.10, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye tiến hành đợt cải tổ một phần ban cố vấn cấp cao, nhằm hạ nhiệt cơn giận dữ của người dân liên quan đến cáo buộc rằng bà đã để cho người bạn thân Choi Soon-sil lợi dụng quan hệ giữa hai người để can thiệp công việc của quốc gia và trục lợi riêng.

Theo Yonhap, bà Park đã chấp nhận đơn từ chức của 5 trong số 11 phụ tá cấp cao, bao gồm cả Chánh văn phòng tổng thống Lee Won-jong. Cũng nhằm tìm cách giải quyết vụ này, đảng Saenuri cầm quyền cùng ngày kêu gọi bà Park cải tổ nội các với sự tham gia của các đảng đối lập.

Bà Park Geun-hye (phải) và bà Choi Soon-sil - Ảnh: Reuters - The Korean Times.

Theo cáo buộc, bà Choi (60 tuổi) tuy không giữ bất cứ vị trí nào trong chính quyền nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn lên cá nhân tổng thống và chính sách của nhà nước, thậm chí có quyền tiếp cận tài liệu mật cũng như biên tập diễn văn của bà Park. Vụ bê bối khiến bà Park đối mặt nguy cơ kết thúc nhiệm kỳ 5 năm của mình sớm hơn 1 năm. Tối 29.10, hàng chục ngàn người Hàn Quốc xuống đường tuần hành thắp nến đòi nữ tổng thống từ chức hoặc bị luận tội. Cộng đồng nghệ thuật Hàn Quốc hôm qua 30.10 tuyên bố các thành viên sẽ tập hợp tại quảng trường Gwanghwamun ở trung tâm Seoul vào ngày 2.11, để kêu gọi bà Park từ chức hoặc chịu trách nhiệm cho vụ bê bối, theo tờ The Korea Times.

Vụ bê bối nói trên còn khiến Phủ tổng thống Hàn Quốc trở nên căng thẳng với giới công tố. Cụ thể, trong ngày 29.10, giới công tố muốn lục soát phòng làm việc của các cố vấn tổng thống bị tình nghi có liên quan nhưng đã bị Phủ tổng thống từ chối, với lập luận cần bảo vệ những bí mật quốc gia. Đến hôm qua, giới công tố tiếp tục đòi lục soát nhưng vẫn bị Phủ tổng thống cự tuyệt, theo Yonhap. Thay vì cho phép giới điều tra lục soát, Phủ tổng thống được cho là đã cung cấp tài liệu theo yêu cầu của phía công tố. Tuy nhiên, giới công tố khẳng định tài liệu mà Phủ tổng thống cung cấp “không có ý nghĩa”, không đáp ứng yêu cầu. Trước tình hình này, Chủ tịch đảng Dân chủ đối lập Choo Mi-ae kêu gọi Phủ tổng thống chấp nhận cho lục soát và yêu cầu giới công tố bắt bà Choi ngay lập tức.

Bà Choi đã bay sang Đức hồi tháng 9, thời điểm bắt đầu rộ lên các cáo buộc nhằm vào bà. Trong cuộc trả lời phỏng vấn với báo Segye Times hồi tuần rồi, bà Choi thừa nhận từng biên tập các diễn văn của bà Park, nhưng phủ nhận mọi cáo buộc và cho hay sẽ không về nước vì lý do sức khỏe. Tuy nhiên, đến sáng 30.10, bà Choi bất ngờ có mặt tại sân bay quốc tế Incheon ở Hàn Quốc. Giới công tố khẳng định bà Choi tự nguyện về nước và sẽ không triệu tập bà ngay trong ngày.

Lee Kyung-jae, luật sư đại diện bà Choi, hôm qua cho hay bà này trở về nước để trả lời thẩm vấn của phía công tố và sẽ hợp tác đầy đủ với giới điều tra. “Bà ấy chuyển lời xin lỗi chân thành vì đã có những hành động khiến công chúng giận dữ và thất vọng”, ông Lee cho hay, nhưng không bình luận về những cáo buộc nhằm vào bà Choi.

Văn Khoa

Video tin tức được xem nhiều:

Nguồn: Thanh Niên

Let's block ads! (Why?)

Đàn ông chỉ cần 3 ngày để muốn "yêu", phụ nữ cần 3 tháng

Những sự khác biệt trong tình yêu, hôn nhân giữa đàn ông và phụ nữ sẽ khiến bạn giật mình và bật cười thú vị:

Let's block ads! (Why?)

Nguy cơ lũ chồng lên lũ tại Hà Tĩnh và Quảng Bình

Theo ghi nhận, 2 ngày 29 và 30/10, các tỉnh miền Trung (từ Thanh Hóa đến Bình Thuận) bắt đầu xuất hiện mưa rải rác, có nơi mưa rất to.

Do mưa lớn, từ đêm 30/10, trên các sông ở Nghệ An tới Bình Định mực nước dâng lên cao, có khả năng xuất hiện một đợt lũ, biên độ lũ lên ở thượng lưu các sông từ 2-5m, ở hạ lưu từ 1-3m.

Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập úng cục bộ tại vùng trũng, thấp các tỉnh nói trên.

Tại Hà Tĩnh, trước đó, ngày 27/10, hồ Kẻ Gỗ đã có thông báo về việc xả tràn. Mực nước đo được sáng cùng ngày ở cao trình 30,80m. Theo đó, thời gian xả là 10h ngày 28/10 với lưu lượng 50 m/3 – 100m/3.

Tiếp đó, tối 30/10, nhà máy Thủy điện Hố Hô cũng đã tiến hành xã lũ với mức nước thượng lưu là 64,75m, lưu lượng nước về hồ là 500m3/s, lưu lượng nước qua tổ máy là 34m3/s và lưu lượng nước qua tràn là 387m3/s.

Nhà máy Thủy điện Hố Hô tiến hành xả lũ vào tối 30/10.

Bên cạnh đó, mực nước tại các sông Ngàn Sâu, Ngàn Trươi... đang dâng lên cao. Vùng hạ du nước cũng bắt đầu lên nhanh; một số cầu tràn, đường đi ở huyện Hương Khê đã bị ngập.

Lo sợ nước lên bất ngờ, gây ngập nặng như vừa qua, một số người dân bắt đầu chuẩn bị đồ đạc, di dời vật nuôi lên vùng an toàn.

Tại Quảng Bình, Lượng mưa lớn từ chiều qua đến hôm nay (31/10) đã khiến mực nước trên sông Gianh lên nhanh, một số xã như Văn Hóa, Châu Hóa, Mai Hóa (huyện Tuyên Hóa) và Quảng Tiên, Quảng Tân, Quảng Hải, Quảng Minh (thị xã Ba Đồn) bị ngập sâu trong nước.

Thời điểm 7h sáng 31/10, mực nước trên Sông Gianh (Quảng Bình) tại xã Mai Hóa là 6,23m, dưới báo động 3 là 0,27m.

Tại xã Quảng Hải, thị xã Ba Đồn, mưa lớn trong hai ngày đã khiến nước sông Gianh lên trở lại, gây vỡ đoạn đê cuối làng, gần ½ nhà cửa ở địa phương này chìm trong nước lũ. Hiện, lực lượng chức năng của xã đang tìm cách huy động lực lượng để đắp cứu đê nhưng không được.

Tại xã Quảng Tiên, nhiều người dân lo sợ lượng mưa lớn, sẽ tái diễn lại trận lũ lịch sử vừa qua. Vì vậy, người dân ở đây gần như thức trắng đêm để canh lũ. Theo ghi ghi nhận của PV, đến thời điểm hiện tại, nước đã lên mấp mé các nhà dân.

Các xã Quảng Hải, Quảng Trung, Quảng Tân, thuộc thị xã Ba Đồn, nước đã bắt đầu ngập vào nhà dân, do bị vỡ đê.

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết, mực nước tại sông, suối, hồ lên nhanh, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (BCH PCTT&TKCN) các tỉnh miền Trung đã có công điện khẩn nhằm cảnh báo, lên phương án chủ động đối phó với tình hình mưa lớn.

Dưới đây là một số hình ảnh ghi nhận sáng 31/10 tại 2 tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình:

Mực nước tại các sông Ngàn Sâu, Ngàn Phố... đang dâng cao

Nhiều cầu tràn đã bị ngập.

Người dân bắt đầu di chuyển vật nuôi tới cùng an toàn

Trong làng, một số tuyến đường dân sinh ở huyện Hương Khê đã ngập nước.

Mực nước sông Gianh đang dâng cao

Nước đã ngập vào nhiều nhà dân ở Quảng Bình.

Người dân lo lắng sẽ tiếp tục gánh chịu thêm đợt lũ mới.

PV Người Đưa Tin hiện đang có mặt tại các địa phương để cập nhật thông tin về tình hình mưa lũ.

PVMT

Let's block ads! (Why?)

Hà Nội: Bé trai 8 tuổi tử nạn vì rơi từ tầng 11 chung cư xuống đất

Vụ việc xảy ra vào khoảng 20h tối qua (30/10), tại tòa nhà K6 (khu đô thị Việt Hưng – Long Biên – Hà Nội). Nạn nhân là cháu Vũ. N. A (8 tuổi, trú tại K6 Khu Đô Thị Việt Hưng).

Theo thông tin ban đầu từ người dân, bé trai được cho là bị rơi từng tầng 11 tòa nhà xuống khu vực tầng 2 (khu vực giếng trời phía mặt trước của tòa nhà).

Tòa nhà nơi cháu bé gặp nạn.

Một số cư dân sống tại tòa nhà cho biết: “Lúc xảy ra sự việc là khoảng 20h tối qua 30/10. Thời điểm trên, mọi người phát hiện cháu bé đã bị rơi xuống tum tầng 2.

Ngay sau đó, người nhà cùng nhiều người sống trong tòa nhà đã đưa cháu bé đến bệnh viện nhưng cháu đã không qua khỏi.

Sau khi xảy ra sự việc, lực lượng chức năng cũng đã có mặt tại hiện trường để điều tra nguyên nhân vụ tai nạn.

Theo chị Tâm (bác nạn nhân): Thời điểm trên, cháu N. A đang chơi với 4 người bạn cùng tầng 11 cười đùa vui vẻ. Sau đó, cháu N. A cùng 2 người bạn trèo lên đoạn lan can thì không may bị rơi xuống phần mái tầng 2 tử vong tại chỗ.

Thấy bạn bị rơi, một người bạn của cháu N. A đã chạy vào phòng của gia đình thông báo cho bố mẹ cháu N. A biết. Bố mẹ cháu N. A đã ngất lịm đi khi con trai gặp nạn.

Nhận được tin báo, công an phường Việt Hưng cùng các cơ quan ban ngành đã đến khám nghiệm hiện trường.

Chị Tâm cho biết : “Cháu N. A là con thứ 2 của gia đình anh Dương. Cháu là đứa trẻ ngoan ngoãn, biết nghe lời ông bà, bố mẹ và các bác. Sự việc xảy ra, gia đình rất đau lòng, mẹ của cháu hiện đang rất đau xót.”

Khu vực tòa nhà từ trên cao nhìn xuống.

Trong sáng 31/10, Phòng Lao động thương binh và xã hội (LĐTB&XH) quận Long Biên cùng cán bộ quỹ bảo trợ trẻ em đến thăm hỏi, động viên, chia sẻ và hỗ trợ 2 triệu đồng.

Theo đại diện phòng LĐTB&XH, trong vòng 3 năm trở lại đây, ngoài trường hợp của cháu N. A thì trên địa bàn quận Long Biên cũng xảy ra 5 trường hợp tương tự. Bởi lẽ, vào thời điểm xây dựng các tòa nhà chung cư, khu đô thị lan can còn thấp.

Ban đầu đối với trẻ nhỏ từ 3 – 4 tuổi thì không thể trèo lên được nhưng khi các cháu lớn lên, do tính hiếu động đã treo lên lan can và do sơ xuất đã xảy ra sự việc đáng tiếc.

Hiện tại, phòng LĐ TB&XH cũng đang lên phương án, đề xuất với phòng quản lý đô thị và tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) đưa ra kế hoạch cụ thể để khắc phục tình trạng này như gia cố bên ngoài các tòa nhà chung cư trên địa bàn quận hay làm lan can theo hướng cửa kính và để lỗ thoáng thông gió phía trên có lưới bảo vệ.

N.Nam

Let's block ads! (Why?)