Sunday, July 31, 2016

Bà Hillary trở thành ứng cử viên tổng thống giữa lúc đảng Dân chủ nhiều sóng gió

(ĐSPL) - Sau ngày thứ hai của Đại hội toàn quốc đảng Dân Chủ, cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã trở thành đại diện chính thức của đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sắp tới. Liệu cựu Ngoại trưởng có tạo nên lịch sử là trở thành chủ nhân Nhà Trắng nhiệm kỳ tới đây?

Chiến thắng giữa sóng gió

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton từng là Thượng nghị sỹ bang New York và đệ nhất phu nhân Mỹ. Khác với “đối thủ” Donald Trump, bà bước vào cuộc bầu cử lần này với một kinh nghiệm chính trị dày dặn và nhiều năm phục vụ trong chính quyền Mỹ.

Nhưng, thắng lợi của bà lại vào đúng lúc đảng Dân chủ đang có nhiều sóng gió. Trước thềm đại hội đảng Dân chủ, Wikileaks đã tiết lộ các email nội bộ của đảng cho thấy những bất đồng diễn ra trong các thành viên lãnh đạo đảng này.

Sự việc này thậm chí đã đẩy “người bạn thân lâu năm” của bà Clinton là Debbie Wasserman Schultz, Chủ tịch đảng Dân chủ phải tuyên bố từ chức. Không dừng lại ở đó, cũng trong ngày đại hội đảng, hàng trăm người dân Mỹ đã xuống đường biểu tình phản đối quyết định lựa chọn ông Tim Kaine thay vì ông Bernie Sanders làm Phó Tổng thống trong trường hợp bà Clinton đắc cử.

Hillary Clinton phát biểu tại đại hội đảng Cộng hòa Mỹ. - Ảnh: Reuters

CNN dẫn cuộc khảo sát diễn ra từ 22- 26/7 do Reuters/Ipsos thực hiện, theo đó, 39% cử tri Mỹ muốn bỏ phiếu cho ông Trump, 37% cho bà Clinton và đến 24% không bầu cho ai cả. Trong suốt chặng đua vào Nhà Trắng trong năm 2016, bà Clinton hầu như luôn dẫn trước ông Trump khi nói về tỉ lệ ủng hộ của cử tri, nhưng kết quả bất ngờ này khiến không ít người thất vọng.

Tuy nhiên trong suốt chặng đường chính trị của mình, cựu Ngoại trưởng Mỹ luôn thể hiện mình là một người phụ nữ nghiêm khắc và cứng rắn. Không chỉ chiếm được sự ủng hộ từ các cử tri Mỹ, thậm chí bà Clinton còn nhận được sự hậu thuẫn của đối thủ.

“Tôi muốn chúc mừng bà Clinton đã trở thành người chính thức đại diện cho đảng Dân chủ, người xứng đáng nhất để trở thành Tổng thống vào tháng 11 tới. Tôi sẽ làm mọi điều có thể để giúp bà ấy trở thành Tổng thống. Sau cuộc đua tranh cử, tôi nhận ra rằng, chiến dịch này chính là nhằm vào nhu cầu của công dân Mỹ để giải quyết các cuộc khủng hoảng trước mắt, chứ không phải về bất kỳ cá nhân nào khác”, Thượng nghị sỹ Bernie Sanders, người từng đối đầu với bà Clinton phát biểu trước những người ủng hộ mình tại tiểu bang New Hamsphire.

Mặc dù trước đó, hai người còn là đối thủ cạnh tranh gay gắt trong chính đảng Dân chủ nước Mỹ. Cựu Ngoại trưởng Mỹ còn ghi dấu ấn đặc biệt trong lòng Tổng thống Mỹ Barack Obama cùng nhiều nhà chính trị luôn ca ngợi, ủng hộ bà Clinton.

Washington Post cho hay, ứng viên đảng Dân chủ còn “được lòng” hàng loạt tên tuổi lớn của phía đảng Cộng hoà. Điển hình như Bộ trưởng Tài chính Henry Paulson, cố vấn của cựu Tổng thống Mỹ George Bush thẳng thắn bày tỏ: “Donald Trump dường như không phải một thành viên trong đảng Cộng hoà, ông ta không muốn học hỏi về mọi vấn đề. Vì vậy, tôi sẽ bỏ phiếu cho bà Clinton”.

Rất nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp, cố vấn thân cận của các đời Tổng thống Mỹ của đảng Cộng hoà đều cho rằng, bà Hillary xứng đáng làm Tổng thống hơn nhiều so với đại diện của đảng họ.

Bước ngoặt cho chính trường Mỹ

Khác với đối thủ của mình, ứng viên đảng Cộng hòa Donald Trump, những cam kết khi ra tranh cử của bà Clinton không có nhiều điểm khác biệt. Trong khi chính sách đối nội, phần lớn là sự kế thừa của những Tổng thống tiền nhiệm Barack Obama, như theo đuổi về cải cách y tế, cải cách nhập cư, ủng hộ một số chương trình mang tính xã hội, như giảm gánh nợ đại học cho sinh viên, siết chặt và “vá” những lỗ hổng trong luật sở hữu súng...

Tuy nhiên, điểm khác biệt của bà Clinton so với vị tỉ phú Donald Trump chính là chính sách đối ngoại. Bà muốn mạnh tay hơn nữa trong vấn đề Israel, khẳng định sẽ buộc Iran phải thực thi nghiêm túc thỏa thuận hạt nhân, gây thêm áp lực lên Nga về các vấn đề Syria và Ukraine, quyết ngăn chặn không để IS hành động hung hãn như hiện nay, kiềm chế Trung Quốc ở Biển Đông và trong các vấn đề nhân quyền...

Đây cũng chính là một số điểm nhấn, bà đã để lại trong quá trình là Ngoại trưởng Mỹ. Phát biểu hồi năm 2010, sau cuộc gặp với các Bộ trưởng ASEAN, bà Hillary Clinton đã thể hiện quan điểm của Mỹ về các vấn đề tại Biển Đông khi tuyên bố: “Mỹ, cũng giống như mọi quốc gia khác, có quyền lợi về tự do hàng hải và tôn trọng luật pháp quốc tế tại Biển Đông”.

Sputnik News (Nga) dẫn lời phát biểu mới nhất ngày 27/7 của ứng viên đảng Dân chủ Hillary Clinton, một lần nữa thể hiện quan điểm của mình trong chính sách đối ngoại: “Tôi tin tưởng vào sự cứng rắn đối với các đối thủ khôn ngoan của chúng ta, tin tưởng vào việc tìm kiếm các điểm tiếp cận chung, nơi chúng ta có thể kiên quyết khi cần thiết.

Đây là sự cân bằng cho phép khi làm việc với tất cả các nước. Với Trung Quốc là để tăng áp lực đối với vấn đề Triều Tiên; làm việc với Nga về Hiệp ước mới cắt giảm vũ khí tấn công, nhằm mục đích giảm thiểu các kho dự trữ hạt nhân”.

Bình luận về những cam kết đối ngoại, nếu trở thành Tổng thống Mỹ 2016, chuyên gia Trevor Timm của The Guardian (Anh) cho hay: “Lập trường của bà ấy mang nhiều màu sắc quân sự hơn bất cứ ứng viên nào còn lại trong cuộc đua”.

Cuộc chạy đua vào Nhà Trắng đang ở giai đoạn quyết định, đảng Dân chủ đã có một lựa chọn tuyệt vời về người đại diện đảng ra tranh cử Tổng thống. Vậy với đối thủ của bà, ông Donald Trump sẽ tạo ra sự khác biệt gì nếu trở thành Tổng thống Mỹ?

PHƯƠNG ANH

(Theo CBS News, The Guardian, CNN)

Video tin tức được xem nhiều:

Let's block ads! (Why?)

Nhiều thủ lĩnh IS tại Iraq tháo chạy sang Syria

Nhiều thủ lĩnh của tổ chức khủng bố IS đã rời Mosul chạy sang Syria trong bối cảnh các lực lượng Iraq chuẩn bị tiến hành một chiến dịch lớn giành lại thành phố.

Nhiều thủ lĩnh của tổ chức khủng bố IS đã rời Mosul chạy sang Syria trong bối cảnh các lực lượng Iraq chuẩn bị tiến hành một chiến dịch lớn giành lại thành phố.

Ngày 30/7, trong bài phát biểu trên truyền hình, Bộ trưởng Quốc phòng Iraq Khaled al-Obeidi cho biết có nhiều thông tin tình báo về mâu thuẫn gia tăng trong các thành phần đầu sỏ của IS, nhất là liên quan vấn đề tài chính. Nhiều thủ lĩnh IS cũng như gia đình các tay súng IS ở Mosul đã bán tài sản và chạy sang Syria. Thậm chí một bộ phận trong đó còn tìm cách chạy sang khu vực người Kurd ở Iraq.

IS đã mất ít nhất nửa vùng lãnh thổ do lực lượng này chiếm giữ ở Iraq năm 2014. Hiện nay, lực lượng IS tại Mosul - thành phố lớn thứ hai của Iraq hiện do IS kiểm soát từ tháng 6/2014 - được cho là chưa đến 10.000 tay súng, trong khi chính phủ Iraq dự tính sẽ điều động 30.000 quân tới giành lại thành phố này với sự hậu thuẫn của các cuộc oanh kích do liên quân do Mỹ đứng đầu thực hiện.

Trong nhiều tuần qua, chiến dịch chống IS đang trên đà tiến sau khi lực lượng chính phủ Iraq giành lại thành phố Fullujah và chiếm lại một căn cứ không quân quan trọng ở phía Nam thành phố Mosul.

Theo ông al-Obeidi, thách thức lớn nhất đối với quân đội sẽ là bảo vệ dân thường tại Mosul, hiện còn khoảng 2 triệu người. Ông dự đoán ít nhất 500.000 dân thường sẽ phải đi sơ tán khi chiến dịch bắt đầu tại thành phố này. Trong khi đó, theo báo cáo vừa được công bố của Ủy ban Chữ Thập Đỏ Quốc tế (ICRC), chiến dịch của chính phủ Iraq giành lại Mosul từ tay IS có thể khiến 1 triệu người Iraq phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn tại miền Bắc nước này trong vài tuần tới.
Theo báo cáo, 1 triệu người nói trên sẽ gia nhập cùng với hơn 3 triệu người Iraq đã phải rời bỏ nhà cửa để tránh xung đột trong 2 năm rưỡi qua. Trong chiến dịch trước đó của quân đội chính phủ nhằm giành lại Fallujah đã có hàng chục nghìn người phải đi sơ tán, trong đó rất nhiều người đã phải sống trong các điều kiện tồi tệ và cần viện trợ nhân đạo khẩn cấp.

ICRC cho rằng số người có thể phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn khi các lực lượng Iraq đẩy mạnh chiến dịch quân sự nhằm giành lại thành phố Mosul sẽ lớn hơn nhiều và những khu vực họ tới có thể sẽ vô cùng khó khăn. ICRC hiện đang kêu gọi khoản tài chính bổ sung 17,1 triệu USD để viện trợ khẩn cấp cho những người dân chạy loạn ở Iraq.

Nguồn: TTXVN

Video tin tức được xem nhiều:

Let's block ads! (Why?)

Thổ Nhĩ Kỳ: Giáo sĩ Gulen chỉ là con tốt, còn kẻ chủ mưu khác

(ĐSPL) - Hôm 30/7, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tuyên bố giáo sỹ Hồi giáo Fethullah Gulen chỉ là con tốt và còn "kẻ chủ mưu" khác.

Theo VietNamPlus, trong những phát biểu của mình, ông Erdogan thường xuyên nhắc tới một "kẻ chủ mưu", được nhiều người coi là ám chỉ Phương Tây nói chung và Mỹ nói riêng.

Tuy nhiên, cả Washington và giáo sỹ Gulen đều phủ nhận liên quan đến âm mưu đảo chính tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Giáo sỹ Hồi giáo Fethullah Gulen. - Ảnh: alchetron.

Cùng ngày, một quan chức Thổ Nhĩ Kỳ giấu tên cho biết Cơ quan tình báo quốc gia (MIT) đã chặn được hàng loạt tin nhắn mã hóa mà những người ủng hộ giáo sỹ Gulen gửi đi trước vụ đảo chính bất thành hôm 15/7, theo đó giúp Ankara thu thập được hàng nghìn cái tên trong mạng lưới của giáo sỹ này.

Báo Dân Việt đưa tin, Tổng thống Erdogan còn cáo buộc Tư lệnh Bộ Chỉ huy Trung tâm Mỹ (CENTCOM), Tướng Joseph Votel đứng về phe những đối tượng đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ khi cho rằng bất ổn ở nước này có thể làm giảm cấp độ hợp tác quân sự với Washington.

Phát biểu tại một trung tâm quân sự ở Golbasi, bên ngoài thủ đô Ankara hôm 29.7, Tổng thống Erdogan nêu rõ: "Ông đang đứng về phía những kẻ lập mưu đảo chính thay vì cảm ơn đất nước này đã đánh bại âm mưu đảo chính. Ông đã tự cho thấy bộ mặt của mình với những tuyên bố đó... Hãy biết vị trí của mình! Kẻ lên kế hoạch đảo chính vốn đang ở nước ông và các ông đang nuôi dưỡng hắn". Ông Erdogan có ý nói đến giáo sĩ Fethullah Gulen, người bị Ankara cáo buộc đứng sau cuộc đảo chính bất thành và muốn được dẫn độ từ Mỹ về nước.

Trước đó, ngày 28/7, tướng Joseph Votel cho rằng cuộc đảo chính và việc bắt giữ hàng chục tướng Thổ Nhĩ Kỳ có thể gây ảnh hưởng đến hợp tác quân sự giữa 2 nước. Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt giữ gần một nửa trong số 358 tướng với cáo buộc đồng lõa trong cuộc đảo chính bất thành.

Tướng Joseph Votel khẳng định bất cứ cáo buộc nào cho rằng ông có dính líu đến cuộc đảo chính bất thành ở Thổ Nhĩ Kỳ đều là sai sự thật.

Sau cuộc đảo chính bất thành ngày 15/7, chính quyền Ankara tiến hành một chiến dịch thanh trừng trên diện rộng. Theo số liệu chính thức được công bố ngày 30/7, khoảng 18.000 người bị tạm giam, gần 10.000 người bị bắt giữ.Chiến dịch thanh trừng không loại trừ một lĩnh vực nào, kể cả báo giới. Gần 50 ngàn hộ chiếu bị hủy bỏ nhằm ngăn chặn các trường hợp chạy trốn ra nước ngoài. Hiện các cuộc thanh trừng bắt đầu nhắm vào giới doanh nhân.

GIA BẢO (Tổng hợp)

Nguồn: Người Đưa Tin

Video tin tức được xem nhiều:

Let's block ads! (Why?)

Xem pháo GAU-22 Gatling của tiêm kích F-35 bắn 55 viên đạn mỗi giây

Video ghi lại một cuộc thử nghiệm vũ khí trang bị trên tiêm kích F-35B. Theo CNN, pháo GAU-22 Gatling gắn bên ngoài tiêm kích F-35B của Thủy quân lục chiến Mỹ có thể bắn 55 viên đạn mỗi giây.

Theo Business Insider, vào ngày 06/07 tại căn cứ Hải quân ở Patuxent River, bang Maryland, Thủy quân lục chiến Mỹ đã thử nghiệm thành công lần đầu tiên với pháo GAU-22 trang bị cho F-35B.

Khác với thiết kế của phiên bản F-35A cho Không quân Mỹ, các phiên bản F-35B và C cho Hải quân Mỹ được trang bị loại pháo 25mm với cơ số đạn là 220 viên.

  Xem pháo GAU-22 Gatling của tiêm kích F-35 bắn 55 viên đạn mỗi giây - Ảnh 1

Tiêm kích F-35B bay cùng một máy bay chiến đấu khác trên bầu trời Patuxent River, Maryland. (Ảnh: Business Insider)

Điều này cho thấy, các phiên bản F-35B và C sử dụng trên các tàu sân bay hoặc tàu đổ bộ sẽ có các tùy chọn vũ khí nhằm giảm trọng lượng và tăng hiệu quả trong sử dụng nhiên liệu.

Tuy nhiên, với tốc độ bắn ấn tượng nhưng có cơ số đạn hạn chế, pháo GAU-22 trên F-35B nhận được nhiều lời chỉ trích khi nó có thể "nướng" sạch số đạn mang theo chỉ trong 4 giây. Khả năng khai hỏa thần tốc của pháo GAU-22 chỉ có lợi trong những màn tấn công tiêu diệt mục tiêu chớp nhoáng.

Phan Hoàng

Let's block ads! (Why?)

Đảo chính Thổ Nhĩ Kỳ: Có "con hổ lớn" đứng sau giáo sĩ Gulen

Ngày 30.7, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cho rằng giáo sĩ Hồi giáo Fethullah Gulen, người bị cáo buộc dàn dựng âm mưu đảo chính bất thành vừa qua, chỉ là con tốt của được một "kẻ chủ mưu" chống lưng.

Trong những phát biểu của mình, ông Erdogan thường xuyên nhắc tới một "kẻ chủ mưu", được nhiều người coi là ám chỉ Phương Tây nói chung và Mỹ nói riêng. Tuy nhiên, cả Washington và giáo sĩ Gulen đều phủ nhận liên quan đến âm mưu đảo chính tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Trong cuộc đảo chính thất bại đêm 15.7, có gần 8.700 binh sĩ, chiếm 1,5% quân số của lực lượng vũ trang nước này đã tham gia. Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã cáo buộc 8.651 binh sỹ có liên quan đến “mạng lưới khủng bố” của giáo sĩ Gulen. Trong cuộc đảo chính vừa qua, phe nổi dậy đã huy động và sử dụng 3 tàu chiến, 75 xe tăng, 248 xe bọc thép cùng gần 4.000 đơn vị súng bộ binh. Ngoài ra, lực lượng đảo chính cũng sử dụng 35 máy bay chiến đấu và 40 máy bay trực thăng để tiến hành các hoạt động lật đổ chính phủ hợp pháp Thổ Nhĩ Kỳ.

Các binh sĩ tham gia đảo chính đã bị bắt giữ và chịu những hình phạt hà khắc.

Ngoài việc cáo buộc giáo sĩ Gulen, Tổng thống Erdogan còn cáo buộc Tư lệnh Bộ Chỉ huy Trung tâm Mỹ (CENTCOM), Tướng Joseph Votel đứng về phe những đối tượng đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ khi cho rằng bất ổn ở nước này có thể làm giảm cấp độ hợp tác quân sự với Washington.

Phát biểu tại một trung tâm quân sự ở Golbasi, bên ngoài thủ đô Ankara hôm 29.7, Tổng thống Erdogan nêu rõ: "Ông đang đứng về phía những kẻ lập mưu đảo chính thay vì cảm ơn đất nước này đã đánh bại âm mưu đảo chính. Ông đã tự cho thấy bộ mặt của mình với những tuyên bố đó... Hãy biết vị trí của mình! Kẻ lên kế hoạch đảo chính vốn đang ở nước ông và các ông đang nuôi dưỡng hắn". Ông Erdogan có ý nói đến giáo sĩ Fethullah Gulen, người bị Ankara cáo buộc đứng sau cuộc đảo chính bất thành và muốn được dẫn độ từ Mỹ về nước.

Trước đó, ngày 28.7, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Trung tâm của Mỹ (CENTCOM), Tướng Joseph Votel cho rằng cuộc đảo chính và việc bắt giữ hàng chục tướng Thổ Nhĩ Kỳ có thể gây ảnh hưởng đến hợp tác quân sự giữa 2 nước. Thổ Nhĩ Kỳ đã bắt giữ gần một nửa trong số 358 tướng với cáo buộc đồng lõa trong cuộc đảo chính bất thành.

Tướng Joseph Votel khẳng định bất cứ cáo buộc nào cho rằng ông có dính líu đến cuộc đảo chính bất thành ở Thổ Nhĩ Kỳ đều là sai sự thật.

Sau cuộc đảo chính bất thành ngày 15.7, chính quyền Ankara tiến hành một chiến dịch thanh trừng trên diện rộng. Theo số liệu chính thức được công bố ngày 30.7, khoảng 18.000 người bị tạm giam, gần 10.000 người bị bắt giữ.Chiến dịch thanh trừng không loại trừ một lĩnh vực nào, kể cả báo giới. Gần 50 ngàn hộ chiếu bị hủy bỏ nhằm ngăn chặn các trường hợp chạy trốn ra nước ngoài. Hiện các cuộc thanh trừng bắt đầu nhắm vào giới doanh nhân.

Nguồn: Dân Việt

Xem thêm: 

Let's block ads! (Why?)

Đâm bé trai tử vong, tài xế chối bỏ trách nhiệm

(ĐSPL) – Đâm bé trai 8 tuổi tử vong nhưng Tam không chịu thừa nhận là người gây ra tai nạn đối với bé trai mà chối bỏ trách nhiệm.

Tri thức trực tuyến đưa tin, ông Hồ Quốc Tam (44 tuổi, huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) điều khiển xe tải đâm trúng bé trai 8 tuổi đi xe đạp tử vong tại chỗ nhưng ông này chối bỏ trách nhiệm. Khi người dân cung cấp camera ghi lại, Tam mới nhận tội.

Cụ thể, Vnexpress đưa tin, khoảng 16h ngày 30/7, em Đậu Anh K. (8 tuổi)  đạp xe trên quốc lộ 1A theo hướng Bắc - Nam. Khi đến ngã tư ở thị trấn Cẩm Xuyên, xe đạp bị xe tải biển Hà Tĩnh do ông Tam chạy từ trong ngõ hẻm ra tông trúng.

Hiện trường vụ tai nạn. Ảnh Vnexpress.

Cú tông mạnh khiến em K. ngã xuống đường, tử vong ngay tại chỗ. Tài xế Tam đang chở theo bố dừng xuống, song không chịu thừa nhận là người gây ra tai nạn đối với bé.

Trước thái độ của Tam, hàng chục người dân tỏ ra bất bình và bao vây thủ phạm và phương tiện gây tai nạn.

Nhận được tin báo, lực lượng CSGT Công an thị trấn Cẩm Xuyên có mặt tại hiện trường, điều tra làm rõ nguyên nhân.

Người dân sống cạnh hiện trường vụ tai nạn đã cung cấp camera ghi lại toàn bộ vụ tai nạn giao thông cho nhà chức trách. Trước những chứng cứ không thể chối cãi, Tam mới cúi đầu nhận tội.

Đến 17h cùng ngày, thi thể em K. được bàn giao cho gia đình đưa về nhà an táng.

LAN ANH (Tổng hợp)

Nguồn: Người đưa tin

Xem thêm: 

Let's block ads! (Why?)

7.000 cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ phong tỏa căn cứ không quân NATO

(ĐSPL) - Khoảng 7.000 cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ cùng với các phương tiện hạng nặng đã bao vây và phong tỏa căn cứ không quân Incirlik của NATO tại thành phố Adana. 

Báo Dân Việt đưa tin, sáng 31/7, khoảng 7.000 cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ cùng với các phương tiện hạng nặng đã bao vây và phong tỏa căn cứ không quân Incirlik của NATO tại thành phố Adana. Các báo cáo chưa được xác minh cho rằng lực lượng an ninh được điều tới đây để ngăn chặn một âm mưu đảo chính mới.

Hãng tin Hurriyet trước đó cho biết cảnh sát thành phố Adana đã nhận được thông tin về một âm mưu đảo chính mới và các lực lượng an ninh đã được cảnh báo ngay lập tức. Lối vào căn cứ không quân Incirlik đã bị phong tỏa.

Cảnh sát Thổ Nhĩ Kỳ phong tỏa căn cứ không quân Incirlik của NATO tại thành phố Adana.

Những bức ảnh do các nhân chứng chụp tại hiện trường cho thấy lực lượng an ninh được trang bị súng trường và phương tiện bọc thép TOMA bao vây xung quanh căn cứ không quân Incirlik.

Báo Người lao động viết, trong một động thái dường như để trấn an dư luận, Bộ trưởng Thổ Nhĩ Kỳ về các vấn đề EU Omer Celik viết trên Twitter rằng họ đang thực hiện kiểm tra an ninh tại căn cứ không quân nói trên.

“Chúng tôi đang tổng kiểm tra an ninh. Không có vấn đề gì xảy ra ạ” – ông Omer Celik viết trên Twitter từ Adana.

Một số người ủng hộ Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã đổ ra khu hàng rào bao quanh căn cứ.

Phương tiện bọc thép hạng nặng cũng được điều tới bên ngoài căn cứ Incirlik.

Báo Kiến thức cho biết, căn cứ không quân Incirlik nằm ở tỉnh Adana và  là một cơ sở quan trọng của NATO ở Thổ Nhĩ Kỳ. Mỹ đã lưu trữ  50-90 vũ khí hạt nhân chiến thuật  tại căn cứ không quân này.

Phương tiện truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ đã chĩa mũi dùi vào Căn cứ không quân Incirlik, sau cuộc đảo chính thất bại ở Thổ Nhĩ Kỳ xảy ra vào đêm 15/7, mặc dù vụ đảo chính tập trung vào Istanbul và Ankara. Căn cứ không quân Incirlik đã bị đóng cửa  một thời gian ngay sau khi cuộc đảo chính bất thành. Binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ đóng ở đây bị tố cáo dính líu đến cuộc đảo chính quân sự thất bại đêm 15 rạng sáng ngày 16/7.

Vụ phong tỏa Căn cứ không quân Incirlik được tiến hành sau làn sóng biểu tình ủng hộ Tổng thống Erdogan hôm 28/7 thứ Năm, giương cao biểu ngữ “đả đảo Mỹ” và kêu gọi đóng cửa ngay lập tức Căn cứ không quân Incirlik. Nhân viên an ninh đã giải tán những người biểu tình, trước khi họ có thể tiến vào căn cứ không quân này.

Sự hiện diện của gần 7.000 cảnh sát vũ trang cùng với xe quân sự hạng nặng khiến người ta đặt câu hỏi: Liệu Thổ Nhĩ Kỳ phong tỏa Căn cứ không quân Incirlik có  đơn thuần là một đợt "kiểm tra an toàn”?

LAN ANH (Tổng hợp)

Nguồn: Người đưa tin

Xem thêm: 

Let's block ads! (Why?)