Saturday, July 30, 2016

Video: PKK phục kích phá xe bọc thép của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ

Theo Arab Source, cuộc phục kích do lực lượng Đảng công nhân người Kurd (PKK) thực hiện gần một trạm kiểm soát an ninh tại vùng nông thôn Cukurca thuộc Thổ Nhĩ Kỳ.

Một vụ nổ mìn lớn đã xảy ra khi chiếc xe bọc thép đang di chuyển chậm rãi trên đường. Kết quả chiếc xe đã bị phá hủy, 5 binh sĩ Thổ Nhĩ Kỳ đã thiệt mạng và 8 binh sĩ khác bị thương.

Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã giao tranh với lực lượng PKK trong nhiều năm qua tại khu vực phía đông nam nước này. Hơn 60 thành phố đã trở thành chiến trường giữa lực lượng chính phủ và phe nổi dậy người Kurd.

Một lệnh giới nghiêm đã chính thức được ban hành tại các thành phố lớn nằm trong tầm ảnh hưởng của cuộc xung đột nói trên.

  Video: PKK phục kích phá xe bọc thép của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ - Ảnh 1

Hình ảnh trích dẫn từ clip cho thấy chiếc xe bọc thép của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ trước khi bị trúng bẫy mìn phục kích của lực lượng PKK.

Phan Hoàng

Let's block ads! (Why?)

Ấn Độ nhờ Mỹ hỗ trợ tìm máy bay mất tích

Ấn Độ đã phải yêu cầu Mỹ hỗ trợ trong việc tìm kiếm chiếc máy bay AN-32 của không quân nước này bị mất tích hôm 22/7.

Báo mạng “The Times of India” ngày 30/7 cho biết thông tin trên. Phát biểu tại phiên họp Hạ viện hôm 29/7, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Manohar Parrikar cho biết chính phủ nước này đang đề nghị quân đội Mỹ cung cấp các thông tin từ vệ tinh liên quan đến tín hiệu của chiếc máy bay mất tích, đồng thời cho rằng khả năng máy bay mất tích do hành động phá hoại là “rất thấp”.

Chỉ huy cảnh sát biển miền đông của Ấn Độ Rajan Bargotra trong cuộc họp báo công bố chiến dịch tìm kiếm máy bay AN-32 tại Chennai ngày 25/7. Ảnh: AFP/TTXVN.

Ông khẳng định các quy trình vận hành máy bay đáp ứng các tiêu chuẩn và AN-32 là loại máy bay an toàn nhất hiện nay. Như để dẫn chứng cho điều này, ông cho biết sau khi đại tu lần đầu tiên, chiếc máy bay mất tích trên đã thực hiện 279 giờ bay và các phi công đã trải qua hơn 500 giờ bay trên tuyến đường này.

Chiếc máy bay AN-32 của Không quân Ấn Độ mất tích hôm 22/7 trên đường từ căn cứ không quân Tambaram (bang Chennai) tới cảng Blair, chỉ sau 16 phút cất cánh. Lúc gặp nạn trên máy bay có 29 người, trong đó có 6 thành viên phi hành đoàn.

Ấn Độ đã huy động số lượng lớn các tàu hải quân và cả tàu ngầm Sindhudhwaj để tham gia tìm kiếm nhưng đến nay vẫn chưa có thông tin chính thức liên quan đến sự mất tích bí ẩn của chiếc máy bay xấu số trên.

Nguồn: TTXVN

Let's block ads! (Why?)

Tướng Mỹ phủ nhận cáo buộc liên quan đến đảo chính Thổ Nhĩ Kỳ

Ngày 29/7, Tư lệnh Bộ Chỉ huy Trung tâm Mỹ (CENTCOM), Tướng Joseph Votel khẳng định bất cứ cáo buộc nào cho rằng ông có dính líu đến cuộc đảo chính bất thành ở Thổ Nhĩ Kỳ đều là sai sự thật.

Tuyên bố của CENTCOM dẫn lời Tướng Votel nêu rõ: "Bất cứ thông tin nào nói rằng tôi có liên quan đến âm mưu đảo chính bất thành ở Thổ Nhĩ Kỳ là đáng tiếc và hoàn toàn không chính xác. Thổ Nhĩ Kỳ luôn là một đối tác tuyệt vời và sống còn ở khu vực trong nhiều năm. Chúng tôi trân trọng sự hợp tác được duy trì với Thổ Nhĩ Kỳ và mong đợi quan hệ đối tác của chúng ta trong cuộc chiến chống tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) trong tương lai".

Tướng Joseph Votel trong một cuộc họp báo. Ảnh: THX/ TTXVN

Tuyên bố của Tướng Votel được đưa ra sau khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan chỉ đính danh ông này liên quan đến cuộc đảo chính quân sự bất thành vừa qua ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Chính quyền Mỹ cũng đã lên tiếng bênh vực Tướng Votel. Người phát ngôn Nhà Trắng Eric Schultz cho rằng những cáo buộc của ông Erdogan là "hoàn toàn sai sự thật", đồng thời nhận mạnh Tổng thống Barak Obama coi ông Erdogan là "đồng minh gần gũi" và hai nhà lãnh đạo đang hợp tác với nhau trong nhiều vấn đề quốc tế ưu tiên, trong đó có cuộc chiến chống IS.

Hôm 28/7 vừa qua, Tướng Votel cho rằng cuộc đảo chính và việc bắt giữ hàng chục tướng Thổ Nhĩ Kỳ có thể ảnh hưởng đến hợp tác quân sự giữa hai nước.

Quan hệ giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đang trong giai đoạn nhạy cảm khi chính quyền Ankara cáo buộc Giáo sĩ F. Gulen đang sống lưu vong tại Mỹ là người đứng sau cuộc đảo chính thất bại vào đêm 15/7 vừa qua.

Hiện chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã yêu cầu Mỹ dẫn độ ông Gulen về Thổ Nhĩ Kỳ để xét xử. Tuy nhiên, chính quyền Washington lại quả quyết rằng Thổ Nhĩ Kỳ phải cung cấp đầy đủ bằng chứng chứng minh Giáo sĩ Gulen liên quan đến cuộc đảo chính quân sự vừa qua trước khi Mỹ xem xét dẫn độ ông này.

Nguồn: TTXVN

Let's block ads! (Why?)

Cận cảnh xe Humvee của Mỹ nhảy dù từ vận tải cơ C-17 Globemaster III

Video với những góc quay đẹp và độc đáo ghi lại quá trình thả rơi các xe bọc thép Humvee của Quân đội Mỹ vào không trung từ siêu vận tải cơ khổng lồ Boeing C-17 Globemaster III:

Theo Foxtrotalpha đăng tải, chuyến "nhảy dù" cho các xe quân sự nói trên được thực hiện tại Fort Bragg, bắc Carolina bởi phi đội số 16 của Không quân Mỹ tại Charleston, phía nam Carolina.

Đây là một cảnh tượng khá đẹp mắt khi được chứng kiến hàng trăm tấn thiết bị quân sự được thả vào giữa không trung ở một độ cao như vậy. Tuy nhiên, chỉ cần một sự cố nhỏ xảy ra cũng sẽ trở thành một thảm họa khi nó có thể gây ra tai nạn và làm thiệt hại nặng nề đến các khí tài quân sự đắt đỏ.

  Cận cảnh xe Humvee của Mỹ nhảy dù từ vận tải cơ C-17 Globemaster III - Ảnh 1

(Ảnh: Airsource Military)

Phan Hoàng

Let's block ads! (Why?)

Bắn 300 người giữa phố, Philippines "rắn" hay tàn nhẫn?

Kế hoạch giết tất cả những kẻ tình nghi là tội phạm ma túy mà không cần xét xử của Tổng thống Philippines đang bị nhiều tổ chức phản đối kịch liệt vì sự tàn nhẫn, vi phạm nhân quyền và luật pháp.

Từ khi Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte chiến thắng trong cuộc bầu cử tháng 5.2016, số người thiệt mạng sau những cuộc đàn áp của cảnh sát đã tăng lên đáng kể. Đây là một phần trong kế hoạch loại bỏ tội phạm ma túy của ông.

Châm ngôn lúc tranh cử của ông Duterte: "Nói không với ma túy.

Từ đầu tháng 7 đến nay, trên khắp đường phố Philippines, người ta dễ dàng bắt gặp cảnh tượng những kẻ bị tình nghi là tội phạm ma túy nằm bất động trong vũng máu. Họ có thể đã bị cảnh sát truy bắt và hành quyết ngay trên phố, hoặc bị người dân tấn công, theo lời kêu gọi của tổng thống nước này. Đây được gọi là những cuộc hành quyết không xét xử.

Tổng thống Philippines khuyến khích người dân sử dụng bạo lực chống lại những người buôn bán ma túy, theo CNN. Ông nói: "Hãy thoải mái gọi cho chúng tôi, hoặc tự làm điều đó nếu bạn có súng trong tay. Tôi ủng hộ bạn làm điều đó".

"Hãy bắn hắn ta (người buôn ma túy) và tôi sẽ tặng bạn một huy chương", vị Tổng thống mới nhậm chức tuyên bố.

Theo số liệu của lực lượng Cảnh sát quốc gia Philippines (PNP), trong hai tuần đầu tiên từ khi Rodrigo Duterte nhậm chức, đã có 135 kẻ tình nghi buôn bán và sử dụng ma túy thiệt mạng và 1.844 người khác bị bắt.

Tuy nhiên, tính từ ngày 1.7 đến 24.7, số người thiệt mạng là 293 người, theo số liệu mà các nhóm nhân quyền thu thập được từ cảnh sát. Con số này chưa bao gồm những người buôn hoặc sử dụng ma túy bị giết bởi những người ngoài vòng pháp luật.

Hiện chính sách diệt tội phạm ma túy của tổng thống Philippines, được gọi là “The Punisher”, đang gây tranh cãi ngay tại chính quốc gia của họ. Cảnh sát cho rằng đây là việc cần làm, trong khi các nhóm nhân quyền và nhiều người dân lên án và kêu gọi hành động tàn bạo này cần phải chấm dứt.

Tác dụng răn đe: Người nghiện lũ lượt đầu thú

Theo báo DW của Đức, cảnh sát Philippines thừa nhận họ đã giết chết những người bị tình nghi là buôn bán và sử dụng ma túy trong quá trình truy bắt. Thậm chí một tờ báo quốc gia Philippines còn xuất bản "danh sách giết người" hàng ngày kiểm đếm số vụ người chết dưới tay cảnh sát.

Phát ngôn viên của Cảnh sát quốc gia Philippines (PNP), ông Dionardo Carlo giải thích các vụ giết người là để tự vệ. "Đây là những người chống lại cảnh sát của chúng tôi. Cảnh sát chỉ đang bảo vệ bản thân. Nếu có bất kỳ hành vi sai trái nào của phía cảnh sát, một cuộc điều tra sẽ được tiến hành".

“Hãy bắn hắn ta (người buôn ma túy) và tôi sẽ tặng bạn một huy chương", Tổng thống Philippines tuyên b

Trong một cuộc phỏng vấn, Cảnh sát trưởng quốc gia Philippines, ông Ronald dela Rosa, gọi chiến dịch truy quét này là cần thiết.

"Nếu chúng tôi không làm điều này, tội phạm ma túy sẽ lên cầm đầu. Chỉ lúc này chúng ta mới có được một người tổng thống quyết tâm. Ông rất cứng rắn và không hề khoan nhượng trong cuộc chiến chống ma túy."

Không thể phủ nhận chiến dịch càn quét của ông Duterte có tác dụng răn đe đối với người dân. Từ đầu tháng 7 đến nay đã có gần 60.000 người nghiện ma túy Philippines tự ra đầu thú vì lo sợ bị hành quyết.

Một quan chức cho biết: “Ngày càng nhiều người đầu thú. Họ đầu thú như những đứa trẻ 9 tuổi. Họ nói rằng họ rất sợ bị bắt và bị giết, vì thế mà họ quyết định thú tội”.

Cảnh sát không thể là tòa án

Ngược lại với nhận định của cảnh sát, các nhóm bảo vệ nhân quyền và nhiều người dân Philippines kịch liệt phản đối việc hành quyết tàn bạo ngay giữa phố.

"Những vụ giết người này và việc chính phủ không điều tra các vụ giết người kiểu này thể hiện sự sợ hãi, bất an và nguy cơ của bạo lực phi pháp," Phelim Kine, Phó giám đốc của tổ chức Theo dõi nhân quyền châu Á nói.

Chủ tịch Ủy ban về Nhân quyền Loretta Ann Rosales cũng khẳng định: "Yêu cầu sĩ quan hành pháp đi bắn chết những kẻ tình nghi không phải là cách làm của một người lãnh đạo".

Người dân Philippines, những người đã bầu cho ông Duterte, cũng hoảng hốt trước những cảnh tượng họ chứng kiến hàng ngày. Một tài xế taxi tên Bobby, người đã bầu cho ông Duterte, nói: “Chúng ta có tòa án là có lý do. Không thể để cảnh sát vừa làm thẩm phán, bồi thẩm đoàn và vừa làm người hành quyết được”.

Một chuyên gia đại học 29 tuổi, Hope Swann, chọn một cách rất đặc biệt để phản đối chiến dịch càn quét “The Punisher” của tổng thống. Theo ABC News, cô đeo một tấm bảng vào cổ khi đi làm với dòng chữ “Chúng ta đều có thể là những kẻ buôn ma túy”.

Swann liên tục đeo tấm bảng này từ ngày 14.7 đến nay và nói rằng cô sẽ không tháo nó ra cho đến khi những người nắm quyền có hành động về các vụ giết người tràn lan.

Một trang Facebook được có tên #CarkboardJustice (tạm dịch “Tấm bảng công bằng”) đã được lập ra để kêu gọi ủng hộ việc đeo bảng phản đối, và kêu gọi học sinh ở các trường đại học tham gia một cuộc biểu tình lớn trong thời gian tới.

Nguồn: Dân Việt

Let's block ads! (Why?)

Tin tặc tấn công chiến dịch tranh cử của Hillary Clinton

(ĐSPL) - Hệ thống mạng máy tính được sử dụng cho chiến dịch vận động tranh cử tổng thống của bà Hillary Clinton đã bị tin tặc tấn công.

Tin tặc đã tấn công hệ thống mạng được sử dụng cho chiến dịch tranh cử của bà Hillary Clinton (Ảnh: Reuters)

Theo tin từ Reuters, đây được cho là một phần trong cuộc tấn công hệ thống mạng máy tính của các tổ chức chính trị thuộc Đảng dân chủ.

Một nguồn tin tiết lộ với Reuters hôm 29/7, vụ tấn công mới nhất này được thực hiện sau khi tin tặc xâm nhập vào mạng của ủy ban toàn quốc đảng Dân chủ (DNC), và ủy ban vận động gây quỹ bầu cử Hạ viện Hoa Kỳ, cũng thuộc đảng này.

Nick Merrill - phát ngôn viên cho chiến dịch tranh cử của bà Clinton nói trong một tuyên bố hôm 29/7 rằng một chương trình phân tích dữ liệu do DNC thực hiện, được sử dụng bởi chiến dịch tranh cử và một số đơn vị khác "bị truy cập như một phần của cuộc tấn công DNC".

Hệ thống máy tính của chiến dịch đang được các chuyên gia an ninh mạng kiểm tra lại. Cho đến nay, vẫn chưa phát hiện bằng chứng cho thấy hệ thống nội bộ của họ bị xâm nhập, Nick Merrill cho biết thêm.

Trong khi đó, một quan chức trong chiến dịch tranh cử cho biết tin tặc đã truy cập vào máy chủ các chương trình phân tích trong khoảng 5 ngày. Chương trình phân tích dữ liệu là một trong nhiều hệ thống được sử dụng trong chiến dịch để phân tích, xử lý số liệu về cử tri, trong đó không bao gồm số an sinh xã hội hay số thẻ tín dụng, quan chức này nói.

Đơn vị an ninh quốc gia thuộc Bộ Tư pháp Mỹ hiện đang điều tra xem các vụ tấn công mạng nhằm vào những tổ chức chính trị của đảng Dân chủ có đe dọa an ninh nước Mỹ hay không.

Trong khi vẫn chưa rõ chính xác tin tặc đã truy cập được vào tài liệu gì, cuộc tấn công vào chiến dịch tranh cử của bà Clinton đã dấy lên hồi chuông báo động cho đảng Dân chủ và cả nước Mỹ khi chỉ còn hơn 3 tháng nữa là đến ngày bầu cử tổng thống của nước này.

AN LÊ (theo Reuters)
Nguồn: Người đưa tin
Xem thêm video tin tức: 

Let's block ads! (Why?)

Mất vợ sắp cưới chỉ vì một lần đi dự sinh nhật cậu bạn thân

Thật sự không có nỗi đau nào lớn hơn bị phản bội, nhất là khi bị phản bội bởi những người mình quá tin tưởng. Giờ đây tôi đang phải nếm trải cảm giác đó, khi mà một bên là vợ sắp cưới, một bên là người bạn thân bao năm qua.

Với những người con gái khác tôi còn chút hoài nghi chứ với vợ sắp cưới của mình, có nằm mơ tôi cũng không nghĩ cô ấy lại là loại người như vậy. Bao năm bên nhau, bản tính cô ấy như thế nào tôi hiểu rất rõ. Cô ấy xinh đẹp nhưng sống rất tình cảm, trọng nghĩa tình. Cô ấy yêu tôi cũng không màng tiền bạc, lợi lộc. So với những người theo đuổi cô ấy thời bấy giờ, tôi là người kém cỏi nhất khi sự nghiệp, kinh tế đều chưa có gì đáng kể cả.

Cô ấy yêu tôi cũng không màng tiền bạc, lợi lộc. So với những người theo đuổi cô ấy thời bấy giờ, tôi là người kém cỏi nhất khi sự nghiệp, kinh tế đều chưa có gì đáng kể cả. (Ảnh minh họa)

Bài liên quan: 

Vậy mà cô ấy vẫn bên tôi, yêu tôi bao năm qua và hai đứa đang chờ đợi một cái kết ngọt ngào vào cuối năm nay. Cô ấy thực sự tốt và thánh thiện, không tính toán thiệt hơn trong tình yêu. Lúc nào cô ấy cũng động viên tôi cố gắng dù tôi chưa lo được cho cô ấy nhiều. Khỏi phải nói, bố mẹ tôi ưng thuận và quý cô con dâu tương lai này như thế nào.

Câu chuyện bắt đầu rẽ sang một chiều hướng khác khi mà người bạn thân của tôi về nước. Tôi và cậu ta chơi thân với nhau nhưng hai đứa khác nhau rất nhiều. Cậu ta điển trai, nhà giàu có, học vấn lại cao. Thêm vào đó lại mới đi tu nghiệp nước ngoài nên hai đứa có sự khác biệt rất lớn. Điểm tôi trọng vọng nhất chính là dù hơn người như thế nhưng không bao giờ cậu ta khinh thường bạn bè. Lúc nào về nước cậu ta cũng tìm chúng tôi vui vẻ, quý mến. Tình bạn ấy tôi vô cùng trân quý.

Lần này cậu ta về hẳn. Hôm đó là sinh nhật cậu ta nhưng tôi lại đang đi công tác xa nhà 2 tháng không về được. Chẳng chút e ngại, tôi điện thoại nhờ vợ sắp cưới tới dự thay mình. Tôi không thể bỏ qua lời mời của người bạn tốt như vậy được nên nếu tôi không thể đi thì cô ấy sẽ đi thay. Tôi chẳng bao giờ nghĩ yêu mình lâu đến thế mà giờ cô ấy lại nhanh chóng đổ gục trước một người khác dù  mới chỉ gặp họ trong ít giờ đồng hồ.

Tôi chẳng bao giờ nghĩ yêu mình lâu đến thế mà giờ cô ấy lại nhanh chóng đổ gục trước một người khác dù  mới chỉ gặp họ trong ít giờ đồng hồ. (Ảnh minh họa)

Ấy vậy mà họ yêu nhau thật. Sau buổi sinh nhật đó, họ còn hẹn hò nhau bên ngoài nhiều lần mà tôi không hay biết. Lúc đó tôi vẫn đang ở chỗ công tác nào có biết gì. Lần nào điện thoại về hỏi thăm tôi cũng rất vui khi gặp bạn, gặp vợ sắp cưới của mình. Ai ngờ, sau lưng tôi, họ đâm tôi một nhát chí mạng. Chỉ có hơn 2 tháng mà họ đã lên giường cùng nhau, cảm thấy không sống thiếu nhau được.

Tôi trở về sau cú điện thoại của bạn gái thổ lộ thật lòng là đã phản bội tôi. Tôi chết lặng khi biết người đó lại chính là bạn thân của mình. Cô ấy nói chưa bao giờ thấy yêu một ai cuồng si đến thế. Cô ấy không biết nhà anh ta giàu thế nào, anh ta học giỏi ra sao nhưng cách mà anh ta tán gái, chinh phục làm cô ấy yêu mê mệt và không giữ nổi mình. Cô ấy xin tôi tha lỗi, nhưng cô ấy không muốn tiếp tục tình yêu với tôi nữa vì quá yêu người kia mất rồi.

Lao về nhà như một kẻ điên, tôi tìm họ để đối chất thì cả hai thừa nhận rất yêu nhau và không thể sống thiếu nhau được. Thật nực cười, mới chỉ có hơn 2 tháng trời mà tôi bỗng dưng bị hất ra như một kẻ thứ ba thừa thãi.

Bây giờ bạn gái tôi tránh mặt tôi và muốn dứt khoát chia tay. Tôi đau khổ vô cùng. Ban đầu tôi đã nghĩ sẽ chẳng cần cô ta, một người phản bội nhưng càng xa tôi lại càng thấy nhớ và không muốn đánh mất. Tôi có nên níu giữ, tìm mọi cách để cô ấy quay về bên mình không? Tình cảm của cô ấy và cậu bạn thân chắc chỉ là say nắng nhất thời thôi, tôi không muốn uổng phí cuộc tình của mình. Nhưng liệu có phải tôi quá ngây thơ khi tin vào một người dễ dàng phản bội mình như thế? Tôi phải làm gì đây?

Let's block ads! (Why?)